Anh Vũ
Nhật báo Le Monde đưa lên trang nhất một đề tài khoa học khá thu vị với câu hỏi : « Phải chăng con người đã đạt tới giới hạn ? » Câu trả lời của Le Monde là : « Sau nhiều thập kỷ cải thiện những đặc tính của con người như tuổi thọ, khả năng thể chất, tinh thần, tầm vóc…. Nhiều dữ kiện rút ra cho thấy trong mọi lĩnh vực con người đã dạt đến giới hạn. »
Hồ sơ của Le Monde đi vào cụ thể. Về mặt tuổi thọ con người cũng đã đạt mức trần. Hiện tại kỷ lục sống lâu nhất thế giới là của cụ bà người Pháp Jeanne Calment, qua đời năm 1997 thọ 122 tuổi. Tờ báo đạt câu hỏi : Liệu thế hệ tương lai có ai phá được kỷ lục này ?
Theo tờ báo, giới hạn tuổi thọ con người là vấn đề cuốn hút nhiều nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng chia rẽ các nhà khoa học. Cuộc tranh cãi gần đây nhất về tuổi thọ con người được dấy lên từ sau khi một nghiên cứu của Mỹ công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới Nature.
Theo nhà sinh học Jan Vijg và các đồng nghiệp của ông, từ năm 1995, mức trần của tuổi thọ con người được ấn định trong khoảng 115 tuổi, khả năng vượt quan ngưỡng 125 năm chỉ là đơn lẻ và rất ít.
Kết luận trên không được cộng đồng các nhà khoa học nhất trí hoàn toàn, bởi nhiều người cho rằng tuổi thọ trung bình còn liên quan đến nhiều yếu tố có liên hệ với nhau.
Về hình thể con người, theo le Monde, chưa bao giờ con người lại cao lớn thêm nhiều như trong thế kỷ 20, với trung bình cao hơn một chục cm, và ở một số nước con số này còn cao hơn.
Theo các dữ liệu thống kê được một nhóm nghiên cứu quốc tế công bố hôm 26 /7 năm ngoái trên tạp chí eLife, tại Iran, trong 100 năm đàn ông nước này cao thêm 17 cm, phụ nữ thêm 20 cm.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng chiều cao ở con người có vẻ như đang chững lại, nhất là ở các nước Âu châu . Theo giáo sư Baten, thuộc đại học Tuebingen - Đức, « tại Hoà Lan, Đức, Anh và một số nước trong vùng Scandinavi, chiều cao của thanh niên 20 tuổi đã không tăng trong vòng thập kỷ vừa qua ».
Hiện tượng chững lại chiều cao cũng được ghi nhận ở một số vùng khu vực Á châu như ở Bangladesh, Nhật Bản chẳng hạn. Thậm chí ở một chổ nước Phi châu , chiều cao trung bình của người còn có xu hướng giảm từ khoảng một thế hệ qua. Các thanh niên ở một số nước như Ai Cập, Ouganda, Sierra Leone ngày nay nhỏ bé hơn so với cha ông họ cách đây 50 năm.
Tất nhiên để giải thích cho xu thế phát triển chiều cao này có thể là điều kiện sống của con người đã được cải thiện nhiều, nhưng cũng còn rất nhiều tham số khác liên quan như về di truyền, môi trường, xã hội, thói quen ăn uống…. Nhưng nhìn chung theo các chuyên gia nhân chủng học « giống loài đã được lập trình cho một chiều cao, cân nặng nhất định. Những phát triển thái quá nói chung đều không được ủng hộ ».
Về thành tích thể thao, các kỷ lục thể thao dường như cũng đã tới giới hạn, có xu hướng chững lại. Cho dù các điều kiện kỹ thuật tập luyện, tiến bộ về dinh dưỡng ngày càng giúp các vận động viên thể thao vươn tới đỉnh cao hơn, thì việc cải thiện thành tích thể thao cũng chỉ đạt thêm được chút ít, nhưng đó không phải là khả năng có thực của con người.
Về trí tuệ con người, qua các nghiên cứu mới nhất Le Monde ghi nhận bắt đầu có sự suy giảm. Tờ báo trích dẫn một cảnh báo của giáo sư James Flynn, thuộc đại học Otago, Dunedin, New Zealand : « Con cái chúng ta đang dốt hơn chúng ta ! ».
Năm 1987, ông đã chứng minh qua khảo sát ở 14 nước rằng trong thế kỷ 20, chỉ số thông minh trung bình của con người đã tăng liên tục. Nhưng trong vòng 30 năm gần đây, tình hình này đã thay đổi hoàn toàn. Trí thông minh của con người có xu hướng giảm đi, kể cả ở những nước phát triển như Úc, Đan mạch, Anh, Pháp, Mỹ…
Có một nguyên nhân được các nhà khoa học đặc biệt chú ý đó là môi trường số của chúng ta hiện đang có quan nhiều hóa chất gây đảo lộn chức năng thyroide. Trong vòng một thế kỷ qua, con người đã tăng sản lượng các loại hóa chất lên gấp 300 lần. Hóa chất cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ sơ sinh.
Không chỉ có IQ mà tuổi thọ trung bình, chiều cao của con người cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi « ô nhiễm hóa chất ». Tuy nhiên, đây đó vẫn chỉ là những suy luận dựa trên các thống kê, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định các phân tử hóa chất là nguyên nhân chính ngăn chặn đà phát triển giống nòi của con người.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen