Tân Tổng Thống Pháp Gốc Phái Tả Xã Hội
DÁM Giao Chức Thủ Tướng Cho Phái Hữu
Phan Văn Song
Suốt cả buổi sáng ngày thứ hai 15 tháng 05, năm 2017, chúng tôi
ngồi chờ Tân Tổng Thống Pháp quốc Emmanuel Macron tuyên bố bổ nhiệm
Thủ Tướng. Từ một tuần nay nguồn dư luận, do rỉ tai ? hay rò
rỉ ? hay « tin bong bóng để hỏi ý dư luận » ?
đã nói nhiều đến tên ông Édouard Philippe, một nhơn vật chánh trị
ít được dân chúng Pháp biết đến. Dân biểu, Thị trưởng một đô thị
to, thành phố Le Havre, một hải cảng miền Bắc nước Pháp, Édouard
Philippe cũng là một tay hào hoa tài giỏi, học giỏi, tuy nhà chánh
trị nhưng đấy văn chương thơ phú, cũng như ông Tân Tổng Thống. Cũng
như ông Tân Tổng Thống, cùng tốt nghiệp Đốc sự Hành Chánh Pháp-ENA École Nationale d’Administration, củng là tốt nghiệp Viện Khoa học Chánh Trị - Institut des Études Politiques, gọi chung là Sciences Po (người viết chúng tôi hãnh diện xin phép ăn có, tự xưng thuộc
vào đám đàn anh, nhận làm đồng môn cùng với các Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy, nguyễn Văn Bông, hay … Quốc Trưởng Bảo Đại…), ông còn viết văn, mê điện ảnh -cinéma và amateur đánh Boxe -
quyền Anh…Ông thuở nhỏ, làm đệ tử Michel Rocard, ông Thầy phái Tả
Cấp Tiến, lớn lên sau khi ra trường lại gia nhập phái hữu, phụ tá
ông Alain Juppé phái hữu Ôn hòa Cấp Tiến xây dựng Đảng UMP – Union des Mouvements PatriotiquesTập họp các Phong Trào Yêu Nước để ủng hộ cựu Tổng Thống Chirac
trên đường tiến vào Cung Điện Élysée. Nói tóm lại, ông là con người con người biết thời, biết
thế ! Sống theo thời, ăn theo thế !
Tổng Thống Macon là tay chịu chơi, đã và đang và sẽ phá lệ ;
Đảng Cộng Hòa Tiến Bước – La République En Marche của ông sẽ luôn luôn là một Đảng Mở. Sẽ mở, vừa cho hướng Tả phái
Xã Hội, vừa cho Hữu phái khối Công Hòa, vừa với các người ở phái
Trung. Trái với suy nghĩ truyền thống của phái Trung, hể là Trung
Dung, là phải Ở Giữa, không Tả không Hữu. Hôm nay, khi đang viết
bài nầy, chúng tôi mong (qua những tin rò rỉ, những bong bóng) rằng
tân nội các sẽ phải theo tỷ lệ thuận lẽ phải, hạp lòng dân ?
Hay vừa lòng ý muốn, và tuyên bố của tân Vương Emmanuel
Macron ? Là một sự hòa hợp của ba sắc thái : ba cân bằng : Nam-Nữ, cân bằng chuyên viên chánh trị - và người của xã
hội dân sự, và cân bằng tư tưởng ba phái Tả-Hữu-Trung (rất nặng
gánh do lãnh đạo lịch sử truyền thống Bayrou đã ủng hộ Emmanuel
Macron từ ngay lúc vừa phất cờ lập Đảng). Bài toán lắm khó khăn, nhưng hy vọng tài nghệ hai anh vừa Đốc sự, vừa Sciences-Po, trẻ
tuổi (Macron 39, Philippe 46) khắc phục được !
Nhưng cái mới mẽ của Emmanuel Macron để chiếm chánh quyền, và đưa
một sắc thái PHÁ LỆ - Transgessif là sẽ sử dụng những chuyên viên làm việc ở Xã hội Dân Sự không chuyên
nghiệp Chánh trị : những giáo sư đại học, những chuyên viên ngân hàng, xí nghiệp,
những doanh nhơn, … biết thế nào là thị trường, biết thế nào là xí
nghiệp, là dịch vụ, và quan trọng biết cái quý, cái quan trọng là
KHÁCH HÀNG – le client và Luật le client est ROI - khách hàng là VUA của ngành kinh thương, và luật Cung Cầu !
Thật vậy ! Vẫn biết Dân Chủ là cần thiết ! Một quốc gia
như Việt Nam ngày nay phải đi tìm Dân Chủ, vì có Dân Chủ là có tất cả yếu tố để thực hiện một chánh quyền lành
mạnh, một cơ cấu quản trị tốt ? Thế nhưng những khủng hoảng hiện nay tại các nền dân chủ tiên tiến chứng minh
cho chúng ta thấy cần phải có một nền dân chủ tham dự (une démocratie participative)
Trong những bài viết qua chúng tôi thường đề cập đến Con người và Môi trường song hành với Đạo Đức là những yếu tố khả dĩ Phát triển và Quản lý tốt một quốc gia tiên
tiến
Hiến pháp chỉ là một bản văn, tuy cần thiết nhưng vẫn chưa đủ (nécessaire et non suffisant) bảo đảm cho những Tự do thật sự và một nền Dân chủ thực hữu của
quốc gia. Rất nhiều chế độ độc tài trên thế giới vẫn dùng bản Hiến
pháp làm chiêu bài để vay mượn danh nghĩa chánh thống cũng như tánh
cách hợp pháp.
Ngày nay, ngay tại các quốc gia tiên tiến, nơi có những Tự do căn
bản được áp dụng, nhưng phần lớn việc điều hành quyền lực từ các cơ
quan hành chánh hay pháp lý vẫn gợi cho những người quan tâm đến
tình trạng nhơn quyền và Dân chủ không ít nghi ngờ, khiến phải suy
nghĩ và e ngại.
1.- Một “thị trường chánh trị”.-
Cái nguy hiểm ngày nay, là do sự bành trướng của một hiện tượng
được gọi là “thị trường Chánh trị”. Định nghĩa này được nhóm “public choices”, một nhóm các nhà nghiên cứu, kinh tế gia, chánh trị gia hay xã
hội học Âu-Mỹ, theo dõi những cách thức xử thế, quyết định từ các
vị lãnh đạo công cộng của quốc gia (nhà cầm quyền, các vị lãnh đạo các nhóm chánh trị, các vị dân cử
và các công chức). Những quyết định ấy thường khi thiếu sự chính xác, không trung
thực, bởi lẽ, thay vì các quyết định phải được thoát thai từ kết
quả trao đổi giữa hai nhóm người, của hai đối tác, đúng theo luật
“cung - cầu”, theo luật “kinh tế thị trường”, thì ngày nay,
những quyết định ấy lại là những mặc cả, đã làm mất những “thông
tin chính xác, trung thực”, dẫn đến “cái chung chung”, thiếu hẵn phần “trách nhiệm”.
“Thị trường chánh trị” là thị trường của những ứng cử viên với các đại diện dân, một
bên, và đối với (versus) cử tri đoàn, một bên.
Trên thị trường này, ứng cử viên và các dân cử nắm quyền chủ động.
Cũng như một anh nhà buôn, họ để nghị những “món hàng công cộng” (công viên, trường học, giảm tô thuế, ủng hộ Dân chủ ở VN …) hay những “món hàng chánh trị” (những người mới nhập cư dễ dàng nhập lấy quốc tịch để xử dụng lá
phiếu lấy những quyết định cho địa phương, làng xã, nơi mình sanh
hoạt và cư ngụ … đổi lấy lá phiếu của người đi bầu của cử tri gốc Việt, gốc
Hispanic ở Mỹ, gốc Á-rạp ở Pháp…
Và người nào đề nghị nhiều, hứa hẹn nhiều, thì kẻ ấy có cơ may lượm
nhiều lá phiếu.
Xin lấy vài thí dụ : các nhà làm chánh trị hứa sẽ bảo vệ con
người, tài sản và quyền lợi con người. Nhưng có ai nói đến bảo vệ
bằng cách nào, tổn phí là bao nhiêu ? Khi cần lá phiếu, các
ứng cử viên thường có những lời hứa với chương trình thực hiện (sẽ)
rất dài. Và cùng trong một lúc đó, các người đi bầu, người cử tri,
người dân thường, cũng họp nhau lại thảo những đòi hỏi dài, xin
thêm phương tiện hổ trợ, tiền bạc, nhơn danh “phúc lợi công cộng” (intérêt général), nhưng thật sự, đó chỉ là những đòi hỏi rất hạn hẹp có tính cách
địa phương và đặc biệt
Và cuối cùng, mọi người cùng ngóng cổ chờ quyết định của Nhà nước,
vì sự mặc cả, giữa những người muốn “giảm tiền thuế ”, và
những nhóm muốn xin “thêm tiền, để thực hiện những đặc lợi và đặc
quyền”, hai nhóm này đều là công dân, và cả hai đòi hỏi đều có lý
cả. Vậy phải làm thế nào ? Chúng ta thường thấy, theo thông
lệ, những nhóm đứng ra đòi hỏi thường là những “nhóm có tổ chức”,
biết xuống đường đấu tranh, biết la hét để đòi hỏi. Còn nhóm người
bị đóng thuế, như tất cả chúng ta, thường thụ động, im lặng, tuy có
rên rỉ đấy, nhưng vẫn phải trả thuế đều đều. Khối thiểu số ồn ào sẽ
lấn ép khối đa số thầm lặng.
Những nhà làm chánh trị ở các quốc gia tiên tiến xử dụng cái mâu
thuẫn ấy để kiếm phiếu, sẵn sàng hứa thực hiện tất cả những yêu
cầu, hứa sẽ giảm các loại thuế, tạo một không khí an lành và gợi
cho người dân cảm tưởng là có một “ai đó” sẽ hào phóng chi tiền.
Giáo sư trường luật Aix –Marseille Frédéric Martiat từng mô tả hiện
tượng ấy vào năm 1968 : “Nhà Nước là cái ảo tưởng xã hội (une fiction sociale) trong con
người mà lúc nào cũng mong được sống bám vào những kẻ khác” (L’Etat est une fiction sociale à travers laquelle chacun s’efforce
de vivre aux dépens de tous les autres). Và Nhà Nước Bảo Hộ ra đời. (Et l’Etat Providence naquit).
2.- Khủng hoảng của Nhà Nước .-
Vì mọi chuyện đều phải do Nhà nước giải quyết, chúng ta đã đâm đầu
vào một cuộc khủng hoảng kinh khủng. Cuộc khủng hoảng nầy đang diễn
ra tại các nước tiên tiến.
Mong bài nghiên cứu này đóng góp được những suy nghĩ để các nước
chậm tiến như Việtnam, ngày mai không vấp phải.
Khủng hoảng đầu tiên, là khủng hoảng chánh trị : nếu Nhà Nước là tất cả, các nhà cầm quyền và các nhà làm chánh trị là tất cả, thì “tất cả đó” đều đứng trên Pháp luật (Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản và Nhà Nước là một, ĐCS đứng trên
Pháp luật)
Khủng hoảng thứ hai, là những giá trị Đạo đức xã hội hoàn toàn bị xáo trộn. Những thành công đều được đánh giá trên kết
quả, mà không cần biết kết quả đó có được là do xảo quyệt, do bè
phái, do tham nhũng. Những giá trị thật sự về Đạo đức con người, về
giá trị học hành, về hiểu biết, về tri thức đều không được nhìn
nhận. (Việt nam ngày nay?)
Khủng hoảng thứ ba, là kinh tế, của công bị tham nhũng đục khoét, lãng phí, quản lý tồi, dĩ nhiên
mất hiệu năng sản xuất, cộng thêm Pháp luật bị chà đạp, sưu cao,
thuế nặng ... là nguyên nhân đưa đến trì trệ kinh tế. Rồi nạn thất
nghiệp gia tăng, mức tiêu thụ giảm lần, tạo nên cái vòng lẩn quẩn,
người nghèo vì thất nghiệp càng nghèo thêm, khiến quỹ xã hội thâm
hụt nặng, bởi không đủ thương vụ, nghiệp vụ đóng góp.
Khủng hoảng thứ tư, là Pháp lý, Nhà Nước không còn đóng vai trò quản lý, và trọng tài những tương
quan thương mại hoặc xã hội. Vì Luật pháp bị xâm phạm, bị cưởng hiếp, không còn được tôn trọng, nên những nhà chánh trị lương lẹo với những dân cử để tham nhũng
hay ngồi xổm lên pháp lý, rồi ... trẻ con các khu nghèo kéo nhau đi
“đốt xe” để ... giải trí. (Ở Pháp vừa qua).
3.- Sự chuyển tiếp phải qua trung gian các xã hội dân sự.-
Con đường phân chia biên giới giữa quyền lực của giới cầm quyền và
xã hội phải được nới rộng.
Để sanh tồn, quyền lực của công lực phải được giảm bớt, những “công hữu” phải được tư hữu hóa. Quản lý những sở hữu hay công nghiệp quốc gia không còn là nghiệp
vụ của Nhà nước nữa. Những xã hội dân sự, dần dần nắm quyền quản lý để thay thế. Quản lý khai thác, phân phối tài nguyên quốc gia phải được tư hữu
hóa.
Quản lý những sở hữu hay tài nguyên có tánh cách thương mại rất dễ
dàng cho các xã hội dân sự. Sản xuất xe hơi, quản lý khí đốt, điện
lực, chuyên chở, truyền thông, các tư nhơn và các xã hội dân sự
biết làm và còn làm giỏi hơn Nhà nước.
Về những phần hành “dịch vụ công cộng” (Services publics) vẫn là phận sự của Nhà Nước, vì là Công Bộc, như Tổ chức Giáo dục,
Tổ chức Y tế, Tổ chức Hưu Trí, Tổ chức Thể Thao, Tổ chức Văn hóa …
đành rằng khó khăn, nhưng nếu biết chuyển hướng khéo và quản lý
khéo vẫn có thể chuyển dần cho Tư nhơn.
Nhưng, vẫn còn những bộ phận hoàn toàn không thể chuyển nhượng cho
thế giới thương mại, như những “tổ chức dịch vụ xã hội tương
tế”, hay “dịch vụ phân phối tương trợ”, gọi chung là “dịch vụ xã hội ” (Sercices sociaux) chủ yếu đối với những gia đình nghèo khổ, giúp đỡ người tàn
tật, nghiệp vụ cứu thương, cứu hỏa, bảo vệ con trẻ, tổ chức phòng
ngừa du đảng, tệ nạn hút sách … Nếu Nhà Nước không làm thì ai đứng
ra làm ? Bảo vệ môi sinh, môi trường, Nhà Nước có thể làm
luật, nhưng ai kiểm soát ?
Chúng ta có thể trả lời : hãy để cho những “Xã hội dân sự cộng đồng” (des sociétés civiles communautaires). “Xã hội dân sự cộng đồng” là những Hiệp hội, hội đoàn có ý kiến trên một vấn đề đặc biệt:
Hội gia đình, Hội bảo vệ các người già, Hội bảo vệ phụ nữ chống tệ
nạn bị hành hung, Hội bảo vệ trẻ con … Nhà nước và các Tư doanh
không thể lo được. Những hội đoàn ấy tạo sự kiểm soát và đi dần đến
quản lý.
Định nghĩa những hội đoàn ấy là “Tương trợ”, “Tự nguyện”,
“ Bất vụ lợi”, “Hội tương tế ”
(Solidarité, volontariat, bénévolat, partage, mutualité).
Dĩ nhiên xã hội không thể đòi hỏi những “quý tánh ” ấy. Xã hội
phải có những khu vực thương doanh (đa số) và phải có những kiểm soát chế tài pháp lý (càng ít càng tốt).
Chúng tôi nghĩ rằng con người, tức là những công dân và những đoàn
thể công dân có thể thay thế Nhà nước điều hành tốt xã hội.
Tạm Kết :
Bài học Phá Lệ của Tân Tổng Thống còn dài dài. Hôm nay chỉ là những
ngày đầu của Vương Triều Macron. Chiều qua sau khi bổ nhiệm Thủ
Tướng, Ông bay qua Đức để o bế Bà Hoàng Angela Merkel. Cuộc tình
mới Pháp-Đức bắt đầu, nồng thắm, đấy hứa hẹn : nào sẽ tổ
chức lại một Liên Âu hữa hiệu hơn : một quy trình làm việc
mới, nào một lô cải tổ sẽ, và sẽ…và sẽ. Hứa hẹn, hứa hẹn và hứa
hẹn ! Lời hứa chỉ đúng với người cả tin – La promesse ne vaut à celui qui croit thôi !
Hôm nay, thứ sáu 19 tháng 5, nội các đã được thành lập. Ba sắc thái
đòi hỏi của Tổng thống đã được một phần nào trả lời… Ngon lành
tương lai sẽ trả lời. Hôm nay, như thông điệp ngắn của tân Thủ
tướng gởi cho toàn bộ nội các sau khi thông báo nội các xong :
« Au travail ! » - Bắt tay vào việc đi !
(còn tiếp)
Hồi Nhơn Sơn, tháng năm nhiều thay đổi.
Phan Văn Song
__._,_.___
Posted by: Nguyen bac ninh <bacninh75@gmail.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen