Đại-Dương
Khoảng 150 triệu người chết vì tin vào Chủ nghĩa Cộng sản sẽ xây
dựng một chế độ “không có người bóc lột người”, “làm tuỳ sức hưởng
tuỳ cầu”, “quyền lực thuộc về tay nhân dân”, “mình vì mọi người,
mọi người vì mình”; có khả năng “đào mồ chôn Chủ nghĩa Tư bản”.
Đệ tam Quốc tế, Hiệp ước Warsaw, Liên Xô đã tan rã nên Chủ nghĩa Tư
bản cùng nền chính trị dân chủ và kinh tế thị trường tự do chiến
thắng không tiếng súng.
Nhưng, vẫn còn 4 Đảng Cộng sản cuồng tín và ngoan cố nhất tiếp tục
lội dòng nước ngược như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên
để biến con người thành vật thí nghiệm cho chủ thuyết đã lỗi thời
và thất bại.
Vào năm 1979, Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình áp dụng lý thuyết “mèo trắng
mèo đen miễn bắt được chuột, ẩn mình chờ thời” đã chấp nhận mở cửa
với thế giới bên ngoài, nhưng, cương quyết ngăn chặn luồng gió dân
chủ tự do kiểu Tây Phương.
Dư luận Tây Phương tin vào lý thuyết “phát triển kinh tế sẽ kéo
theo thay đổi chính trị” nên mọi thành phần chính trị, ngoại giao,
văn hoá, kinh tế, quân sự đều góp phần nâng đỡ Trung Quốc.
Thị trường 1.3 tỉ người tiêu thụ ở Hoa Lục như một thỏi nam châm
hút giới doanh nhân từ Tây Phương cũng như Châu Á lao vào như những
con thiêu thân. Viện trợ rót vào, chuyển giao kỹ thuật, du di các
hạn chế về tài sản trí tuệ và bảo vệ môi trường đã giúp Nhà cầm
quyền Bắc Kinh giải quyết được vấn nạn thất nghiệp kinh niên để trở
thành “công xưởng thế giới”. Chính Phương Tây và Châu Á đã khuyến
khích Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế.
Các tập đoàn đa quốc sản xuất hàng hoá giả rẻ tại Hoa Lục nhờ nhờ
vào lực lượng lao động đông đúc và lương thấp nên thành giàu có
nhanh chóng. Vì thế, Trung Quốc từ nghèo đói trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai trên thế giới khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều gánh chịu hậu quả do Trung
Quốc gây ra. Thất nghiệp gia tăng do hãng xưởng dời sang Hoa Lục.
Nợ công tăng vụt vì thương mại bất-bình-đẳng với Trung Quốc. Hàng
giả, hàng nhái, hàng độc hại từ Hoa Lục tràn ngập thị trường giết
chết các doanh nghiệp biết tuân theo luật pháp quốc tế và tôn trọng
giới tiêu thụ. Ngân sách Nhà nước bội chi vì nạn thất nghiệp tăng
vọt, chi phí y tế nhiều hơn do các căn bệnh xuất phát từ thực phẩm,
hàng hoá độc hại.
Tập Cận Bình chấm dứt Lý thuyết “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu
Bình, thực thi “Giấc Mộng Trung Hoa” sau khi thâu tóm toàn bộ quyền
lực: Đảng, Nhà nước, Quân uỷ từ năm 2012.
Trong Diễn văn dài gần 3 giờ rưởi đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc lần thứ 19 trước 2,280 đại biểu thay mặt cho 80 triệu
đảng viên nhóm họp ở Bắc Kinh hôm 17-10-2017, Tập Cận Bình trình
bày tham vọng của Trung Quốc tương lai.
Các mục tiêu do Tập Cận Bình nêu ra gồm có: Trở thành Siêu Cường;
Giải quyết các tranh chấp ở trong nước và quốc tế; Quan tâm tới bảo
vệ môi trường; Thị trường thân hữu và thầm lặng; Cải tổ kinh tế,
quân sự, chính quyền.
Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường thống trị vào năm 2049 nhân kỷ
niệm 100 năm thành lập Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc nên
tiếp tục hiện-đại-hoá quân sự, tìm mọi cách kiểm soát nền kinh tế
thế giới nhằm phục vụ cho lợi ích Trung Quốc.
Quyết tiêu diệt các thành phần chống đối ở trong nước nên Tư tưởng
Tập Cận Bình được đưa vào Cương lĩnh của Đảng Cộng sản để đời đời ở
vào vị thế tối cao như Mao Trạch Đông. Tập sẽ giải quyết các vấn đề
quốc tế nhằm đem lại nhiều lợi ích nhất cho Trung Quốc kể cả cưỡng
đoạt lãnh thổ hoặc quyền chủ quyền của các quốc gia khác.
Tập tuyên bố mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài với điều
kiện phải liên doanh và chuyển nhượng kỹ thuật cũng như kỷ năng
quản trị như kiểu cưỡng đoạt tài sản trí tuệ một cách hợp pháp.
Trung Quốc đang trở thành nhà sản xuất ô tô điện số một trên thế
giới, nhưng, vẫn duy trì quyền sử dụng than đá cho tới năm 2030 như
quy định trong Thoả ước Khí hậu Paris dù nước này dẫn đầu về khí
thãi toàn cầu.
Trung Quốc không cần thực hiện nền kinh tế thị trường tự do như cam
kết khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà áp dụng
nền thị trường thân hữu và thầm lặng sẽ tạo ra nền “kinh tế bồ bịch
và không-minh-bạch” để dễ bề mua chuộc, gây áp lực với các đối tác
thương mại toàn cầu.
Bắc Kinh đã tung hơn 1,000 tỉ USD để thực hiện việc “sáp nhập và
thâu tóm” (M&A) ở nước ngoài nhằm hai mục đích: chuyển nợ của
công ty Trung Quốc ra nước ngoài và tiếp thu kỹ thuật và phương
pháp quản trị hiện đại.
Chủ trương cải tổ kinh tế, quân sự, chính quyền Trung Quốc theo mô
hình quân phiệt để Đảng Cộng sản toàn quyền quyết định dưới sự lãnh
đạo độc nhất của Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội 19 “Tiến bộ nhanh chóng của
Trung Quốc nhờ Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc là một chọn
lựa mới cho các nước”. Như thế, Bắc Kinh sẽ lập một “Khối Chủ nghĩa
Xã hội mang màu sắc Trung Quốc” toàn cầu.
Một số nguyên thủ quốc gia ở Đông Nam Á rất tương đắc với ý tưởng
độc tài tài, độc đoán kiểu Tập Cận Bình nên sẽ dễ dàng theo chân
Trung Quốc.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã áp dụng khuôn mẫu Trung Quốc.
Tổng thống Rodrigo Duterte của Phi Luật Tân, Thủ tướng Prayut
Chan-o-cha của Thái Lan, Thủ tướng Najib Razak đang thể hiện tinh
thần độc đoán.
Hồi tháng 4-2017, Tờ New York Times khuyên Trung Quốc nên cải cách
kinh tế thực sự thay vì làm nửa vời mà trong số báo ngày 18 tháng 4
lại thất vọng: Tập cam kết “cải cách và mở cửa”, bị một số người ở
Bắc Kinh chế riễu “cải cách và đóng cửa”.
Liệu dư luận quốc tế có hiểu bản chất thực sự của Trung Quốc mà tìm
cách đối phó trước khi quá muộn hay không?
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Xi Jinping speech: five things you need to know (Guardian)
3 Major Takeaways from Xi Jinping’s Speech at the 19th Party
Congress (Diplomat)
Xi’s grip on economy puts China on path to beat GDP target (Nikkei)
China ascendant, US floundering (Keith B. Richburg)
China hails era of ‘great rejuvenation’ at party congress (Asia
Times)
What We Learned on Day Two of China's Communist Party Congress
(Bloomberg)
Environment, Security, Power: What China’s Changing Vocabulary
Reveals About its Future (NYT)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen