Freitag, 6. Januar 2017

Hố rồi con ạ!

Việt Nhân
 (HNPD) ...trên Google dễ dàng qua những tài liệu còn lưu, ta thấy được ấn bản Ly Rượu Mừng đầu tiên năm 1956, của nhà xuất bản Tinh Hoa.
 
 
(HNPĐ) Ngày tết ta Đinh Dậu 2017 sắp đến, dân mạng đang ồn ào vì bản nhạc Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương được tháo cùm, sau một thời gian dài bị nhà nước An Nam cộng cấm hát. Từ ngày gọi là mùa xuân đại thắng, đảng quang dzinh lãnh đạo bộ đội già hồ đánh cho Ngụy nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam, thì cái gì dính đến Ngụy là bị cùm, bị cấm, đó là cái đắc ý của kẻ thắng. Thằng mỗ tôi tù hơn chục năm, bằng một góc tư thời gian bản nhạc Ly Rượu Mừng bị cùm, xem ra tội nó nặng hơn mỗ tôi quá nhiều!
 Vừa rồi nghe nói trong một chương trình nhà nước An Nam cộng, bắt chước thiên hạ hát chào mừng năm mới, gọi là ‘giai điệu tự hào của năm 2016’, phát sóng lúc 20 giờ 10 phút ngày cuối năm dương lịch trên dài tàng hình VTV1, và bản Ly Rượu Mừng được chọn để kết thúc chương trình. Nếu chuyện chỉ có thế thì đã không gây ồn, đàng này có một anh nhà báo nào đó (loại báo nhà nước cộng đảng), nói rằng đại loại bài hát được tháo cùm, và bài hát đã được “giải oan”, na ná như chuyện (Huỳnh văn Nén) ở tù 17 năm nhưng sau đó nhà nước thấy xí lộn bèn thả ra.
 
Chuyện vậy thì thường thôi ở xứ xã nghĩa, bác cũng đã giết lộn hàng chục vạn người trong CCRĐ, và chỉ vài giọt nước mắt cá sấu là huề! Riêng bản nhạc Ly Rượu Mừng thì ngược lại (?) không cùm nữa vì rằng nó bị cùm oan, lời chúc người lính, đời lính, binh sĩ, mà cho rằng để nói lính Ngụy là sai (?) và dư luận ồn ào chuyện đúng sai đó. Tóm lại, với kể cả tác giả, và với tất cả mọi người đã từng hát ra rả từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa cho đến 30 tháng Tư Đen nếu cho đó là lính Ngụy thì là sai… Nay cộng đảng nói: Đó là bài hát về người lính chống Pháp (!?).
 
Bố tôi vào Nam rất sớm (1945), ông cụ Fugitive ‘dinh tê’ sau bố tôi hai năm, trước ông Phạm Đình Chương khoảng ba năm, nhưng cụ Fugitive mãi đến 1954 lúc Thầy U ông bị giết trong cải cách ruộng đất, ông mới lìa đất Bắc theo đoàn di cư vào Nam. Tháng sáu này là lễ đại thọ 90 tuổi, cụ Fugitive là người yêu thích nhạc văn thơ, nhưng cụ nói hoàn toàn không nghe đến bản Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương trong những năm từ 1947 đến 1954 tại Hà Nội, theo cụ thời gian đó, nhạc văn thơ sáng tác mới không có nhiều nên khó để nói cụ bỏ sót.
 
Cụ Fugitive đúng thôi! Phạm Đình Chương cũng là dân tham gia kháng chiến nhưng từ lúc Việt Minh lộ mặt (đấu tranh giai cấp), những thanh niên trí thức Hà Nội bắt đầu bị chúng dè chừng nghi kỵ (tiểu tư sản, tạch tạch sè) cái ngột ngạt khiến không ít người ngay trong hàng ngũ Việt Minh dinh tê. PĐC cũng không khác, về thành rồi theo anh em vào Nam giữa năm 1951, lúc đó xin nói nơi miền Nam (Saigon) tên tuổi của Ban Thăng Long không lạ và là ưa thích của những người gốc Hà Nội (không nhiều lắm), và cả những người Bắc vào Saigon trước đó lâu.
 
Những đứa nhóc như mỗ tôi, nay quá tuổi 70 đôi chút vẫn còn nhớ, bài Ly Rượu Mừng nghêu ngao hát lúc xuân về, mà nay trên Google dễ dàng qua những tài liệu còn lưu, ta thấy được ấn bản Ly Rượu Mừng đầu tiên năm 1956, của nhà xuất bản Tinh Hoa. Chuyện chỉ có vậy thôi, cái ồn ào quay quanh bản nhạc là vì đám Ba Đình lẹo lưỡi nói bậy, lại thêm những gì như mỗ tôi đã nhiều lần thưa chuyện, nay chúng đã thò tay vào chỉnh sửa Wikipedia (tiếng Việt) để lái dư luận có lợi cho tuyên truyền, và chuyện Ly Rượu Mừng PĐC cũng trường hợp như thế.
 
Dù có cho là Ly Rượu Mừng sinh năm 1952 thì lúc đó tác giả PĐC cũng đã ở trong Nam, vả nhạc của PĐC đâu phải là thứ nhạc đục lờ nước hến Trịnh công Sơn mà đem ra tán láo! PĐC viết rõ ràng, người nghe, người hát thấy được ngay cái khung cảnh của một miền Nam, những lời chúc tết mọi người hạnh phúc đến người nông phu, công nhân, thương gia, nghệ sĩ, và người binh sĩ: “lên đàng chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình”. Đó là bối cảnh một miền Nam trong những ngày đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa!
 
Ngay cái danh xưng cũng đã cho thấy rõ: Lính và binh sĩ là cách gọi của miền Nam, miền Bắc thì chỉ có bộ đội, bò đá, bò đạp mà thôi. Lính, đi lính, là người miền Nam dùng để chỉ người Lính Quốc Gia (VNCH), phía cộng thì chỉ có bộ đội, đi nghĩa vụ, vịt cộng, giặc cộng… Ngay thời kháng chiến chống Pháp, những người như bố tôi, cụ Fugitive đi kháng chiến chỉ dùng hai chữ tham gia hay hoạt động (cho Việt Cách, Việt Quốc) chứ làm quái gì có đi lính chống Pháp, để rồi (lếu láo) sửa lại năm tháng mà rằng PĐC viết đây là viết về người lính chống Pháp ?!
Bái hát Ly Rượu mừng, nay những lời chúc xuân cho người lính, lính đây được nhà nước An Nam cộng nhận vơ là ‘lính chống Pháp’ (ý nói bộ đội giặc hồ) đó là thứ cố nói lấy được, chả có một ai dinh tê rồi lại quay ra viết nhạc ca ngợi, và Phạm Đình Chương lại càng không. Những ngày tháng sau đó tại miền Nam tác giả Ly Rượu Mừng nhớ về đất Bắc, đã viết lên nỗi ước mơ của mình: Kìa sáu chốn miền Đồng Nai lên niềm tin…Bao nhiêu chàng trai tay siết mạnh, thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi (Anh Ði Chiến Dịch, Phạm Ðình Chương).
 
Nghe qua là biết ngay những thằng lưỡi gỗ dựng chuyện có mục đích! Tất cả chỉ vì tiền, đói quá, kiều hối nay tụt chỉ còn 9 tỷ đô xanh, lệ thường là 12 tỷ, mất đi một góc tư, tết đến phải tạo lại không khí ngày xuân thời Ngụy. Ca vang Ly Rượu Mừng để dụ những đứa (con) vịt kiều đem đô xanh về xứ xã nghĩa ăn chơi gái gú, thế là tháo cùm Ly Rượu Mừng để câu đô la và trơ mặt bẻ cong lời hát của người ta để nhận vơ, thì đúng chỉ có bọn cộng nhổ rồi liếm mới làm được vậy. Lấy nhạc của ai không lấy, lại đi lấy nhạc của ông chống cộng PĐC… Hố rồi các con ạ!
 
Làm quái gì có chuyện oan ưng ở đây, cả một miền Nam mỗi độ xuân về từ thành phố đến thôn quê, có năm nào không hát vang bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương, có chăng là chỉ có ở miền Bắc xã nghĩa cấm vì đúng là hát cho lính Ngụy, cũng như toàn quốc sau ngày tháng Tư Đen. Và đây cũng là điều để các cái đầu đất lẫn bọn vịt kiều áo gấm về làng, mở to con mắt nhìn và “động não” (đầu tôm) giùm một tí, chỉ mỗi bài nhạc mà chúng cũng trí trá lươn lẹo cho bằng được, thì đàng sau những lời kêu gọi hòa hợp hòa giải liệu có ngu mà tin?
 
Việt Nhân

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen