Samstag, 14. Oktober 2017

Sự thật của 2 cuộc cách mạng mùa Thu

Mùa Thu 1917 ở Nga và mùa Thu 1945 ở Hà nội

Nguyễn thị Cỏ May
 
Mùa Thu năm nay, 2017, chánh quyền Nga không tổ chức kỷ nìệm 100 năm Cách mạng cướp chánh quyền . Suốt hơn bảy mươi năm trước đây, đảng cộng sản và Nhà nước Sô-viết đã linh đình kỷ niệm ngày cách mạng bô-sơ-vích, với cờ đỏ búa liềm rộp trời, binh lính, thợ thuyền diển hành, dân chúng túa ra đường đứng vổ tay . Trái lại, cũng năm nay, Hà nội tổ chức tưng bừng kỷ niệm 2/9 với những nghi lễ truyền thống và nhiều sanh hoạt vui chơi, người đi làm được nghỉ .
Nhưng sự thật của 2 cuộc Cách mạng Tháng 10 ở Nga và Tháng 8 ở Hà nội như thế nào, ngày nay dân chúng của hai nước vẫn chưa được bìết rỏ ràng . Riêng cách mạng cướp chánh quyền ở Hà nội hảy còn rất ít báo chí, sách vở, cả phía không cộng sản viết lại, phơi bày sự thật đúng mức, tức đúng sự thật ..
Cách mạng tháng Mười Nga
 Khi nghe " Tháng Mười", nhiều người ngày nay vẫn còn liên tưởng tới cách mạng Tháng Mười ở Nga, Lénine cướp chánh quyền và lập ra "chế độ nhơn dân vô sản". Họ còn nuôi dưởng trong ký ức hình ảnh Lénine đứng vươn mình tới trước, mắt nhìn thẳng vào bảng đồ thành phố Saint-Petersbourg, đảng viên bôn-sơ-vích với tà áo blouson da bọc gió buốt và máu quần chúng vô sản nhuộm đỏ đất .
Cách mạng ! Nhà làm phim Eisenstein đã dựng lên những cảnh phim để tuyên truyền cho ngày lịch sử « Cách mạng tháng Mười », với một ngân sách kết sù và 11 000 ngưòi góp mặt . Người ta vẫn lầm tưởng phim mô tả sự thật lịch sử !
Xem phim xong hảy quên đi hình ảnh của phim . Sự thật là không hề có « Cách mạng ngày 25 tháng Mười ! » .
Nhiệt tình cách mạng của dân chúng Nga đã bắt đầu trào dâng từ cả năm nay, kéo dài liên tục trong suốt năm, trên khắp đất nước Nga, dưới nhiều hình thức khác nhau : đình công, hội họp, những ủy ban tranh đấu, những nhóm thảo luận thời sự, những soviets, sinh viên, công tử vườn, …
Sự thật, đó là Cách mạng tháng Hai ! Cách mạng 1917 của Nga . Nó hoàn toàn không liên hệ gì với cái gọi là « cách mạng tháng Mười » . Vì cách mạng « tháng Mười» chỉ là một vụ của đám bôn-sơ-vích nhảy vào cướp chánh quyền « dân chủ » vừa thành lập . Sáng ngày 23 tháng Hai, hằng ngàn nữ sinh viên, nữ nông dân, nữ công nhơn ngành dệt, đình công, diển hành chào mừng ngày phụ nữ, đòi hỏi bánh mì . Dân chúng thiếu ăn vì ảnh hưởng chiến tranh, bột làm bánh cung cấp không đủ, giá bánh mì tăng vọt hằng tuần .
Nhà vua Nicolas II cai trị dở, không giải quyết được nạn đói từ năm 1891 nên một cuộc cách mạng đã muốn nổi dậy năm 1905 và đưa đến thành lập một Quốc dân đại biểu (Douma) . Năm 1914, nhà vua hi vọng tuyên chiến với Đức và tinh thấn dân tộc vừa được ông giựt dậy sẽ giúp ông nắm lại đế quốc vững vàng . Nhưng tình hình đã không phải như ý nghĩ đơn giản . Nhà vua bị lên án thất trận gây ra hậu quả khan hiếm lương thực, lạm phát, bạo loạn nổi lên, …Ông bị nghi ngờ làm tay sai cho địch do ông là anh em họ với nhà vua Đức, hoàng hậu Alexandre cũng là người Đức . Sáng ngày 23 thháng Hai 1917 và cả những ngày tiếp theo, hằng chục ngàn thợ thuyền đình công, sinh viên đứng vào bìểu tình, cùng hô khẫu hiệu «Đả đảo Nga hoàng ! Đả đảo chiến tranh !» .
Qua ngày hôm sau, đình công gia tắng áp lực, người tham dự đông hơn . Cờ đỏ giương cao . Những toán kỵ binh tới nhưng lại ủng hộ phe biểu tình . Vị cảnh sát trưởng bị giết . Những pho tượng bị quần chúng tháo gở, đồn bớt bị tấn công . Riêng đồn Saint-Petersbourg với 150 000 người đều ngã theo quần chúng nổi dậy .
Các đảng cánh tả như bôn-sơ-vích, men-sơ-vích, xã hội cách mạng đều không thấy xuất hiện . Năm 1922, nhà văn Nga Serguëi Mstislavski, đảng viên đảng xã hội cách mạng, hồi tưởng lại, viết « Cách mạng đã làm chúng tôi kinh ngạc …(mọi người chúng tôi) đang say ngủ như những nàng trinh nữ đìên trong Phúc âm » . Trong lúc đó, Léon Trotski đang ở New York, Lénine ở Zurich (Thụy sĩ) . Ngày 25 tháng Hai, Alexandre Chliapnikov, lãnh tụ bôn-sơ-vích của Saint-Petersbourg, tỏ thái độ miệt thị « Cách mạng gì đó cà? ».
Quần chúng biểu tình tổ chức lại hàng ngủ, với sự giúp đở của quân đội, đoạt lấy sự kiểm soát thủ đô khỏi tay của nhà vua . Trong Quốc hội, cánh tả chống lại nhà vua, ngày 27 thánh Hai, tổ chức một Ủy ban lâm thời để kiểm soát tình hình .
Qua ngày 2 tháng ba, các tướng lãnh thuyết phục Nga hoàng đầu hàng, cách duy nhứt để tái lập trật tự và tránh cho quân đội thất bại . Trong vòng mươi ngày, đế chế ba trăm năm của dòng Romanos kết thúc .
Khi chiếm lấy lâu đài Mùa đông, nơi đặt trụ sở của chánh phủ lâm thời, thì tàu chiến Aurore đang bỏ neo trên sông Neva,binh lính đã rả ngũ, chỉ bắn một phát đạn giả, súng cối bảo vệ pháo đài Pierre-et-Paul thì đã từ lâu không sử dụng được vì bị rỉ xét .
Sự thiệt hại chỉ có đầu tường bị xức một mảng, cửa sổ lầu 3 bị bể, một ít người thiệt mạng . Sử gia người Anh, ông Orlando Figes viết « Ít có biến cố lịch sử nào bị huyền thoại bóp méo sâu xa bằng lịch sử cách mạng tháng Mười Nga » .
Tình hình này là cơ hội bằng vàng cho Lénine . Ông trở về qua ngã Finlande, bắt đầu ngay cướp lấy chánh quyền . Qua ngày 25 tháng 10, phần đông đảng men-sơ-vích và đảng xã hội cách mạng, không muốn hợp tác với Lénine cướp chánh quyền, rút lui khỏi Hội đồng sô-viết . Thế là Lénine đứng lên tuyên bố phân chia đất đai, thương thuyết với Đức, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, dẹp bỏ tự do báo chí .
Tháng 11, bầu Quốc hội lập hiến, một cách tự do, như đã hứa hồi thánh 2 nhưng Lénine đã muốn vận dựng quốc hội thành cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc cướp chánh quyền . Nhưng chẳng may kêt qua đã không làm Lénine hài lòng vì trong 703 ghế, cánh bôn-sơ-vích (phe đa số) chỉ cớ 175 ghế . Ngày 5 tháng 1, Quốc hội mới họp lần đầu tiên, qua hôm sau, bị giải tán tức tưởi . Hai phe xã hội cách mạng (370 ghế) và phe men-sơ-vích (thiểu số) bị vứt ngay vào thùng rác lịch sử (Trostki nói) . Và nội chiến bắt đầu, làm tiêu hao không dưới 10 trìệu sinh mạng Nga (Theo sử gia chuyên về Nga, bà Catherine Merridale và nhà báo Pascal Riché, Obs, 12/216) .

Cách mạng mùa Thu Hà nội

 
Một bất hạnh là nhiều người cho tới ngày nay chỉ biết hay nhớ chỉ có ngày 2/9/45 là ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sanh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mà quên bẳng đi Hoàng Đế Bảo Đại, trước đó, ngày 11/08/1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt nam, đã đọc bản Tuyên ngôn, chánh thức xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, xác nhận Việt nam là một nước thật sự độc lập :

« …Ngày hôm sau, 12 tháng 3 năm 1945, tôi (tức Bảo Đại) cho mời viên Đại sứ Yokoyama và trao cho ông ta bản tuyên ngôn độc lập này :
“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung… » .
Qua ngày 17/04/1945, vua Bảo Đại mời Cụ Trần Trọng Kim lập chánh phủ Việt nam độc lập đầu tiên .
Lúc bấy giờ, có nhiều người hợp tác với Hồ Chí Minh đề nghi ông hảy hợp tác với vua Bảo Đại cùng xây dựng nước Việt nam độc lập nhưng ông Hồ Chí Minh từ chối « Thà phải chống Tây thêm mươi năm nữa mà có độc lập, độc lập đó mới  của ta . Độc lập bây giờ là độc lập của họ, không phải của ta » .
Ngày 17/ 08 là cuộc mết-tinh của công chức ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim . Bổng xuất hiện vài tên cán bộ Việt minh cầm cờ đỏ sao vàng chen vào hàng ngũ biểu tình, hô khẫu hiệu « Việt nam độc lập » . Điểm thêm vài phát súng lục như để thị uy . Thế là cuộc biểu tình của công chức bổng chút biến thành cuộc biểu tình như của Việt minh tổ chức .
Qua ngày 19/08, Việt minh mới tổ chức biểu tình ủng hộ Việt minh . Mọi người, nhứt là giới trẻ, lúc bấy giờ hể thấy có biểu tình là nhảy vào tham dự, không cần biết phân biệc phe nào . Hơn nữa biểu tình hô hào Việt nam độc lập thì có gì ngần ngại .
Cụ Trần Trọng Kim có mời Việt minh tham gia chánh phủ nhưng họ từ chối viện lý do chánh phủ của Cụ  là bù nhìn của Nhựt . Họ chỉ muốn làm « cách mạng cướp chánh quyền » vì biết lúc đó Tây đã bị Nhựt đảo chánh, Nhựt thì đầu hàng, Đồng minh chưa tới . Có cướp chánh quyền, chắc chắn sẽ không bị chống đối . Cụ Tô Hải chế diểu « Việt nam như một bàn tiệc được dọn sẳn . Việt minh không được mời nhưng xông vào, cầm ly lên mời khách như minh là chủ nhà ! Thế mới biện chứng !
Về phía chánh phủ Việt nam, người Nhựt có đề nghị với Cụ Kim sẽ chuyển giao võ khí cho Cụ và giúp Việt nam tổ chức quân đội để bảo vệ nền độc lập nhưng Cụ từ chối để tránh « người Việt nam đánh người Việt nam » . Cụ tin tưởng người Việt nam có truyền thống thương yêu nhau, sẽ đoàn kết chống ngoại xâm, thì nền độc lập sẽ vững chắc .
Ngày 2/9, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn nhưng độc lập đâu không thấy, chỉ thấy xương máu người Việt nam bắt đầu đổ, hơn 10 triệu sanh linh ngã gục cho ngày 30/04/75 và Việt nam bị cái đảng Hồ Chí Minh bán đứng cho Tàu .
Có thê một cuộc vận động lớn cho Việt nam?

 
Hiện nay, các nuớc Lettonie, Lituanie và Estonie đang mong muốn, từ nhiều năm nay, cùng nhau tổ chức một Tòa án Nuremberg II, nội dung giống như Nuremberg I, xét xử tội ác chống nhơn loại của cộng sản vì tội ác của cộng sản không khác tội ác của Hitler trước kia, còn dã man hơn là khác . Vậy mà cho tới nay, cộng sản vẫn chưa bị truy tố ra trước công lý quốc tế , trái lại, các nước dân chủ tự do còn hợp tác với chúng và chúng, kẻ phạm tội ác, lại được Quốc tế nhìn nhận .
Năm 2015, các nước Baltiques, nạn nhơn cộng sản, đưa ra đề nghị, với sự hiện diện của Ba-lan, Séc, Slovaquie, Hung, Géorgie tổ chức « Tòa án quốc tế xét xử tội ác cộng sản » .
Giáo sư Justinas Zilinskaas thuộc Viện luật học quốc tế và âu châu của Đại học Lituanie tuyên bố « Việc tổ chức Tòa án Quốc tế điều tra tội ác cộng sản sẽ là một việc làm tiêu biểu sâu xa nhằm củng cô ký ức về lịch sử » .
Tháng 2/2017, Tổng trưởng Tư pháp nước Estonie đề nghị với Tổng trưởng các nước khác trong vùng hảy mở những cuộc thăm dò về việc tổ chức Tòa án Quốc tế đặc trách điều tra tội ác của cộng sản .
Đưa ra đề nghị này vì các giới chức các nước nạn nhơn cộng sản dựa vào Nghị Quyết 1481 Âu châu « quốc tế cần phài xử tội ác của những chế độ cộng sản độc tài, môt thứ tội ác hoàn toàn đặc thù cộng sản : vi phạm hằng loạt  quyền con người, các trại tập trung, chết đói, lao động khổ sai, khủng bố tập thể, xóa bỏ các quyền căn bản, …. ».
Đề nghi của các nước cựu nạn nhơn cộng sản, tưởng người «Việt nam Hải ngoại » có thể tham gia như một « quốc gia nạn nhơn thành viện » . Chúng ta thảm hại hơn họ là vẫn còn nạn nhơn cộng sản, từ trong nước ra tới hải ngoại .
Nếu chưa làm được điều gì lớn, ít lắm chúng ta cùng nhau góp mặt và làm chung một cộng việc có ý nghĩa tố cáo tội ác cộng sản ở Việt nam . Để xác định rỏ tư cách của chúng ta .
Cộng sản khác với Đức quốc xã . Hitler sụp đổ do bại trận . Cộng sản sụp đổ cũng trọn vẹn nhưng do bị nhơn dân từ bỏ .
Thế mà xứ Việt nam ngày nay vẫn còn nhiều người cố bám sát cộng sản đến chết bỏ . Còn đem cả đất nước hiến dâng cho Tàu để giử cộng sản “ Thà mất nước hơn mất đảng” !

Nguyễn thị Cỏ May
 
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen