Vài lời phi lộ:
Thưa Quý vị, tác giả bài viết ” CÔ SÁU và MÀU CỜ “, anh Lê Trung Ưng ngoài chỗ quen nhau qua các sinh hoạt của NVTN ở Đức, vốn biết tôi cộng tác thường xuyên với vài tờ báo & Websites ở Mỹ, Úc như Nhật báo ViệtBáo, Cali Today, Diễn đàn Người Dân Việt Nam (USA), Nam Úc Tuần Báo …cũng như với ViệtVùngVịnh, Người Việt Boston…đồng thời cũng là đại diện cho Cali Today/ USA ở Âu Châu nên gởi cho tôi bài viết dười đây để đọc và đồng ý cho tôi được tùy nghi phổ biến.
Như quý vị biết, trong 1-2 tuần qua người Việt chúng ta khắp nơi ít nhiều cũng nghe những tranh cãi qua nhiều bài viết liên quan đến Cờ Vàng (cờ Việt Nam Cộng Hòa) sau buổi sinh hoạt văn nghệ đã được tổ chức vào ngày 08.01.2017 tại vùng thủ đô Washington của 01 người “đấu tranh” từ VN sang. Tôi cũng vừa đóng góp một bài tham luận dựa theo bài báo của một ký giả người Đức, muốn rõ hơn mời đọc theo đường Link:
Tả Khuynh, SPD và trường hợp Andrej Holm. Không bao giờ lại Đỏ-Đỏ!
Vì đang sống ở các nước Tự Do nên sự nhận định về lối hành xử của BTC hay tư cách của ca sĩ liên hệ đến buổi sinh hoạt văn nghệ ngày 08.01.2017 kể trên, theo tôi tùy quan điểm của từng cá nhân nên miễn bàn tiếp. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc gì cũng vậy, nếu làm với cái “TÂM, với lòng thành” thì vẫn có giá trị hơn. Dù có nói muôn ngàn lần xin lỗi này kia khi việc đã rồi, khi ngôn từ sử dụng phản ảnh rõ trình độ, tư cách thì tất cả cũng chỉ muốn vớt vát và có lẽ chỉ là lời nói suông. Nói ai nói cũng được nhưng nếu thiếu cái tâm thì giá trị là con số không!.
Việc làm thay cho lời nói. Nhận được bài từ tác giả và sau khi đọc xong tôi rất ư ngạc nhiên vì thật sự tôi cũng không ngờ, có lẽ vì chị Viện trầm tỉnh ít nói thì làm sao tôi biết được, mặc dù đã gặp g/đ Chị Viện nhiều lần khi tham dự sinh hoạt của Vovinam cách nơi tôi ở hơn 400km.
Nhận thấy bài viết giá trị không những phản ảnh đúng lập trường của NVTN ở hải ngoại vì Cờ Vàng là biểu tượng duy nhất còn lại của NVTN sau khi bỏ nước ra đi tìm Tự Do và đối với tất cả những người Việt tỵ nạn đã chọn xứ người làm quê hương mới của mình, mà còn cho thấy rõ một việc làm cụ thể tuy nhỏ mà giá trị rất cao, đáng trân trọng như những vị nào đã từng nâng niu, vinh danh và giương cao ngọn Cờ Vàng kể từ sau 1975 ở hải ngoại. Điều đáng nói như tôi trình bày ở trên, bất cứ việc làm nào nếu thực hiện với cái TÂM lại càng quý hơn so với ngàn lời nói rỗng toét nên tôi mạn phép tác giả gởi đến Quý báo, quý chủ nhiệm, chủ bút, chủ trang mạng …nhờ phổ biến dùm. Ngoài ra cũng mong quý độc giả xa gần, diễn đàn người Việt Quốc gia phổ biến tiếp (nếu muốn) để rộng đường dư luận hầu qua đó mọi người có cơ hội đọc, suy ngẫm.
Tác giả (xin được mạn phép anh Lê Trung Ưng) và tôi (người đưa thơ giới thiệu bài) chân thành cám ơn quý cơ quan truyền thông nói chung giúp đăng bài . ( LNC_Ger (người chuyển bài)).
* * *
Có những điều không ngờ được, có những việc làm thầm kín mà chẳng ai hay. Không rầm rộ, cũng không tự hào; tự mình đơn độc nhận lấy phần trách nhiệm và hòan thành sứ mạng mà trái tim thúc giục .
Sự việc đơn giản, nhưng không giản đơn. Không đòi hỏi phải hy sinh xương máu như những Chiến Sỹ Thủy Quân Lục Chiến cắm ngọn cờ Vàng Tổ Quốc trên Cổ Thành Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cũng không phải bị tù đày và trù dập như Anh Hùng Nguyễn Viết Dũng tự Dũng Phi Hổ đã giương cao ngọn cở Tổ Quốc tại Hà Nội, Nhà đấu tranh Dân Chủ Phạm Thanh Nghiên tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn .
Tuy nhiên nó là cả một sự đấu tranh quyết liệt về nội tâm. Vào thời điễm kinh tế sa sút trầm trọng, không riêng gì ở Đức , hầu hết hảng xưởng đều đổ xô vào Trung Cộng một nước đông dân, nhưng nghèo đói và có cuộc sống kém văn minh để thuê mướn nhân công với giá rẽ như bèo, từ đó đã đưa đến nạn thất nghiệp trầm trọng; 30 năm về trước Chủ quý Công Nhân, bây giờ Công Nhân không còn cái may mắn đó nữa. Hàng triệu triệu người thất nghiệp đang chờ Chủ mở miệng, thì thử hỏi yêu sách của một Công Nhân đối với Chủ thì kết quả sẽ ra sao? Mà yêu sách đó có thể mang đến bất lợi cho Chủ hảng.
Người Việt tỵ nạn cộng sản đã quá hãi hùng với búa liềm cùng ngọn cờ máu và đã cao bay xa chạy, thế mà nay tại vùng đất hứa lại nghiệt ngã thay cho thân phận. Hãng Hàng Không Avia-tion Power thâu nhận Cô Sáu vào phục vụ cho hãng với nhiệm vụ hướng dẫn và giải thích những thắc mắc của khách hàng, đồng thời trao cho Bà một bảng tên gắn trên ngực cùng bốn màu cờ của bốn Quốc Gia mà Bà có thể hiểu và nói thông thạo: Anh, Pháp, Đức và việt cộng. Mừng mừng, tủi tủi với cái bảng tên trong tay :
´´Có lẽ ta đâu mãi thế này
Non sông lẩn thẩn mấy thu chầy
Đã từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng đã xênh xang hội gió mây
Hãy quyết phen này xem thử đã…´´
( Nguyễn Công Trứ )
Cô Sáu , tên thật Nguyễn Thị Viện là Môn Sinh của Việt Võ Đạo Hùng Vương Darmstadt,và cũng là một trong những người cùng Gia Đình thành lập ´´Ban Văn Vũ Điễm Sáng´´. Đồng Môn thường gọi Bà là Cô Sáu.
Ban Văn Vũ Điểm Sáng có mặt khắp bốn miền của nước Đức, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuôi Nam, nơi nào có sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản, nơi đó tinh thần người Việt Quốc Gia được nung nấu. Từ Lịch Sử của hơn bốn ngàn năm Tộc Việt, từ những trang thơ bất khuất của dòng giống Tiên Rồng đến những bài Võ Thuật , Ban Văn Vũ Điễm Sáng đã làm tăng thêm cho Cộng Đồng tinh thần bất khuất, kiên cường trong công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam không cộng sản và trước hiểm họa Hán hóa mà nhà cầm quyền Bắc Bộ Phủ Ba Đình đang tâm dâng hiến Tổ Quốc cho Tàu cộng.
´´Hãy quyết phen này xem thử đã´´.Với bản tính trầm lặng, ít nói nhưng cương quyết, Bà Viện chỉ sau một thời gian ngắn đã thuyết phục được Chủ hãng Hàng không Aviation Power và màu cờ máu của việt cộng đã được lấy xuống và thay vào màu Vàng cùng Ba Sọc Đỏ – Màu cờ muôn đời của Tổ Quốc.
Chỉ là một việc làm bé nhỏ, nhưng đã nói lên được tinh thần dân tộc của người Việt Quốc Gia quyết bảo tồn và giử vững màu cờ của Tổ Quốc.
Phi trường Quốc Tế Frankfurt là cửa ngỏ của khách thập phương, là tai mắt của Đức Quốc. Màu cờ sẽ làm ấm áp khách phương xa khi đặt chân đến Đức.
Cám ơn Bà Viện, cám ơn Ban Văn Vũ Điểm Sáng cùng Gia Đình Việt Võ Đạo Darmstadt đã giương cao ngọn cờ của Tổ Quốc :
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
20.01.2017
Lê Trung Ưng – Odw , Đức Quốc
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen