Theo bài viết được đăng trên trang điện tử Bloomberg News với tựa
đề "Tổng thống Mỹ-Donald Trump Sẽ Khai Tử Hàng Ngàn Doanh Nghiệp
Trung Quốc"... Thật vậy, nhiều công ty và hảng xưởng của Trung Quốc (tại Đại
Lục) đang phải đối mặt với tình trạng đóng cửa hoặc tìm cách bán
tháo nếu như chính sách áp thuế của Tổng thống Donald Trump thực sự
tăng nhắm vào hàng hóa nhập cảng từ quốc gia đông dân nhất thế giới
này. Đó là chỉ nói tăng thuế khoảng 10% (tax increase) hàng nhập
khẩu thôi cũng đủ "làm đám tang" cho vô số công xưởng của Trung
quốc chứ không dám nghĩ đến tăng 45% thuế như ông Trump đã từng
tuyên bố.
Điển hình nhất là công xưởng chế biến thủy tinh của Eric Li, một
doanh nhân tại phía đông nam Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy
cơ phá sản dù các sản phẩm bóng đèn của công ty này đang có mặt
rộng rãi trên kệ hàng của các siêu thị khắp trên cả nước. Không
riêng gì chờ chính sách của tổng thống Hoa Kỳ tăng thuế, tại nội
địa đại lục việc gia tăng chi phí nhân công cũng như các quy định
về thuế ngày càng khốc liệt hơn từ phía chính quyền cũng làm
"ná thở" cho công xưởng, hà huống chi phần lớn hàng sản xuất
của doanh nghiệp này qua Hoa kỳ, nay lại bị áp thuế chính sách mới
của tân tổng thống Mỹ, thì chuyện "khai tử" chỉ còn là thời
gian....
Công xướng có tổng cống bốn lò chế biến thủy tinh mang tên Huizhou
Baizhan Glass Ltd của Eric Li đã buộc phải ngưng hoạt động hết ba
lò rồi, trong khi số công nhân làm việc tại các bộ phận sản xuất ra
những chiếc bóng đèn và bình hoa xuất khẩu sang thị trường Mỹ của
doanh nhân này đã giảm xuống con số chống mặt, từ 1000 công nhân
nay chỉ còn khoảng 150 người.. Lợi nhuận của nhà máy đã sụt giảm
như chiếc xe truck chở đầy hàng lao nhanh xuống dốc mà bộ phận
thắng đã đứt. Và Eric Li cho biết số phận của nhà máy thủy
tinh do cha của ông đến từ Đài Loan thành lập vào năm 1991 coi
như đang chuẩn bị nhan đèn làm đám tang. "Nếu chương trình tăng thuế của Hoa Kỳ chỉ cần tăng thêm từ 10-20%
thì doanh nghiệp của chúng tôi coi như chấm dứt. Chúng
tôi không còn khả năng chịu thêm bất kỳ chi phí nào khác", giám đốc Eric Li chia sẻ...
Chính quyền Trung quốc chưa có giải pháp nào để cứu nguy cho những
doanh nghiệp với nguy cơ phá sản, nhất là những doanh nghiệp
sản xuất quy mô trung bình và nhỏ ở tại Đại Lục. Hầu hết các chủ
công ty hiện đang cân nhắc việc đóng cửa hoặc rao bán nhà xưởng nếu
như Donald Trump thực sự tăng mức áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc
thậm chí chỉ cần 10-20% thôi cũng đủ "chôn sống" các doanh nghiệp
này rồi. Dù những doanh nghiệp sản xuất quần áo, đồ chơi và hàng
gia dụng này của Trung Quốc hàng năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ
lượng hàng hóa trị giá lên tới khoảng gần 500 tỉ Mỹ
kim mỗi năm, nhưng không đồng nghĩa với việc họ có đủ khả năng
tài chính để cầm cự và vượt qua giai đoạn khó khăn về những đe dọa
nâng thuế của chính sách tăng thuế của tổng thống Donald Trump.
Hiện tai có hai chọn lựa (nếu bị tăng thuế xuất khẩu sang Hoa Kỳ),
thứ nhất họ sẽ phải tìm cách đóng cửa công ty. Thứ hai, họ phải
chuyển nhà xưởng sang các nước Đông Nam Á nơi không thuộc diện bị
áp thuế của Mỹ.
Cũng nên nhắc lại, từ lúc bắt đầu cuộc tranh cử cho đên khi đã đắc
cử, Tổng thống Donald Trump đã luôn lên án và cáo buộc Trung
Quốc về những hành vi mà ông gọi là "thương mại không công bằng", và "thao túng tỷ giá tiền tệ". Tân bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross đã tuyên bố"Hoa kỳ đang nghiên cứu các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc
một khi đã chuẩn bị sẵn sàng".
Dĩ nhiên lãnh đạo của Trung quốc sẽ không ngồi yên cho Hoa Kỳ trừng
phạt, và nếu chính sách tăng thuế của tổng thống Donald Trump được
thực hiện lên đến 45%, thì Trung Quốc sẽ biện pháp trả đũa trong đó
có việc tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ như máy bay Boeing,
iPhone và các mặt hàng nông sản. Ngoài ra, các công ty Mỹ hoạt động
ở Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra về thuế và
chống độc quyền. Ông Eddy Li, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất
Trung Quốc tại Hồng Kông, cho biết: "Có quá nhiều nguy cơ và hệ quả nếu như một cuộc chiến thương mại
nổ ra giữa hai nền kinh tế. Mặc dù chúng tôi vẫn đang đề phòng cho
trường hợp xấu nhất xảy ra. Vẫn mong có phép nhiệm mầu làm giảm sự
căng thẳng giữa chiến trường tăng thuế của hai cường quốc kinh tế
này".
Theo nhà bình luận kinh tếthế giới, tiến sĩ Pen Jackson, ông đánh
giá "bất cứ một mức áp thuế nào của tổng thống Donald Trump với hàng
hóa Trung Quốc cũng khó có thể làm khó được các công ty của Trung
Quốc có trị giá hàng tỷ Mỹ kim, đặc biệt là các công ty đang có
quan hệ làm ăn quy mô lớn với các tập đoàn Mỹ như Hon Hai Precision
Industry và Yue Yuen Industrial Holdings, khi hai công ty này đang
lắp ráp các sản phẩm iPhone và Nike". Ông nói thêm "Tuy nhiên nó có
thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty cở trung bình và nhỏ
của Trung Quốc vốn cũng đang phải vật lộn với các vấn đề như tăng
lương, đóng bảo hiểm xã hội và phí môi trường đang ngày càng tăng".
Chính các công ty tư nhân theo quy mô trung bình và nhỏ đã chiếm
tới gần 50% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng
đầu năm 2017. Steve Maurer, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn
Alix Partners có trụ sở ở Thượng Hải, cho biết trong suốt một thập
kỷ qua chi phí sản xuất ở Trung Quốc đã tăng gần 90% so với ở Mỹ.
Kết quả là hàng hóa của Trung Quốc đang ngày càng đắt hơn, mà chất
lượng thì kém hơn. Chi phí sản xuất trong tháng 2/2017 đã tăng 7,8%
và là tốc độ nhanh nhất kể từ gần 10 năm nay.
Hiện tại, khá nhiều công xưởng của người Trung Quốc tại Đại Lục
ngày càng nhiều đang chuyển nhà xưởng ra nước ngoài. Tập đoàn sản
xuất đồ chơi Lung Cheong đã chuyển gần như tất cả dây chuyền sản
xuất sang Indonesia để giảm chi phí, trên 70% doanh thu của tập
đoàn này đến từ thị trường Hoa Kỳ. Chủ tịch tập đoàn này cho
biết: "Ngay cả khi Mỹ chỉ tăng mức áp thuế thêm 10% cũng đủ để các công
ty Trung Quốc phải vật lộn với khó khăn. Ngược lại, nêu không
chuyển công xưởng ra khỏi Trung Quốc, thì họ chỉ có thể phá sản, và
tìm cách bán nhà máy và nghĩ đến việc nghỉ hưu là vừa...". Eric Li, giám đốc nhà máy sản xuất thủy tinh cho biết: "trong những năm gần đây, mức lương đã tăng hơn gấp 3 lần và
đạt khoảng 9 ngàn nhân dân tệ (khoảng 1.014 USD) trong khi lợi
nhuận thu được trên mỗi sản phẩm đã giảm mạnh khoảng 10% so với
những năm gần đây. Đó là điều chúng tôi đang hết sức quan tâm,
nhưng vẫn chưa có cách khắc phục".
Chủ tịch Bosco Chang của công ty Jia Yang Industrial chuyên sản
xuất các sản phẩm nhựa, cho biết "chúng tôi đang bắt đầu đóng cửa từng phần nhà xưởng.. Lương tại
công Jia Yang đã tăng lên mức 8.5 nhân dân tệ một giờ từ mức 3.3
nhân dân tệ cách vài năm trước đây, và số lượng lao động chỉ còn 80
người so với lúc trước là 500 công nhân".
Nói chung, những công xưởng có quy mô trung bình hay nhỏ như của
Eric Li hay Bosco Chang hầu hết lợi nhuận đến từ xuất cảng hàng hóa
sang Hoa Kỳ và doanh thu từ 10-20 triệu nhân dân tệ mỗi năm. Nhưng
với chính sách áp thuế gắt gao của chính quyền Mỹ hiện tại và trong
tương lai gần, thì chắc chắn các công xưởng ở Trung Quốc đang đối
mặt tình trạng ảm đạm, chưa thấy một ánh sáng nào có thể rọi soi.
Kết luận, tống thống Donald Trump chính là thủ phạm trực tiếp "kết
liễu" hàng ngàn công xưởng và doanh nghiệp của Trung Quốc, hay nói
đúng hơn tổng thống Trump là khắc tinh của trò chơi Trao Đổi Mậu
Dịch thiếu công bằng...
Có lẽ, thời hoàn kim của Đại Hán đã tận !!!
| PHAN NGUYÊN LUÂN |
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen