Cơn Ác Mộng Của Hoa Kỳ Và Thế Giới Ngày Nay.
MƯỜNG GIANG
Nga và Trung
Cộng đều có cả kho vũ khí nguyên tử như Hoa Kỳ, Anh, Pháp nhưng
không dám đem ra sữ dụng, tuy rằng đôi khi có lấy chúng để "hù dọa"
thiên hạ như đã từng xãy ra trong quá khứ vào năm 1963 tại Cu Ba,
giữa Mỹ và Liên Xô. Rốt cục trước thái độ không khoan nhưọng của
Tổng Thống J.Kennedy, LX phải lùi bước. Năm ngoái, qua vụ tranh
chấp biển đảo với Nhật, Tập Cận Bình cũng đem nguyên tử ra hù dọa
thì đưọc Nhật đáp trả là sẳn sàng chờ. Đó là ly do cả hai đàn anh
Nga-Tàu cùng hợp đồng, nặn ra một "quái thai" Bắc Hàn, mang các thứ
vũ khí trên đi hù doạ thế giới, trong đó có Mỹ và Nhật.
Trước hành
động ngang ngưọc, hống hách càng ngày càng xấc xược quá đáng của
Bình Nhưỡng vì ỹ có Nga-Tàu chống lưng tại LHQ, đã thực sự làm cho
Hoa Kỳ, Nhật,Liên Âu và thế giới phẩn nộ, trước sự bị xúc phạm danh
dự và khủng bố chính trị lẫn quân sự.
Ngày
8-9-2017, sau vụ Bắc Hàn coi như pha rề, các lệnh lạc của LHQ, cứ
tĩnh queo tiếp tục thử nghiệm đủ loại bom đạn giết người hằng loạt, nghe nói lần thứ 6 này, đã chế thành công cả bom H bị cấm chỉ từ lâu. Ngày 9-9-2017 là ngày
quốc khánh Bắc Hàn, như mọi làn lại tiếp tục bắn hỏa tiển đạn đạo liên lục địa (ICBM), tới Nhật, đảo Guam và nước Mỹ. Do trên không quân Mỹ Nhật đã tổ chức một cuộc tập trận
ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, đồng thời Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ
cũng tuyên bố, từ nay liên quân Mỹ Nhật sẽ tổ chức thường xuyên các
cuộc tuần tra trên hải lộ quốc tế tại biển Đông, chẳng những bên
trong 12 hải lý tại các mõm đá mà Trung Cộng đã lén lút bồi đắp
suốt 8 năm qua thời TT Obama, mà còn tại "Eo Biển Đài Loan" giữacác
đảo Kim Môn, Mã Tổ (Đài Loan) và Phúc KIến (TC), một thủy lộ quốc
tế quan trong mà TT Nixon nghe theo lời xúi của Kissinger,từ năm
1972 cấm Hạm Đội 7 hoạt động tại đây.,
Nguy cơ xãy ra một thế chiến thứ ba trên bán đảo Triều Tiên, lôi kéo nhiều
quốc gia của hai phía vào cuộc, càng lúc càng gần, cho dù Tập và
Putin một mặt ép KIm Jung Uu cứ tiếp tục dem bom nguyên tử ra khủng
bố Mỹ Nhật, để hai nước này phải công nhận Bắc Hàn là một "cường
quốc nguyên tử" như ngũ cường, Do Thái, Ấn, Hồi. Mặt khác thì dùng
quyền phủ quyết tại LHQ ép các nước giải quyết nội vụ bằng con
đường "Nối vòng tay lớn" qua lối hòa hợp hòa giải, để Tập và Putin nhân tiện kẹp hai điểm
nóng tại bán đảo Crimea và biển Đông, làm điều kiện tiên quyết. kêu gọi Bắc Hàn đình chỉ chương trình phát triển nguyên tử và hỏa
tiễn.
Trước cơn ác
mộng "nguyên tử" năm 1945 đang lần nữa tái diễn, bởi ý đồ
khủng bố trắng trợn của Kim Jong Un. nên thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã gia tăng ngân sách quốc phòng nhiều lần, để tự mình chống lại áp
lực của Bắc Hàn, tuy bên cạnh có Mỹ luôn hứa là sẽ bảo vệ. Đây là
cơ hội vàng ròng giúp Nhật có lý do tái vũ trang và điều chỉnh chính sách quốc phòng. Tuy nhiên vì sợ cảnh "đánh chó bể đồ" vì ở sát Triều Tiên, Nhật và Nam Hàn phải ủng hộ giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao. Cũng như Nam Hàn,
Nhật là đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay. Tuy ai cũng xem Bắc Hàn là loại rác rưỡi, mối đe dọacần phải tiêu diệt, nhưng không nước nào muốn chiến tranh xãy ra, vừa bị họa lây. lại phải viện trợ nuôi báo cô dân Bắc Hàn nghèo đói, lạc hậu nhất
thế giới, khi Triều Tiên bị sụp đổ.
Trong nội các của TT Donald Trump hiện có ba vị cựu tướng là Kelly (chánh văn phòng Bạch cung), Mattis (Bộ trưởng quốc phòng) và Mc Master (Cố vấn an ninh QG), ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định về chính sách an ninh và quốc phòng của Mỹ. Do đó Hoa Kỳ gần đây như chọn giải pháp quân sự, qua việc tăng ngân sách quốc phòng, tăng quân ở Á Phú Hản thay vì triệt thoái, gửi tầu tuần tra đến Biển Đông… Trong lúc quốc tế vừa đánh giặc miệng lên án những cuộc thử bom nguyên tử của Bắc Hàn, lại vừa đòi hỏi các bên liên quan phải thương nghị hòa hoãn. Đặc biệt nhất vẫn là Nga và Trung Cộng luôn chống lại giải pháp quân sự của Hoa Kỳ.
Câu hỏi lớn của nhân loai, về việc Bắc Hàn, đã và đang bước trên lối mòn của Iraq năm nào,,trước bờ vực thẳm bị hũy diệt của một cuộc chiến tranh nguyên tử, qua thái độ
kiên quyết của nước Mỹ ngày nay, Thế giới trừ TC, Nga, VC, Cu Ba và Nam Hàn,.luôn muốn tiêu diệt thể chế độc tài tại Bắc Hàn, với rất nhiều lý do , chứ không phải chỉ có vấn đề một trái bom H, mà nước này đã tuyên bố..
Theo nhận
định của các nhà quân sử trên thế giới, thì hiện nay không có một
quốc gia nào kể cả Nga,Trung Cộng, Anh, Pháp..có đủ tiềm lực chống
nổi với siêu cường kinh tế-quân sự Hoa Kỳ, nhất là từ tháng 1-2017, người Mỹ đã thực sự tỉnh giấc ngủ Đông,
kéo dài trong 8 năm từ 2009-2017. Hai cuộc chiến thắng thần thánh ở hai mặt trận, được coi là bát khả
xâm phạm : A Phú Hản năm 2001 và Iraq năm 2003, đã nói lên sự vô
địch của người Mỹ, dưới tài lãnh đạo của TT Diều Hâu G.Bush (cha). Sự kiện nước Mỹ, bị khủng bố tàn khốc tại New York ngày 9-11-2001
và liên tiếp chịu thêm nhiều thiên tai tàn phá, nhưng đã lấy được
sự yên ổn tức khắc. Trong khi đó các nước Anh, Pháp và nhiều nơi
trên thế giới vẫn bị nổ tung và tiếp tục bốc cháy vì khũng bố
Hồi giáo cực đoan. Lý tưởng thà chịu hy sinh chiến binh ở các mặt
trận hải ngoại, để tạo sự ấm yên cho hậu phương, luôn là tôn chỉ ,
quốc sách của Hoa Kỳ ngay từ thời lập quốc. Nếu sợ hao người tốn
của, như một số người lầm tưởng, thì Hoa Kỳ đã chẳng theo đuổi gần
20 cuộc đại chiến, từ năm 1945 tới nay. Gây chiến mới có cơ hội bán
vũ khí, vừa quảng cáo vai trò siêu cường của mình, đồng thời mới có
đủ tiền cung ứng cho ngân sách quốc phòng, sản xuất và tìm
kiếm vũ khí mới, mở rộng chương trình vũ trụ không gian. Liên Xô,
quốc gia rộng và nhiều tài nguyên nhất thế giới, vì chạy đua vũ
trang với Mỹ, đã phải tan rã vào năm 1991. Ai gây chiến với Mỹ, kết
quả đều bị phá sản vì không làm sao có đủ tiền để tiếp tục canh
bạc, luôn được tố xã láng của kẻ giàu.
Qua sự phân tích của Quân sử gia Anthony Cordesman, cái thế mà Bắc Hàn dám hổn xưọc ra mặt thách thức với Hoa Kỳ, là "chính trị và bệnh chứng", chứ không phải là quân sự. Thực chất quân đội Bắc Hàn hiện nay, nếu đem so sánh còn thua quân đội Nam Hàn, thì làm sao có thể đương đầu với Liên quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Nam Hàn, nay còn thêm Khối Bắc Đại Tạy Dương. Ấn Độ, Canada, Úc, Tân Tây Lan..
Sau cùng là
lá bài "Nga - Trung Cộng" mà ai cũng biết, hiện Bắc Hàn và Nga đang hợp đồng sản xuát các loại vũ khí, hỏa tiển, phi đạn sang nhiều quốc gia Trung Đông,
Phi Châu kể cả Châu Á. Với Trung Cộng, Bắc Hàn là nước cung cấp 50% số lượng khoáng sản. ngược lại Bình Nhưõng là thị trường tiêu thụ hàng hóa "thượng vàng hạ cám" của Tàu. Chính vậy, nên cả hai nước Tàu-Nga, luôn bày tỏ sự bất
đồng với Mỹ-Liên Âu về chuyện bom nguyên tử của Bắc Hàn. Mấy năm nay, trên bàn cờ chính trị , Tập Cận Bình và Putin không ngớt múa may quay cuồng, để hăm nóng lại cuộc chiến tranh
lạnh, giữa hai khối tư bản và cọng sản vừa qua, cứ tường đã chấm
dứt sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Buổi trước Hoa Kỳ và Liên Xô dù đã gây cấn đến thế nào chăng nữa,
cũng chỉ đấu võ mồm mà không hề đối mặt trên chiến trường. Nguyên
do là tiềm lực nguyên tử cả hai đều cân bằng và sự kìm hãm
này, đã không còn nửa vì hiện tại Nga không phải Liên Bang Sô Viết,
đã thua kém Hoa Kỳ về kinh tế, quân sư, trong đó có vũ khí hạt
nhân.
Một điều
quan trọng khác mà ai cũng thấy, là kho dự trữ Bom NT của Nga càng lúc càng sút kém từ số lượng tới phẩm chất, vì không
có đủ ngân khoản bảo trì, canh cải như Hoa Kỳ. Vì vậy, Nga từ năm
2000 tới nay, đã có nhiều tàu ngầm nguyên tử phải nằm ụ hay bất
khiển dụng. Nhiều cuộc thử nghiệm tìm vũ khí mới của Nga, nhằm
chống lại chương trình Lá Chắn của Mỹ, cũng thất bại.
Bom Nguyên
Tử hiện nay, đã trở thành mối lo ghê gớm với nhân loại, vì sự tàn
phá của nó còn kinh khiếp gấp vạn lần, nếu đem so sánh với hai trái
bom đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống Nhật Bản vào những ngày cuối
của Thế Chiến 2. Hiện các nhà quân sử thế giới đã chia lịch sử chế
tạo và sử dụng vũ khí "Nguyên Tử" thành ba giai đoạn :
- Giai đoạn
1 : 1945-1948, Hoa Kỳ độc quyền bom nguyên tử và chấm dứt vào
năm 1949, khi Liên Xô thử nghiệm và thành công chế tạo được
quả bom đầu tiên.
- Giai đoạn
2 : Thời kỳ chiến tranh lạnh, với 5 cường quốc Bom Nguyên Tử gồm
Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Cộng. Tuy nhiên chỉ có Mỷ và LX
tồn trử nhiều nhất, ba nước còn lại có số lượng không đáng kể.
- Giai đoạn hiện tại : Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt , các cường quốc nguyên
tử thuộc hai khối, đã thỏa thuận cắt giảm một số lượng vũ khí chiến
lược. Trong lúc đó các nước Do Thái, Ấn Độ, Hồi Quốc, Bắc Hàn và Ba Tư..lại tăng cường chế tạo Bom Nguyên Tử, bất chấp
lời cảnh cáo của Hội Đồng Bảo An LHQ. Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan
có nhiều Plutonium đã tinh chế, có thể làm được bom NT bất cứ lúc
nào nếu họ muốn. Trước năm 1975, VNCH cũng đã có Lò phản ứng
NT Đà Lạt nhưng bị Mỹ kềm kẹp nên chỉ hoạt động như là một cơ
sở thực nghiệm, dù tài liệu bí mật sau này cho biết khi rút về
nước, Hoa Kỳ cũng đã lấy hết các thỏi Plutonium đã tinh chế ở
trong lò.
Vì sợ Hoa Kỳ
sẽ dùng bom nguyên tử tấn công các nước trên, như đã từng làm với
Nhật, sẽ gây nên Thế Chiến 3, nên nhiều quốc gia đã vận động ngoại
giao, để ký các"Hiệp Ước Ngăn Cấm và Kiểm Soát" việc chế tạo vũ khí NT. Tổ chức(MTCR), ra đời lần đầu tiên vào tháng 4-1987 có 7 nước đã ký kết "Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật,Ý" và sau đó có 26 nước tham dự. Theo Hiệp Ước trên, cấm các nước
chuyển giao cũng như chế tạo loại Hỏa Tiển tầm xa 300km, mang đầu
đạn Nguyên Tử 500 cân Anh. Tuy nhiên Hiệp Ước trên, chẳng được ai thi hành, kể cả Pháp và
Trung Cộng. Ngang ngược nhất là Pháp, bất chấp sự phản đối
của thế giới, từ tháng 9-1995 tới tháng 5-1996, Tổng thống Pháp là
Jacques Chirac, đã tiến hành tám cuộc thử nghiệm Bom Nguyên Tử,
trên Quần Đảo Mururou, bằng một ống đào ngầm sâu 1000 m. dưới đáy
biển. Theo các nhà khoa học, sức nổ của các cuộc thử nghiệm trên,
tương đương với 20.000 tấn TNT, trong lúc hai trái bom mà Mỹ đã thả
xuống Nhật vào năm 1945, chỉ có sức tàn phá tương đương với 15.000
tấn TNT.
Bởi vậy đâu có trách, đã có tới 10 nước khác, cũng bắt chước Pháp
ngấm ngầm sản xuất các loại Hỏa Tiển Đạn Đạo Chiến Thuật hay Chiếc
Lược. Như vậy trên thế giới ngày nay, ngoài 5 cường quốc nguyên tử,
các nước Do Thái, Ba Tư, Saudi Arab, Pakistan, Ấn Độ, Bắc Hàn, đã
có loại Hỏa Tiển tầm xa 1000km. Riêng Do Thái, Ấn, Hồi và Bắc Hàn
còn có thêm Bom Nguyên Tử. Đó cũng là lý do mà Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã ký thỏa hiệp triển khai Hệ Thống Hoả Tiền Chống Hòa Tiển (THAAD, sau nhiều lần thử nghiệm rất thành công, nhằm bảo vệ lãnh thổ
Nhật, Hoa Kỳ và mới đây tại Nam Hàn, ngăn chống các loại Hỏa tiển tầm xa mang đầu đạn NT của Trung
Cộng, Bắc Hàn kể cả Nga tấn công bất cứ lúc nào . Chính điều này đã
làm cho Nga và Tàu điên tiết, nên cùng liên kết, xúi Bắc Hàn và Ba
Tư đem vấn đề Bom NT hù dọa thế giới, để cho Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn phải xét lại sự hợp tác trong Kế Hoạch "La Chắn Phòng Thủ".
Chiến tranh
lạnh kết thúc, dẫn tới các hiệp ước giảm thiểu và tiêu hủy vũ khí NT. Nhưng hậu quả của nó để lại, trong đó có việc đem một số lượng
lớn chất Plutonium thừa thải, lén lút bán ở chợ trời, đâu có ai
ngăn cấm được ? Theo thống kê, chỉ trong thời gian chiến tranh lạnh, thế giới đã
sản xuất tới 110.000 đầu đạn nguyên tử. Về dự trử chất phóng xa
Plutonium, Mỹ và Nga, mỗi nước có 50 tấn. Đây là vấn đề nan giải, trong việc kiểm soát
hay ngăn cấm chế tạo Bom Nguyên Tử. Bởi vậy vào tháng 4-1996, trong
cuộc họp thượng đỉnh G7 + Nga, tại Mạc Tư Khoa, về vấn đề an toàn NT, chất Plutonium không còn bị cấm kỵ, mà sự thật không thể kiểm
soát được. Mới đây G7, Nga và các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Liên Âu, Cơ
quan năng lượng quốc tế (AIEA) lại họp tại Paris, để tìm phương
cách ngăn cấm việc tinh luyện Plutonium, vào mục đích quân
sự. Có nhiều biện pháp được đề nghị nhưng cuối cùng gần như bế tắc,
vì hiện nay đã có hằng trăm tấn Phlonium tồn đọng trên thế giới,
trong số này đã có một lượng lớn đem bán cho các nước để làm Bom
Nguyên tử, trong đó có Ba Tư và các Tổ chức Khủng bố Quốc tế..Tại
Nam Á, hai nước Ấn và Hồi luôn luôn coi như tử thù, vì vậy không
ngớt chạy đua trong việc tìm tòi, sản xuất các loại vũ khí chiến
lược, trong đó có bom NT. tác giả.
Sự lừa phỉnh trắng trợn nhiều lần của Triều Tiên quanh vụ bom NT, đã khiến mọi người nhớ lai những bài học lịch sử từ cuộc chiến Nam
Bắc Hàn (1950-1953), cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1955-1975)
với những nổi đau và ý nghĩa đầy nước mắt, trước một Nam Hàn được
Thế giới tự do và Hoa Kỳ cưu mang bảo vệ tích cực, nên đã trởƯ
thành một cường quốc Châu Á,sau khi chiến tranh chấm dứt, bên cạnh
một Bắc Cao cộng sản, lạc hậu tham tàn từ đó cho đến bây giờ.
Tại Đông Dương, các quốc gia Kampuchia,Ai Lao và VNCH, bị Thế giới
tự do và Hoa Kỳ thất hứa, bội phản nên cuối cùng bị cộng sản quốc
tế thôn tính, nhưng khác với Đại Hàn, miền Đông Dương trong thiên
đàng xã nghĩa từ 1975 tới nay, vẫn đói nghèo tận tuyệt còn thua xa
cái thuở bị thực dân Pháp đô hộ. Vậy thì tương lai của Bắc Hàn và
sự thống nhất hai miền nam bắc như Kim Đại Trọng và Kim Chính Nhật
từng hứa hẹn trong quá khứ , có lúc tưởng sắp thành sự thật nhưng
rồi vở tan như mây trời, ngày mai sẽ ra sao ? khi các biến cố mới
như tàn nhẩn báo trước những điều không hay, không tốt lại sắp làm
tan vở nét hương yêu của miền đất từng dược ca tụng là xứ của buổi
sớm mai yên tĩnh.
Chuyện bom đạn của Bắc Hàn bắt đầu từ chuyện dài, dai và dở, nên hầu như thế giới đã chán, nay đã trở thành một điểm NÓNG, có thể dẫn cả nhân loại vào một
chiến nguyên tử bất cứ lúc nào cũng có thể xãy ra đưọc.Tóm lại, người Mỹ ngày nay đã không còn có ý tưởng ngộ nghĩnh, giao trách nhiêni cho Nhật giải quyết khủng hoảng NT tại bán đảo Triều Tiên, khi chính miệng
Kim Jung Un tuyên bố, sẽ dùng bom H vừa chế tạo đưọc, để tấn công
san bằng nước Mỹ..
Và nếu vạn
bất đắc dĩ chiến tranh không thể xãy ra, thì Mỹ cũng không bao giờ
cho Bắc Hàn bình yên thủ đắc kho vũ khí giết người, bằng cách cho
Nhật, Nam Hàn và Đài Loan..tự do có "bom NT" để tự vệ giữ nưóc,
chống lại sự khủng bố của Bắc Hàn.
Chừng đó coi
ai sợ ai !
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2017
MƯỜNG GIANG
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen