Freitag, 17. März 2017

NHẬT MUỐN GÌ KHI ĐIỀU ĐỘNG IZUMO ĐẾN BIỂN ĐÔNG

tka23 post

Nhật Bản đang "tính toán" gì khi điều đợng  Izumo, kmh trực thăng lớn nhất của Tokyo đến tập trận  cùng hải quân Mỹ trên Biển Đông?.

Một trong những nguồn thạo tin từ Reuters: “Nhật Bản muốn kiểm tra năng lực của hkmh trực thăng Izumo bằng cách điều động  đến tham gia một sứ mệnh kéo dài. Tàu sẽ tập trận  cùng hải quân Mỹ ở Biển Đông”.
                                   
Nếu kế hoạch này được  khai triển , Nhật Bản đã gây bất ngờ
lớn,bởi trước đó Bộ trưởng
 Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố: “Nhật Bản ủng hộ hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của quân đội Mỹ trên biển. Tuy nhiên, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không được cử tới Biển Đông”.
Andrew Shaerer,
 cựu cố vấn an ninh quốc gia của trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho rằng, Nhật Bản đang thực hiện một “nước cờ” an ninh cứng rắn dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. “Biển Đông là  đường thủy quốc tế rất quan trọng không chỉ với Nhật Bản, mà còn nhiều nước trong khu vực. Dù không có tranh chấp tại vùng biển này, nhưng Tokyo cũng cần chứng tỏ là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực trong lúc  Mỹ chưa có nhiều hành  động  rõ ràng tại đây. Đây sẽ là bước  giúp Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng trong khu vực”, Tiến sĩ Andrew Shaerer nói.

Một số chuyên viên  Australia nhận định, đây sẽ là màn phô diễn sức mạnh lực lượng hải quân lớn nhất của Tokyo, kể từ Thế chiến II. Nhưng hành động của Nhật không đơn giản là “kiểm tra năng lực hkmh trực thăng”, mà đây là sự tính toán rõ ràng.
 Bởi hiện nay Tokyo vẫn đang lo lắng về những cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với châu Á. Theo đó, Nhật Bản muốn chứng tỏ với chính quyền mới của Mỹ rằng Tokyo sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn về phương diện quân sự tại đây.
Ngay trong chuyến công du châu Á bắt đầu từ ngày 15/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, cũng khiến cho các đồng minh của Mỹ cảm thấy bất an khi tuyên bố, đây là “chuyến đi để lắng nghe”.
Quyềnphụ tá Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton trong cuộc họp báo diễn ra hôm thứ Hai (13/3) cũng nhấn mạnh, trên danh nghĩa, chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của cựu Tổng thống Barack Obama đã không còn. “Chính phủ mới sẽ có các chie 61n lược  riêng ở châu Á nhưng hiện vẫn chưa có phương án chi tiết”, bà Thornton thừa nhận.
“Hiện các đồng minh tại châu Á của Washington, trong đó có Australia và Nhật Bản vẫn lo lắng rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi khu vực châu Á. Nhật Bản như muốn hối thúc Mỹ cần có một chính sách chi tiết hơn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện chính quyền Donald Trump cần gấp rút bổ nhiệm các quan chức tầm trung và thấp trong bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng, để có thể “trách nhiệm ” sự hiện diện của Mỹ tại đây”, Ben Schreer, Chủ nhiệm khoa Quốc phòng an ninh và nghiên cứu tội phạm đại học Macquarie, Australia gợi ý.
Chuyên gia Ben Schreer cũng nói thêm, Chính phủ Trump sẽ không rút khỏi khu vực châu Á, bởi vì khu vực này có lợi ích chiến lược của Mỹ. Cho dù là lợi ích đối với quốc gia hay cá nhân, thì khu vực năng động này đều đóng vai trò rất quan trọng.
Trong khi đó, Li Jei, một chuyên iên  hải quân tại Bắc Kinh nói với Global Times rằng, bằng cách gửi hkmh trực thăng lớn nhất tới Biển Đông, Nhật Bản đang cho thấy sự cương quyết của mình trong việc can thiệp vào vùng biển này. “Tokyo đã hành động “một mũi tên trúng hai mục tiệu ’.Vừa mở rộng hợp tác với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, lại vừa có thể “cô lập” Bắc Kinh”, ông Li bình luận.
Nhật Bản không có bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp lãnh hải với Trung cộng ở biển Hoa Đông. Các  hành động  quân sự và bành trướng lãnh hải của Trung cộng  trong các vùng biển tranh chấp ở khu vực gần đây đã khiến Tokyo đặc biệt lo ngại.
Phương Anh

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen