Montag, 18. September 2017

KHÁC BIỆT GIỮA HỌC GIẢ VÀ CHÍNH QUYỀN

Tài liệu tham khảo:
The Trump Administration’s Policy on the South China Sea: Rhetoric and Reality (Carlyle. A. Thayer)
Vietnam and China: Balancing geography and history (NYT)
 Đại-Dương
Học giả Carlyle. A. Thayer, chuyên gia về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (SCS), đã đọc tham luận tại Hội nghị Mạc Tư Khoa hôm 18-09-2017 liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa.
Bài tham luận này gồm có 5 phần chính: -Duyệt xét di sản của Chính quyền Obama. -Phân tích thái độ của Ứng viên Donald Trump đối với SCS. -Ngôn từ của Chính quyền Trump. -Chính sách ngoại giao “làm hơn nói”. -Kết luận.
                          
Di sản Obama.
Giáo sư danh dự Thayer liệt kê các việc làm của Tổng thống Barack Obama đối với Châu Á-Thái Bình Dương gồm có: điều động 60% lực lượng Hải quân Mỹ vào CA-TBD; tại lưỡng viện Quốc hội Úc Đại Lợi cuối năm 2011, Obama đã tuyên bố chính sách CA-TBD “Hoa Kỳ là quốc gia Châu Á nên sẽ hiện diện và có sứ mệnh nên trở thành ưu tiên hàng đầu mà không đòi hỏi chi phí của đồng minh và đối tác”, từ ngữ “tái cân bằng=rebalance” do Bộ Quốc phòng công bố vào tháng giêng 2012.
Obama nhanh chóng gia nhập Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị ASEAN, chỉ định đại sứ thường trực tại Ban Thư ký, làm sống lại cuộc Gặp mặt Thường niên ASEAN-Hoa Kỳ.
Quốc hội Mỹ chấp thuận chi 425 triệu USD cho Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á dành cho Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia.
Tăng số giờ tuần tiễu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông Nam Á từ 700 lần của năm 2015 thành 1,000 vào 2016.
Thực hiện 4 vụ Tự do Hải hành (FONOP) tại các đảo nhân tạo và đảo nhỏ ở Trường Sa và Hoàng Sa với điều kiện “thông qua vô hại” như đi vào lãnh hải nước chủ quyền.
Tổng thống Barack Obama đã thiết lập các cấu trúc hữu danh vô thực tại Đông Nam Á hơn là biện pháp chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.
Obama làm trung gian vụ giằng co giữa tàu chiến Trung Quốc và Phi Luật Tân tại Bãi cạn Scarborough vào tháng 4-2012 mà bất động khi Bắc Kinh cưỡng chiếm.
Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan HD-981 vào thăm dò trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam mà Obama chẳng có hành động đối phó hữu hiệu.
Năm 2014-15, Bắc Kinh ồ ạt xây đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà 3 có phi đạo 3,000 mét và cầu tàu quân sự.
Bất chấp Phán quyết ngày 12-07-2016, của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA), Bắc Kinh đã thực sự kiểm soát Đường 9 Đoạn và quân-sự-hoá hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành các cứ điểm quân sự hùng mạnh nhất tại Biển Đông Nam Á dù cho Chủ tịch Tập Cận Bình hứa với Obama sẽ không làm.
Hậu quả từ chính sách CA-TBD của Obama: (1) Bắc Kinh xây dựng được lực lượng quân sự, kinh tế, ngoại giao chưa từng có ở Đông Nam Á. ASEAN chẳng dám đòi Bắc Kinh thi hành phán quyết của PCA mà chính họ cũng vi phạm. (2) ASEAN oán trách Mỹ không bảo vệ an ninh để họ làm ăn với Trung Quốc. 
                           
Chính quyền Trump
Trong thời gian tranh cử cũng như lúc trở thành tổng thống thứ 45, Donald Trump đều dựa vào hai khẩu hiệu “Make America Great Again” và “hoà bình thông qua sức mạnh”.
Vì thế, Tổng thống Trump thiết lập Nội các Chiến tranh chọn lựa từ các doanh nhân thành đạt và các cựu tướng lãnh uy tín.
Những phát biểu của hai ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khi điều trần trước Quốc hội làm Bắc Kinh tái mặt.
Tổng thống Trump điện đàm với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan buộc Chủ tịch Tập Cận Bình phải chịu gặp mặt tại Florida thay vì ở Toà Bạch Ốc.
Khi Tập Cận Bình đang ăn tráng miệng trong bữa tiệc tối, bất thần Trump thông báo đã phóng 59 hoả tiễn hành trình vào căn cứ Không quân Syria khiến khách quý lặng người mà rời bàn tiệc. 
Từ đó, Bắc Kinh bị buộc vào trách nhiệm kiềm chế Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Chủ tịch kiêm Thống chế Kim Chính Ân vẫn tiếp tục thử hoả tiễn đạn đạo và nổ nguyên tử, kể cả loại Bom H (Bom Nhiệt hạch, Bom Khinh khí).
Trump bắt đầu cáo buộc Trung Quốc cung cấp dầu hoả cho Bắc Triều Tiên, còn Nga thuê công nhân Bắc Triều Tiên. Mỹ trừng phạt các công ty, ngân hàng và cá nhân Nga, Tàu liên quan đến chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Dư luận quốc tế chỉ trích Nội các Trump chưa đệ nộp bản phúc trình Chiến lược An ninh Quốc lên Quốc hội trong vòng 150 ngày kể từ lúc tổng thống nhậm chức theo Goldwater-Nichols Defense Department Reorganization Act năm 1986.
Tổng thống Trump chưa công khai Chính sách Biển Nam Trung Hoa dù mới nhậm chức được 8 tháng. Tổng thống Obama phải mất gần 3 năm cầm quyền.
Trump cũng bị chỉ trích vì rút khỏi Hiệp ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo nguyện vọng của cử tri. Ứng viên Hillary Clinton cũng tuyên bố sẽ không đồng ý TPP. Vậy, việc rút khỏi TPP là nguyện vọng của đa số.
Trump hiểu rất rõ Hoa Kỳ đang rơi vào chiếc hố không đáy của nợ nần nên không thể vung tay quá trán như Obama đã chất một đống nợ 10,000 tỉ USD sau 8 năm cầm quyền.
Do đó, lấy lại sự công bằng tương đối trong cách giao dịch quốc tế là hoàn toàn hợp lý, hợp lẽ, thuận lòng người Mỹ.
NATO đã chịu gánh lấy nghĩa vụ. Nhật Bản và Đại Hàn đồng ý chia sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm với Hoa Kỳ. Hán Thành bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế vẫn tiếp tục khai triển Hệ thống Chống hoả tiễn Giai đoạn cuối (THAAD). Nhật, Hàn đang nghiên cứu việc tái trang bị vũ khí nguyên tử theo gợi ý của ứng viên Trump.
Ngược lại, đồng minh Phi Luật Tân ngả theo Trung Quốc, Nga nên không dám cãi Bắc Kinh và Tổng thống Rodrigo Duterte từ chối lời Trump mời thăm Mỹ. Manila không dám khai thác dầu hoả do bị Bắc Kinh doạ đánh.
Tường Vũ, Giáo sư khoa Chính trị tại Đại học Oregon vạch trần sự giả dối của Cộng sản Việt Nam trong bài “Vietnam and China: Balancing geography and history” đăng trên tờ New York Times ngày 15-09-2017.
“Khi HD-981 hoạt động trong EEZ Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã năn nĩ nhiều lần mà Tập Cận Bình không thèm tiếp chuyện.
Việt Nam phải trả nhiều triệu đô la do huỷ hợp đồng với Tập đoàn Repsol sau khi bị Bắc Kinh đe doạ. Dù bị đối xử tàn tệ, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chấp nhận khấu đầu với Trung Quốc.
Thương mại song phương Việt-Trung từ năm 2014 đã gần gấp đôi Hoa Kỳ”. Việt Nam chỉ lần tới Hoa Kỳ khi bị Trung Quốc đánh.
                               
Kết luận
Tình hình Đông Bắc Á nguy kịch và khẩn cấp hơn nên Trump đang dồn nỗ lực giải quyết hầu tránh cuộc chiến tranh không cần thiết. Biển Đông Nam Á tuy cần mà chưa gấp vì còn thời gian để ASEAN hành động theo nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nền an ninh cấp vùng.
                             
Đại-Dương
__._,_.___

Posted by: bebeliem@aol.com

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen