Donnerstag, 9. Juni 2016

Báo động đỏ : Sông Hồng sắp rơi vào tay giặc, hủy diệt toàn bộ đồng bằng, ...

Thủy điện trên sông Hồng: Nếu bán dự án cho nước ngoài...

(Quan điểm) - Nếu chủ đầu tư tư nhân chuyển nhượng dự án cho nước ngoài mà lại đúng vào tay Trung Quốc thì coi vô cùng nguy hiểm.

Thuy dien tren song Hong: Neu ban du an cho nuoc ngoai...
Đó là cảnh báo của GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT về dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện.
 

Trước đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất.
Dự án có mục tiêu là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng – Việt Trì và Hà Nội – Lạch Giang; cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ Kwh/năm.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà đầu tư sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp III; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.
Tính toán sơ bộ của Xuân Thiện cho thấy, dự án này cần tới 24.510 tỷ đồng, trong đó 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp bằng vốn chủ sở hữu; phần còn lại sẽ được huy động vốn vay thương mại.
Mất vựa lúa ĐBSH
Trao đổi về dự án, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, với tổng công suất thiết kế 228 MW các nhà máy thủy điện trên không gọi là  thủy điện nhỏ được và tuổi thọ của các thủy điện này phải 100 năm. Mục tiêu đầu tiên của chủ đầu tư là kinh tế nhưng họ chưa nói đến sinh thái môi trường.
Vị chuyên gia phân tích, trước hết, dòng sông Hồng sẽ tụt xuống, không phải 1m như hiện nay mà là 2m. Hệ quả là nước biển dâng vào, đất của ĐBSH lún xuống. Khi ấy, các tỉnh ven biển như Thái Bình, Nam Định sẽ gặp hiểm họa trước tiên, cả vựa lúa ĐBSH sẽ bị mất.

Thứ hai, hai bờ sông Hồng sẽ bị phá rộng ra vì hết bùn cát, làm cho tất cả diện mạo của ĐBSH, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội bị xâm phạm, thậm chí biến mất. Liệu ta có đủ tiền đầu tư để làm các đê chống?
Thứ ba, các nhà máy thủy điện sẽ không phục vụ gì cho nông nghiệp bởi chúng chỉ mở nước khi phát điện. Miền Tây, Tây Nguyên vừa qua bị hạn, xâm nhập mặn nặng nề, chúng ta đã yêu cầu các thủy điện xả nước nhưng họ không làm được. Ngay cả đập Cảnh Hồng của Trung Quốc cũng thông báo khi nào phát điện họ mới xả nước.
Thứ tư, mục tiêu của chúng ta hiện nay là nông nghiệp, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, một khi mất sông Hồng chúng ta sẽ mất nông nghiệp.
"Sông Hồng là mạch máu, là tài sản quốc gia nhưng nó không chỉ có một dòng sông mà cả hệ thống sông Đuống, sông Luộc, sông Thái Bình và nhiều nhánh khác. Nếu sông Hồng bị khống chế nước thì toàn bộ các dòng sông nhánh sẽ chết. Theo nghiên cứu địa chất, khi ấy ĐBSH sẽ bị tụt xuống, cộng với nước biển dâng, Việt Nam sẽ mất hẳn ĐBSH.
Chúng ta tự hào về văn minh lúa nước sông Hồng, mất sông Hồng là mất đi nền văn mình đời Hùng Vương để lại, liệu cháu con đời đời có nhắc đến chuyện này không?", GS Hồng trăn trở.
Nguy cơ chuyển nhượng cho nước ngoài
Xét về khía cạnh kinh tế, theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, Xuân Thiện cho hay, dự án này cần tới 24.510 tỷ đồng, trong đó 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp bằng vốn chủ sở hữu; phần còn lại sẽ được huy động vốn vay thương mại.
"Xuân Thiện muốn vay được 70% vốn thương mại thì phải có vốn điều lệ lên tới 7.300 tỷ đồng trong khi vốn pháp định của doanh nghiệp chỉ có khoảng 1.200 tỷ đồng, liệu tổ chức nào cho họ vay? Nếu phá sản, không loại trừ khả năng họ bán dự án nước ngoài. Cho nên chủ đầu tư nói sẽ vay bằng nhiều nguồn, nhưng về kinh tế, rõ ràng họ không đủ năng lực", ông Hồng nói.
Chính vì thế, một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất và cũng khiến GS.TS Vũ Trọng Hồng lo lắng nhất, chính là nguy cơ chủ đầu tư có thể chuyển giao dự án cho nước ngoài.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen