tka23 post
Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Tây Australia, nhiệt độ
nước biển toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng do tác động của hiện
tượng El Nino, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Trên
Biển Đông, có những khu vực nhiệt độ mặt nước biển tăng lên
tới 6 độ, dẫn đến cái chết của 40% rặng san hô trong vùng. Tuy
nhiên, hiện tượng san hô chết do biến đổi khí hậu chỉ là bề nổi của
tảng băng chìm. Các nghiên cứu khác của các nhà khoa học quốc tế đã
chỉ ra một sự thật khác hết sức đáng lo ngại đang diễn ra trên Biển
Đông.
Khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông có thể được xem là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới với hơn 600 loài san hộ và 6000 loài cá.
Các rặng san hô ở Trường Sa là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật
biển quý hiếm như cá mập đầu búa và cá heo. Chính vì vậy, hằng năm,
có hàng ngàn nhà khoa học tìm đến khu vực này để nghiên cứu về đa
dạng sinh học. Tuy nhiên, tình hình đã nhanh chóng thay đổi. Môi
trường Biển Đông đã xuống cấp nghiêm trọng trong vài năm trở lại
đây, từ 02 nguyên nhân:
Trung cộng xây đảo nhân tạo trên Biển Đông – phá hại môi
trường sinh thái trong khu vực
Nghiên cứu của Tiến sỹ
Greg Asner, chuyên viên sinh vật học tại Viện Nghiên cứu Carnegie (Mỹ) đã chỉ ra những con số hết sức giật mình. Theo kết quả nghiên cứu, các căn cứ quân sự mới xây dựng trên Biển Đông đã gây thiệt hại đến trên 80% các rặng san hô trong khu vực. Đáng chú ý, hiện tượng san hô bị chết hàng loạt trong vòng 03 năm trở lại đây, thời điểm Trung cộng bắt đầu hoạt động cải tạo đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Greg Asner, chuyên viên sinh vật học tại Viện Nghiên cứu Carnegie (Mỹ) đã chỉ ra những con số hết sức giật mình. Theo kết quả nghiên cứu, các căn cứ quân sự mới xây dựng trên Biển Đông đã gây thiệt hại đến trên 80% các rặng san hô trong khu vực. Đáng chú ý, hiện tượng san hô bị chết hàng loạt trong vòng 03 năm trở lại đây, thời điểm Trung cộng bắt đầu hoạt động cải tạo đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Nguyên nhân được lý giải là để xây đảo nhân tạo, Trung cộng
đã dùng hàng chục tàu hút công suất lớn để hút trầm tích dưới đáy biển nhằm bồi đắp nền móng cho các bãi đá ngầm phục vụ xây
dựng.Việc hút trầm tích đã khiến các rặng san hô ở xung quanh
vốn dễ bị tổn thương chết ngay lập tức. Sau đó, lớp trầm tích
này tiếp tục bị xói mòn do tác động của nước biển, tác động xấu
đến hệ sinh thái biển ở khu vực lân cận.
Nghiên cứu của Tiến sỹ Asner không phải là công trình duy nhất
chứng minh khi xây đảo nhân tạo của Trung cộng phá hủy nghiêm
trọng môi trường Biển Đông. Trước đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (CSIS) cũng đã công bố hình ảnh vệ tinh và báo cáo nghiên
cứu cho thấy những dấu hiệu tổn hại rộng lớn và không thể
phục hồi của môi trường biển tại khu vực Trung cộng xây đảo
nhân tạo.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi xây dựng, cách thức Trung cộng
quản lý các đảo nhân tạo này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Với hệ thống bể chứa nước ngọt dung tích 920.000m3 trên chuỗi đảo nhân tạo, chỉ tính riêng hoạt động khử muối để cung cấp nước ngọt cho các
bể chứa này đã làm mất cân bằng nghiêm trọng nồng độ nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh của các sinh vật
biển trong vùng. Trung cộng còn đang lên kế hoạch xây dựng
20 nhà máy điện hạt nhân nổi có nền tảng kỷ thuật từ thời
Liên Xô trên Biển Đông, đặt ra nguy cơ lớn về ô nhiễm phóng xạ đối với các quốc gia ven biển.
Đáng lo ngại hơn, Trung cộng đang tăng cường xây dựng các
công trình dân sự trá hình phục vụ mục tiêu quân sự tại các đảo
nhân tạo trên Biển Đông mà gần đây nhất là hệ thống quan trắc biển với hàng loạt hệ thồng sonar, cảm biến giám
sát trên mặt biển và trong lòng biển. Dưới chiêu bài thu thập thông tin biển phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học, hệ thống này đồng thời cung cấp các dữ liệu về
biển phục vụ hoạt động của quân đội Trung cộng trên Biển
Đông.
Theo đánh giá của các chuyên viên quốc tế, hệ thống quan trắc
biển này không chỉ giúp Trung cộng theo dõi, giám sát hoạt
động của các tàu thuyền trên Biển Đông, từ đó khống chế hoạt động
tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, mà còn tạo điều kiện cho
phép nước này tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản trên thực
địa, đặt ra những hệ lụy tiềm ẩn với môi trường sinh thái trong khu
vực.
Ngư dân Trung cộng – “sát thủ” môi trường trên Biển Đông
Theo nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) công bố năm 2016, các hoạt
động khai thác của con người đã phá hủy 16.200 ha diện tích các rặng san hô trên Biển Đông, trong đó ngư dân Trung cộng “góp công” 98% vào hành vi hủy
diệt này. Hoạt động tàn phá môi trường biển của ngư dân Trung cộng
bao gồm sử dụng chân vịt tàu thủy để tận thu trai biển từ san hô, dùng thuốc nổ, chất độc xyanua để đánh cá. Thêm vào đó, theo đánh giá của các chuyên viên quốc tế, lệnh
cấm đánh bắt cá hằng năm của Trung cộng trên Biển Đông chỉ
mang tính chất áp đặt chủ quyền thay vì hướng đến mục đích khai
thác nguồn lợi Biển Đông một cách bền vững.
Ngư dân trung cộng dùng lưới cào khi tới mùa đánh cá.
Ngư dân trung cộng dùng lưới cào khi tới mùa đánh cá.
Trung Quốc, với ưu thế vượt trội về kinh tế và quốc phòng, đang áp
đảo các nước còn lại trên Biển Đông. Tuy nhiên, cách tiếp cận hủy
diệt của nước này trên thực địa đang trở thành con dao hai lưỡi,
biến Biển Đông thành khu vực “biển chết” khiến cả khu vực hứng chịu
những hậu quả khôn lường trong tương lai./.
Lê Dong
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen