RÚT RA NHỮNG BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỔ
Geneva, 26.11.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebooks : (1) Phuc Lien Nguyen & (2) Tudan Tudodanchu
Vào thập niên 90 (1990), sống tại Au châu giữa những cuộc NỔI DẬY
của quần chúng, chúng tôi đã ghi lại Thông Tin từ các Đài Truyền Hình về việc sụp
đổ của Đế quốc Cộng sản Liên Xô và những nước Đông Au. Tổng cộng
gồm 22 cuốn phim video, mỗi cuốn dài 3 tiếng đồng hồ. Chúng tôi còn
nhớ rằng cuốn phim về sụp đổ của Roumanie và cái chết của Ceausescu
được tôi ghi thêm cắt nghĩa bằng tiếng Việt và được chuyển về cho
một Đại học ở Việt Nam. Nếu cách đây 25 năm, tôi chỉ nhìn hình ảnh
những biến cố xẩy ra mà không có những tìm hiểu vào chiều sâu hơn,
thì ngày nay qua những tóm tắt, bình luận của các Đài Truyền Hình
và qua chính những trả lời của GORBATCHEV, tôi có dịp suy nghĩ về
những bài học có thể rút ra từ những biến cố của việc sụp đổ cả một
chế độ Cộng sản. Tôi muốn ghi lại những bài học ấy mong giúp ích
cho cuộc đấu tranh hiện nay tại Quê Hương Việt Nam.
Chúng xin đề cập những khía cạnh sau đây:
=> Kinh tế Tập quyền Chỉ huy
đưa Xã hội đến nghèo đói
=> Nguyên nhân chính của tan
rã Chính trị là từ sụp đổ Kinh tế
=> Những bài học rút ra từ
việc tan rã Liên xô và Đông Au
Kinh tế Tập quyền Chỉ huy
đưa Xã hội đến nghèo đói
Qua những bài trình bầy về Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, chúng ta đã
nhận thấy những yếu kém của nền Khinh tế này. Chúng tôi viết tóm
tắt lại những yếu kém đó:
Về phía Sản xuất
Lượng Sản xuất từ một Xí nghiệp nói riêng hay từ một Quốc gia nói
chung tùy thuộc vào ba yếu tố Sản xuất chính là (i) Sử dụng Vốn;
(ii) Sử dụng Nhân lực; (iii) Mức độ hội nhập Kỹ thuật. Đối với việc
sử dụng Vốn, người ta nhận thấy rõ rệt việc không tần tiện, thậm
chí ngay cả việc cắt xén Vốn chung làm của riêng khi số Vốn ấy đến
từ Công hữu. Chúng ta thường nói “Tiêu tiền chùa” hay “Cha chung
không ai khóc”, nghĩa là việc sử dụng Vốn công chắc chắn có những
phung phí hơn là việc sử dụng Vốn riêng của mình. Đối với phía Nhân
lực như yếu tố Sản xuất, người ta thấy rõ việc thiếu yếu tố Kích
thích (Stimulus) cho cố gắng làm việc. Việc thiếu cố gắng này đến
từ phía không được sở hữu những kết quả của sự cố gắng làm việc cá
nhân. Sự cố gắng làm việc luôn luôn tùy thuộc vào mức độ thưởng
công cá nhân cho những kết quả của công việc làm. Nhân lực khác với
Vốn ở chỗ có khả năng sáng kiến phát triển. Ở một chế
độ mà Nhân lực bị coi như phương tiện sử dụng như liềm, búa, máy
móc… và không được thưởng công cá nhân, thì Nhân lực ấy khó lòng cố
gắng đưa ra những sáng kiến riêng từ đầu óc thông minh của mình.
Trong suốt những năm dài của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, người
ta cũng nhận thấy rằng mức độ áp dụng những Kỹ thuật mới vào chu
trình Sản xuất Kinh tế rất yếu kém.
Về phía Tiêu thụ.
Trong nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy thời Cộng sản Liên xô, Thương
mại bị coi như ăn bám vào Sản xuất, nên đã bị hủy bỏ. Thay vào đó,
Nhà nước tổ chức phân phối Tiêu thụ qua các Hợp Tác Xã tiêu thụ.
Đây là biện pháp kiểm soát chủ trương “Tiêu thụ theo nhu cầu”.
Những kết quả Kinh tế thu được trở thành Công hữu cho mọi người.
Nhà nước phân phối của chung cho tiêu thụ cá nhân theo nhu cầu.
Chính phương diện này ảnh hưởng chính yếu lên cố gắng làm việc ở
phương diện Sản xuất vừa trình bầy trên
đây.
Về những Kế hoạch Kinh tế.
Việc điều hành Cung--Cầu trong nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy tùy
thuộc vào những Kế hoạc Ngũ niên do Nhà nước Tập quyền Chỉ huy
hoạch định. Sánh với Thị trường Tự do, yếu tố chính điều chỉnh
Cung--Cầu của nền Kinh tế Tự do Thị trường, thì những Kế hoạch Ngũ
niên yếu kém hẳn về độ chính xác khiến nền Kinh tế Tập quyền Chỉ
huy có những phí phạm, thất thoát, nghĩa là hiệu quả Kinh tế chung
bị giảm đi.
Nguyên nhân chính của tan rã Chính trị
là từ sụp đổ Kinh tế
Trong nhiều chục năm nay, những Phong trào đấu tranh như tập trung
vào các vấn đề Tự do Tôn giáo, Tự do Dân chủ hay Nhân quyền trừu
tượng. Những vấn đề này dễ thuộc vào phạm vi trừu tượng xa vời với đại đa số quần chúng. Với Chế độ độc tài cá nhân hay nhóm đảng,
những phạm trù trừu tượng thuộc các vấn đề vừa nêu ra không đủ sức
kêu gọi đại đa số quần chúng đứng lên để đạp đổ Độc tài. Chỉ có
việc NỔI DẬY của đại đa số quần chúng mới có khả năng đạp đổ các
Chế độ độc tài. Yếu tố quyết định để đại đa số quần chúng NỔI DẬY,
đó là cái quyền Dạ Dầy, nghĩa là tình trạng đói nghèo của quần
chúng. Chúng ta có thể khẳng định rằng hầu hết những cuộc đại Cách
Mạng đều có nguyên do là hoàn cảnh đói nghèo của quần chúng. Cuộc
đại Cách Mạng Pháp 1789 bùng dậy do tiếng thanh la và tiếp theo là
tiếng kêu đói của một thiếu nữ 16 tuổi. Cuộc Cách Mạng 1917 tại Nga
được gọi là cuộc Cách Mạng Vô sản, nghĩa là dân nghèo. Những cuộc
nổi dậy tại Bắc Phi cũng từ quần chúng chi có 1 đo la sống mỗi ngày. Như vậy, tình trạng phá sản Kinh tế Tập quyền Chỉ huy dẩn
đến việc quần chúng NỔI DẬY làm Cách Mạng.
Tình trạng Kinh tế tồi tệ đưa đến Tha hóa Xã hội tại Nga vào những
năm 1985 khi GORBATCHEV lên nắm quyền đã đến lúc chín mùi, là một
định mệnh cho sụp đổ của Chế độ Cộng sản. Tuyên bố GLASNOST và
PERESTROIKA của GORBATCHEV như cải cách mong níu lại hình thức một
chế độ đã đưa đến hậu quả Kinh tế tồi tệ và Xã hội tha hóa cực điểm
cũng không thể tránh được sụp đổ đến như một định mệnh. Nga không
còn đủ sức can thiệp vào những nổi dậy của các nước Đông Au nữa và
đây là chìa khóa cho sụp đổ Bức tường Bá Linh cũng như các nước
Đông Au chỉ trong vòng hơn một năm.
Đây là lý do KINH TẾ mà chúng tôi đã trình bầy trong suốt những Bài trước Bài này : Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của môi trường
Chính trị--Luật pháp độc tài độc đảng toàn trị đưa đến đói
nghèo.
Việc sụp đổ Cộng sản là một ĐỊNH MỆNH, nghĩa là đây không phải là ý
chí cải cách của chính cá nhân GORBATCHEV. Nó là Định Mệnh phải xẩy
ra, cho dù chính Gorbatchev muốn cản cũng không được.
Những bài học rút ra
từ việc tan rã Liên xô và Đông Au
Bài viết hôm nay được coi như Bài dẫn nhập cho những Bài viết tiếp
theo về cuộc tan rã của thể chế Cộng sản Liên xô và các nước Đông
Au. Những bài tiếp theo này được coi như những Bài Học mà chúng tôi
rút ra làm nền tảng cho những Nhận Định về các Mô hình Kinh tế định
hướng XHCN của Trung quốc và Việt Nam.
Những Bài học chính yếu được nhấn mạnh là những Bài học sau đây:
=> Bài học Kinh tế: Từ quyền Dạ Dầy đến đạp đổ Chế độ Chính trị
=> Bài học Tôn giáo: Lòng Tin Tôn giáo cho NỔI DẬY trong hy vọng
=> Bài học Tự hủy: Định mệnh tự hủy diệt Tư bản đỏ
Geneva, 26.11.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebooks : (1) Phuc Lien Nguyen & (2) TU-DAN (TUdoDANchu)
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của
tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html
__._,_.___
Posted by: NGUYEN PHUC LIEN <drlienwimimpact@yahoo.com
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen