TS.Nguyễn Ngọc Sẵng
- Bắc Hàn, từ ba thế hệ dòng họ Kim, đều khẳng định rằng muốn tránh chiến tranh với Mỹ, hoặc bị thay thế thể chế bắt buộc phải có vũ khí nguyên tử và họ bắt đầu thực hiện việc nầy từ năm 1950. Họ luôn luôn tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho dù phải trả giá rất đắt trong kinh tế và dân sinh. Với họ, vũ khí nguyên tử để ngăn chặn sự tấn công, để bảo vệ sự sống còn, ngăn ngừa sự thay đổi chế độ, theo nhận định của Kingstone Reif, giám đốc hiệp hội giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí.
TS.Nguyễn Ngọc Sẵng
- Bắc Hàn, từ ba thế hệ dòng họ Kim, đều khẳng định rằng muốn tránh chiến tranh với Mỹ, hoặc bị thay thế thể chế bắt buộc phải có vũ khí nguyên tử và họ bắt đầu thực hiện việc nầy từ năm 1950. Họ luôn luôn tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho dù phải trả giá rất đắt trong kinh tế và dân sinh. Với họ, vũ khí nguyên tử để ngăn chặn sự tấn công, để bảo vệ sự sống còn, ngăn ngừa sự thay đổi chế độ, theo nhận định của Kingstone Reif, giám đốc hiệp hội giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí.
Dòng họ Kim đã từng học bài học về Saddam Hussei năm 2003, Muammar
Qaddafi năm 2011; cả hai nhà độc tài nầy đều có vũ khí nguyên tử và
đều từ bỏ nó vì áp lực của quốc tế, và cả hai đều bị tiêu diệt bởi
Mỹ khi những nhà làm chính sách Hoa Kỳ cho rằng vũ khí đó đe dọa
Hoa Kỳ.
Trên tờ TIME ngày 8 tháng 9 năm 2017, nhà báo Ian Bremmer viết bài
bình luận “These Are President Donald Trump’s Only Options for
North Korea” (Những lựa chọn duy nhất của Tổng thống Trump cho vấn
đề Bắc Hàn), nhà báo cho rằng, tạm thời cứ để mọi việc diễn tiến
như vậy, nhưng vị Đại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley cho
rằng phải chấm dứt hành động nầy. Bremmer đưa ra năm lực chọn có
thể thực hiện.
Bắt đầu với tinh thần hy vọng chiến thắng quân sự, Mỹ sắp xếp một
cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có sự tham dự của các bên
liên quan như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng và Liên Sô. Mục tiêu
chỉ loại trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và vẫn giữ chế độ của nhà
Kim, nhưng hai mục tiêu nầy mâu thuẫn lẫn nhau vì ỦN (Kim Jong-un)
cương quyết theo đuổi mục tiêu nguyên tử như là biện pháp duy nhất
bảo đảm Hoa Kỳ không thể tấn công hay thay đổi chế độ ở Bắc Hàn.
Ngược lại, nếu Bắc Hàn có bom nguyên tử thì đó là mối đe dọa cho
Mỹ. Theo những nhà phân tích quân sự thì sự đe dọa có thể xảy đến
trong vòng một năm tới. Không còn lựa chọn nào khác, mặc dù Liên
Sô, Trung Cộng đưa đề nghị là tạm thời đóng băng (freeze) chương
trình nguyên tử Bắc Hàn, để đổi lại Mỹ phải từng bước dừng thao
diễn quân sự với Nam Hàn vì Bắc Hàn coi đây là sự thao dượt để tấn
công họ. Mỹ không đáp ứng đề nghị nầy.
Lựa chọn thứ hai: tăng thêm cấm vận
Tuần qua, Tổng Thống Putin tuyên bố “cho dù ỦN và dân Bắc Hàn có ăn
cỏ đi nữa họ vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử, mọi cấm vận sẽ
không làm thay đổi họ”. Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã cấm vận Bắc Hàn từ
năm 2006, khi Bắc Hàn thử nguyên tử lần đầu, nhưng cấm vận không
mang lại hiệu quả mong đợi. Và chỉ có kết quả khi mục tiêu khiêm
tốn và giới hạn. Một điều cần ghi nhận là kể từ năm 2006 đến nay,
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định cấm vận Bắc Hàn chín (9)
lần, nhưng giải pháp cấm vận để thương lượng với Bắc Hàn đều không
đạt kết quả mong muốn.
Vả lại, cấm vận Bắc Hàn cũng là gián tiếp cấm vận Trung Cộng, nước
cung ứng hơn 90 phần trăm thực phẩm, nhiên liệu và trao đổi mậu
dịch với Bắc Hàn. Hoa Kỳ cũng không có nhiều khả năng dùng đòn bẩy
mậu dịch để thúc ép Trung Cộng làm áp lực với Bắc Hàn vì có nguy cơ
xảy ra chiến tranh kinh tế với Trung Cộng dù phần thắng nghiêng về
phía Hoa Kỳ, nhưng với mức mậu dịch lên đến 650 tỷ Mỹ Kim hằng năm,
Hoa Kỳ không thể tránh khỏi thiệt hại nặng.
Lực chọn thứ ba: tấn công vào kho vũ khí nguyên tử
Đây là chọn lựa hữu lý để tiêu hủy kho vũ khí nguyên tử Bắc Hàn mà
tình báo Mỹ ước tính có khoảng 60 quả bom nguyên tử. Câu hỏi được
đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không tìm kiếm hết số lượng bom
nguyên tử mà Bắc Hàn có? ỦN sẽ làm gì với số bom còn lại nầy? Nếu
dùng bộ binh tấn công Bắc Hàn thì họ sẽ có đủ thì giờ dùng hỏa
tiển, pháo binh tấn công Nam Hàn, quân Mỹ đang đồn trú tại Nam Hàn
và cả Nhật Bổn, đó là chưa trù liệu việc Trung Cộng sẽ có hành động
gì.
Nguy cơ to lớn nhất là có thể có khoảng 100 ngàn người dân Nam Hàn
sẽ bị pháo binh Bắc Hàn tiêu diệt trong thời gian ngắn trong tầm 35
dặm từ nơi đặt súng đến mục tiêu.
Lực lượng chính trong cuộc tấn công có thể là quân đoàn 8 ở Nam Hàn
do viên tư lệnh quân đoàn là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt, người
Việt đầu tiên mang cấp tướng trong quân lực Hoa Kỳ, ông tỏ ra rất
tự tin trong tình thế.
Tổng hành dinh quân đoàn 8 nằm ở doanh trại Humphreys, nơi mới được
tân trang tới trên 10 tỷ USD. Quân đoàn 8 có số lượng khoảng trên 2
vạn người là lực lượng nòng cốt của quân đội Mỹ tại bán đảo Nam
Hàn.
Lựa chọn thứ tư: thay đổi thể chế
Nếu tấn công toàn diện thì Mỹ sẽ thắng cho dù Bắc Hàn đang có 1.1
triệu quân nhân, 4.300 xe tăng, 2.500 thiết giáp, 70 tàu ngầm, 300
trực thăng, hàng ngàn súng đại bác và hơn 1.300 phi cơ các loại. Dù
chế độ thay đổi, nhưng sẽ có nhiều vấn nạn xuất hiện như chế độ cha
truyền con nối của dòng họ Kim trị vì 70 năm, người dân Bắc Hàn
không biết còn có những thể chế chính trị khác để tự chọn lựa; ước
lượng 3 triệu người sẽ chạy sang Trung Cộng thay vì chạy sang Nam
Hàn; những vũ khí nguyên tử sẽ lọt vào tay ai? Trung Cộng có làm
ngơ cho việc nầy không? nếu không thì sao? rồi cả Bắc và Nam Hàn có
thống nhất không?
Lựa chọn thứ năm: không làm gì cả
Hẳn chúng ta còn nhớ vào năm 1998, Pakistan thử vũ khí nguyên tử
lần đầu tiên, cũng bị thế giới cấm vận, rồi từ từ dở bỏ cấm vận.
Thế giới lần lần làm quen với thực tế mới (new reality), rồi vì sự
an toan của những nước cùng có bom nguyên tử nên không nước nào dám
ngang ngược, làm càn. Liệu trường họp nầy xảy ra cho Bắc Hàn không?
Hiện tại có chín nước có vũ khí nguyên tử: Mỹ, Liên Xô, Tàu, Anh,
Pháp, Do Thái, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Hàn. Mỗi nước đều có đồng
minh, có quyền lợi đan chen vào nhau, nên hy vọng rằng không nước
nào điên rồ để tự sát và đồng minh của họ cũng vì quyền lợi mà can
thiệp.
Nhà báo Panos Mourdoukoutas của tờ Forbes, ngày 8 tháng 9 viết
rằng: “không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Cộng có thể thuyết phục ỦN
ngưng thử nghiệm vũ khí nguyên tử, đổi lại Mỹ phải ngừng can thiệp
vào Biển Đông để Trung Cộng tự do viết luật hàng hải, khai thác tài
nguyên thiên nhiên và để thoả mãn tinh thần tự tôn dân tộc mà họ
nuôi dưỡng từ lâu”. Trung Cộng tận dụng mọi cơ hội cho tham vọng
độc chiếm Biển Đông và lâm le vùng đất giàu có Hoa Kỳ mà chính Mao
Trạch Đông không úp mở, nói thẳng rằng Trung Cộng muốn chiếm Hoa Kỳ
để dân Trung Quốc có đủ chỗ sống trong tương lại.
Giải pháp mà Trung Cộng và Liên Xô luôn nằng nặc đòi là dùng đàm
phán để Bắc Hàn ngừng (ngừng, không bỏ) phát triển vũ khí nguyên
tử. Đây có thể là chiến lược mua thời gian để Bắc Hàn hoàn thành
chương trình vũ khí nguyên tử. Và khi đó họ thực sự là một quốc gia
thủ đắc nguyên tử thì tình hình thế giới sẽ khác hẳn. “Trục Ma Quỉ
Iran, Liên Xô, Trung Quốc có thêm Bắc Hàn” sẽ đưa thế giới lại trở
lại thế lưỡng cực, một bên là Tư Bản chỉ lo quyền lợi riêng mình,
một bên là Trục Ma Quỉ với mưu đồ bá chủ thế giới, mà chủ bài là
Trung Cộng ôm túi tham không đáy. Có chăng Thế Chiến Thứ Ba? Việt
Nam sẽ đi về đâu nếu Trục Ma Quỉ thắng?
13/9/2017
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen