Trung Quốc ngày 24/11 nói họ hy vọng Mông Cổ đã học được một bài học và sẽ giữ lời hứa không mời nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma trở lại sau chuyến thăm của ông vào tháng 11 khiến mối quan hệ giữa hai nước nguội lạnh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma được tôn kính như nhà lãnh đạo tinh thần ở nước Mông Cổ đại đa số theo Phật giáo, nhưng Trung Quốc coi ông là một kẻ ly khai nguy hiểm và cảnh báo Mông Cổ trước chuyến thăm rằng việc này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ.
"Chuyến thăm lén lút của Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ mang tới ảnh hưởng tiêu cực cho mối quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ," Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ Tsend Munkh-Orgil qua điện thoại.
"Chúng tôi hy vọng Mông Cổ ghi tâm khắc cốt bài học này," ông nói, theo một thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trung Quốc cũng hy vọng Mông Cổ sẽ "nghiêm chỉnh giữ lời hứa của mình" không mời Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa, ông Vương nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ không đưa ra bình luận gì nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông lấy làm tiếc về tác động tiêu cực do chuyến thăm gây ra và tái khẳng định lập trường của chính phủ ông rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không được mời nữa, lần đầu tiên được nêu ra vào tháng 12 năm ngoái.
Một tuần sau chuyến thăm hồi tháng 11, Trung Quốc áp đặt phí nhập khẩu hàng hóa thô từ Mông Cổ, tính thêm chi phí vận chuyển đối với hàng hóa đi qua cửa khẩu biên giới vào khu vực Nội Mông phía bắc của Trung Quốc.
"Mông Cổ kiên quyết ủng hộ chính sách một Trung Quốc, nhất quán với lập trường rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, và rằng vấn đề Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc," Bộ trưởng ngoại giao Mông Cổ được dẫn lời nói.
Mông Cổ trước đó đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ kinh tế với nước láng giềng phía nam hùng mạnh của mình và sử dụng vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc trong những dự án khai khoáng và cơ sở hạ tầng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma được tôn kính như nhà lãnh đạo tinh thần ở nước Mông Cổ đại đa số theo Phật giáo, nhưng Trung Quốc coi ông là một kẻ ly khai nguy hiểm và cảnh báo Mông Cổ trước chuyến thăm rằng việc này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ.
"Chuyến thăm lén lút của Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ mang tới ảnh hưởng tiêu cực cho mối quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ," Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ Tsend Munkh-Orgil qua điện thoại.
"Chúng tôi hy vọng Mông Cổ ghi tâm khắc cốt bài học này," ông nói, theo một thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trung Quốc cũng hy vọng Mông Cổ sẽ "nghiêm chỉnh giữ lời hứa của mình" không mời Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa, ông Vương nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ không đưa ra bình luận gì nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông lấy làm tiếc về tác động tiêu cực do chuyến thăm gây ra và tái khẳng định lập trường của chính phủ ông rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không được mời nữa, lần đầu tiên được nêu ra vào tháng 12 năm ngoái.
Một tuần sau chuyến thăm hồi tháng 11, Trung Quốc áp đặt phí nhập khẩu hàng hóa thô từ Mông Cổ, tính thêm chi phí vận chuyển đối với hàng hóa đi qua cửa khẩu biên giới vào khu vực Nội Mông phía bắc của Trung Quốc.
"Mông Cổ kiên quyết ủng hộ chính sách một Trung Quốc, nhất quán với lập trường rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, và rằng vấn đề Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc," Bộ trưởng ngoại giao Mông Cổ được dẫn lời nói.
Mông Cổ trước đó đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ kinh tế với nước láng giềng phía nam hùng mạnh của mình và sử dụng vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc trong những dự án khai khoáng và cơ sở hạ tầng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen