Phạm Thị Thàng nữ Anh hùng đất Gò Công
Tác giả: Phạm Phong Dinh
Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa
con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào
vào, chị rút chốt.
NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH THỜI LỬA BINH
(Trước năm 75 tại ngã tư Hồng Thập Tự & Lê Văn Duyệt Sài Gòn có tấm bảng dựng hình ảnh nữ liệt sĩ Phạm Thị Thàng tại góc ngã tư này.)
Bảy Hiền
Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường.
NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH THỜI LỬA BINH
(Trước năm 75 tại ngã tư Hồng Thập Tự & Lê Văn Duyệt Sài Gòn có tấm bảng dựng hình ảnh nữ liệt sĩ Phạm Thị Thàng tại góc ngã tư này.)
Bảy Hiền
Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường.
Ðó là NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH, những người chị cao cả mà đã cùng chồng
dấn mình trong cơn bão lửa của chiến tranh, cùng chia sẻ cái chết,
có khi các chị hy sinh trước cả các anh. Những cái chết anh dũng
trong âm thầm đó nào ai biết được. Không có Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc
Ðỏ phủ trên chiếc quan tài được ghép thành từ những mảnh ván đơn
sơ, không có chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương
Liễu, không cả tiếng kèn truy điệu ai oán.
Những người lính đóng đồn cùng vợ con của các anh cùng sống chui
rúc trong những cái hầm tối tăm ngột ngạt, dưới những những cái hố
nhỏ ngập đầy nước. Những người lính nghèo nàn, rách rưới và tội
nghiệp co ro ôm súng gác giặc và đánh giặc trong cái lạnh xé thịt
của đêm. Ăn uống thì đạm bạc đến không có gì đạm bạc hơn được nữa.
Một cái nồi cơm méo mó, với vài con cá nhỏ kho trong chất nước mắm
hạng bét mặn chát những muối, một dĩa rau muống ruộng hay rau đắng
xơ xác, mà có thể tìm thấy mọc đầy khắp những vũng nước đọng trên
những cánh dồng lầy.
Cả gia đình người lính Ðịa Phương Quân hay Nghĩa Quân quây quần
chung quanh mâm cơm đơn sơ đó chấp nhận sự thua thiệt của mình.
Không than thở, không ta thán và vui lòng với niềm hạnh phúc mong
manh của mình. Một năm 365 ngày, mười năm, hai mươi năm, cho đến
ngày cuối cùng của cuộc chiến, hơn bảy ngàn đêm những người chị ấy
chưa từng bao giờ biết ngủ yên giấc là gì. Chị thao thức đến nửa
khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt
trận có anh ở đó, chị thổn thức nguyện cầu cho anh được bình yên,
để anh có một ngày được về với chị và con, dù chỉ là những khoảnh
khắc về phép thật quá hiếm hoi. Hay nếu chị cùng chồng trấn thủ lưu
đồn, anh chiến đấu cơ cực như thế nào, anh ăn ngủ chập chờn ra sao,
thì chị cũng cơ cực và chập chờn ngần ấy.
CHỊ PHẠM THỊ THÀNG, NỮ ANH THƯ ÐẤT GÒ CÔNG
Người vợ lính ở tiền đồn cáng đáng cùng một lúc hai công việc, mà
công việc nào cũng biểu hiện hình ảnh và đức tính cao quí của người
phụ nữ Việt Nam. Thứ nhất, đức tính đảm đang tận tụy của người vợ,
người đàn bà Việt Nam quán xuyến chuyện gia đình, trông nom dạy dỗ
con cái và nấu nướng những bữa ăn.
Thứ hai, khi quân giặc đã thấy dẫy đầy ngoài những vòng rào kẽm
gai, thì những người nữ chiến sĩ chưa từng một ngày được huấn luyện
ở quân trường ấy đã chiến đấu như bất cứ người lính chuyên nghiệp
nào. Chị cũng biết dùng máy truyền tin gọi Pháo Binh, chị biết sử
dụng thành thạo mọi loại súng trong đồn có, chị ném lựu đạn ác liệt
và chính xác, tấm thân nhỏ bé của chị oằn nặng dưới những thùng đạn
tiếp tế. Và chị cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc
poncho, để tên chị vĩnh viễn đi vào lịch sử. Chúng ta có nhiều
người chị như vậy lắm. Ở ngay tại đồng Giồng Ðình này thì ít nhất
cũng có những chị Phạm Thị Thàng và Trần Thị Tâm.
Ðêm 2.10.1965, với âm mưu làm xáo trộn hệ thống tiếp viện của những
đơn vị diện địa trong khu vực Tiền Giang để dễ dàng thanh toán mục
tiêu chính nào đó, chỉ trong một đêm Việt cộng đã tổ chức tấn công
11 vị trí của quân ta với quân số thật lớn. Ðồn Giồng Ðình thuộc
tỉnh Gò Công cũng bị áp lực rất nặng của quân địch khi hứng chịu
cuộc cường kích của 300 lính cộng.
Ðây là một lực lượng chính qui Việt cộng với hỏa lực rất mạnh,
chúng quyết tâm hủy diệt đồn Giồng Ðình nhỏ bé, mà chỉ có vỏn vẹn
một Trung Ðội Nghĩa Quân 24 tay súng trấn giữ. Là những con ác quỷ
hung tợn và thâm độc, lực lượng cộng quân đã bố trí ở hướng có
nhiều nhà dân chúng, vừa làm bia đỡ đạn cho chúng, vừa ngoác miệng
tuyên truyền gây căm thù nếu quân ta bắn trả. Người dân, nhất là
những ông bà lão già, đàn bà và trẻ con luôn luôn là những cái bia
sống đỡ đạn cho bọn giặc hèn nhát gọi là những “người giải phóng”.
Với quân số ấy, vũ khí hùng hậu ấy mà chúng cũng ngán ngại 24 chiến
sĩ Nghĩa Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến nỗi phải cậy nhờ đến
máu thịt của đồng bào để có cơ may thủ thắng, thì còn từ ngữ nào,
hình dung từ tồi tệ nhất nào để diễn tả bộ mặt cùng hung cực ác rất
đốn mạt của cộng sản nữa không.
Ðúng 2 giờ đêm, quân cộng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng
Úy Sáu Bích, đã mở cuộc tấn công từ hai mặt đánh vào Giồng Ðình,
với sự tin tưởng điên rồ, rằng chúng sẽ thanh toán cái tiền đồn nhỏ
xíu này trong một thời gian ngắn. Chiến thắng dường như là chắc
chắn, vì với quân số mười lần hơn, mười đè một, dẫu chúng có thí
chín tên thì cũng có thể hạ gục được một chiến sĩ Nghĩa Quân Giồng
Ðình.
Trên lý thuyết, thì giả thiết đó dường như đúng. Nhưng trên trận
địa, người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn thể hiện những
chuyện phi thường, mà rất hằng hiện hữu trên bất kỳ chiến trường
nào, quả thật cộng quân đã chọn lầm mục tiêu. Sau ba đợt tấn công
hung bạo, tưởng gạch đá cũng phải nát thành tro, đã chiếm được 2
trong số 3 lô cốt trong đồn, cộng quân vẫn phải rút trở ra. Cuộc
tấn công lần thứ tư được hối hả tổ chức và thực hiện, với quyết tâm
san bằng Giồng Ðình. Nhưng liệu 24 chiến sĩ Nghĩa Quân có cho phép
điều đó không. Câu trả lời là không, không chỉ đến từ ý chí hừng
hực tử thủ của các anh, mà còn là từ đôi bàn tay yếu mềm của những
người vợ lính đang sống cùng với chồng con của các chị trong đồn.
Phải, cuộc chiến thắng cuối cùng của Nghĩa Quân đồn Giồng Ðình sẽ
không thể thực hiện được, nếu không có sự góp sức chiến đấu của
những người chị này. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Không phải chỉ
những người chị dũng cảm ấy không thôi, mà cả trẻ con cũng đánh.
Ðồn Giồng Ðình nằm ở một vùng thôn ấp hẻo lánh trong tỉnh Gò Công,
do một Trung Ðội Nghĩa Quân trấn giữ, với thành phần chỉ huy gồm có
anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, anh Lê Văn Hùng, Ðồn Phó và anh Lê
Văn Mẫn, âm thoại viên. Trấn thủ một vị trí hung hiểm như vậy,
không chỉ có 24 tay súng mà đã đủ, nên tất cả những người vợ lính
trong đồn đều đã được chồng huấn luyện sử dụng thành thạo những
loại máy móc truyền tin và vũ khí. Như vậy số tay súng đã được nhân
lên gấp đôi.
Trong nhiều trường hợp, đến những giây phút tử sinh tuyệt vọng
nhất, những em bé cũng tham chiến, khi các em gan dạ bò dưới lưới
đạn của giặc để đem tiếp tế đến cho cha và mẹ. Không ai buộc những
người vợ lính, con lính cầm súng đánh địch. Nhưng chính những người
vợ lính, con lính ấy làm sao có thể ẩn náu tìm cái sống trong khi
chồng và cha của họ sắp ngã gục ngoài chiến hào.
Khi chấm dứt đợt tấn công thứ ba, địch tạm rút để tái tổ chức tấn
công, thì tình trạng bên trong đồn Giồng Ðình đã khá là bi đát. Ðã
có đến 16 chiến sĩ Nghĩa Quân bị thương, chỉ còn 8 Nghĩa Quân còn
chiến đấu được. Âm thoại viên Lê Văn Mẫn bị thương ở đầu trong lúc
anh đang cố gắng gọi máy về Tiểu Khu.
Anh Mẫn gục xuống buông chiếc ống liên hợp. Chị Trần Thị Tâm, vợ
anh Mẫn vội đặt con bên cạnh anh và chộp lấy ống liên hợp. Liên lạc
được tiếp nối, chị Tâm nghiễm nhiên trở thành một âm thoại viên, và
là cứu tinh của đồn Giồng Ðình. Ở một góc đồn, anh Lê Văn Hùng và
chị Phạm Thị Thàng, vợ anh, và hai đứa con nhỏ đang phải đối đầu
với một lực lượng quá đông của địch.
Nhìn ra ngoài hàng rào kẽm gai, giặc đã đã tràn vào đen ngòm như
những con quái vật hung hãn. Anh Hùng chỉ còn trong tay cây tiểu
liên Thompson và 16 trái lựu đạn, chị Thàng có một khẩu Carbine.
Thật tội nghiệp cho hai đứa nhỏ, sức ép của bộc phá và súng SKZ của
Việt cộng bắn vào quá gần, các em không còn khóc được nữa mà đã nằm
bất động dưới chân hai vợ chồng anh Hùng. Chị Thàng thì thào:
– Chúng đang phá lô cốt chánh, để em bắn yểm trợ anh bò về giữ. Lô
cốt mất là đồn mình mất, em nằm tại đây giữ mấy đứa nhỏ, nếu chúng
tràn vào thì… thì… em ném lựu đạn ra, có thể cầm cự đến sáng được.
Anh Hùng ngần ngừ, anh rưng rưng nhìn vợ con, rồi nhìn về phía lô
cốt. Tiếng súng từ lô cốt cuối cùng đã yếu ớt lắm, có lẽ mấy Nghĩa
Quân cố thủ ở đó đã kiệt quệ quá rồi. Số phận của anh Thi Ðồn
Trưởng thế nào. Anh Hùng lắc đầu không dám nghĩ đến chuyện xấu nhất
đã xảy ra cho đồng đội. Nhưng nếu Việt cộng chiếm được lô cốt ấy,
thì coi như đánh dấu chấm hết cuộc kháng cự. Anh Hùng phải quyết
định, dù quyết định đó quá đau xót, là bỏ lại vợ con, mà trong lúc
quân giặc đã hò hét ngay sát bên rồi:
– Anh chạy theo giao thông hào, em bắn yểm trợ cho anh.
Anh Hùng nhìn chị Thàng và hai đứa nhỏ lần cuối cùng. Trong lòng
anh quặn lên một nỗi bi thương. Trời ơi, vợ con mình. Hai đứa nhỏ
chẳng biết còn sống hay đã chết. Anh phóng mình xuống hào chạy băng
băng về hướng lô cốt. Cây Carbine trên tay chị Thàng run lên, những
tràng đạn rải vào những cái bóng đen đã quá gần. Anh Hùng đã bò vào
được lô cốt, giữa những tiếng đạn nổ rền trời. May quá, anh Thi
trưởng đồn vẫn nguyên vẹn. Súng SKZ của địch thụt ầm ầm, nhưng anh
Hùng vẫn có thể nghe được từng tiếng lựu đạn nổ từ phía công sự của
chị Thàng.
Nước mắt anh rơi lả chả trên nền đất. Anh đã đếm được đến con số
15, mà tiếng súng của địch vẫn nỗ dòn dã ngay sát tuyến phòng thủ
của chị Thàng. Anh biết giây phút định mệnh thảm thiết nhất cũng đã
điểm. Chị Thàng sẽ làm gì với quả lựu đạn thứ 16. Anh Hùng đau đớn
rên lên trong lòng : “Chỉ còn một trái lựu đạn nữa thôi, làm sao em
cầm cự được đến sáng”. Chính anh cũng không có được một giây để
nghĩ tiếp cái gì sẽ xảy đến cho vợ con mình, vì dưới chân lô cốt
anh tử thủ đã đông nghẹt quân giặc. Ðủ mọi thứ loại súng nổ chát
chúa khắp đồn, anh Hùng không biết chắc là mình đã nghe được tiếng
nổ của trái lựu đạn thứ 16 chưa.
Cuộc chiến đấu đã kéo dài được một tiếng đồng hồ, quân địch đã phá
được lớp kẽm gai cuối cùng và sắp tràn ngập đồn Giồng Ðình. Lúc đó
là 3 giờ sáng rạng ngày 2.10.1965. Tình hình đã quá nguy ngập. Anh
Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, quyết định thà hy sinh còn hơn là để
đồn lọt vào tay địch. Anh giật lấy ống liên hợp từ tay chị Tâm và
thét lớn:
– Hãy bắn lên đầu chúng tôi ! Bắn vào giữa đồn… Hai lô cốt thứ nhứt
và thứ hai đã thất thủ. Tụi tui ở lô cốt thứ ba. Hãy bắn lên trên
đầu chúng tôi, Việt cộng đông lắm. Bắn đi… bắn…
Sau tiếng gọi thống thiết của người Ðồn Trưởng, Pháo Binh Tiểu Khu
Gò Công lập tức bắn vào đồn với loại đầu nổ cao. Loại đạn đặc biệt
này nổ khi cách mặt đất chừng 4, 5 thước, rất hữu hiệu tiêu diệt
biển người địch, quân ta núp trong lô cốt vẫn có hy vọng sống sót.
Những cái bóng đen nhập nhoạng dưới ánh sáng hỏa châu văng tung
tóe, tiếng kêu dẫy chết của chúng như tiếng rú của quỷ. Hàng tràng
đạn nổ cao vẫn dội ùng oàng xuống đồn. Chiếc lô cốt cuối cùng vẫn
đứng vững, anh Thi cùng anh Hùng từ trong những lổ châu mai bắn tỉa
từng tên địch. Giữa tiếng súng nổ dòn, dường như người ta nghe âm
thanh rì rì của máy bay. Không Quân Việt Nam đã tới. Những chiếc A1
khu trục cơ đã xuất kích. Ðến đây thì “Thượng Úy” Việt cộng Sáu
Bích, tên chỉ huy trận đánh đã có thể nhận thấy rằng, cuộc tấn công
đồn Giồng Ðình đã đánh dấu chấm hết, với phần thắng nghiêng về phía
Nghĩa Quân Việt Nam Cộng Hòa. Lúc 4 giờ 30 sáng, chiến địa hoàn
toàn im tiếng súng. Quân địch đã kéo những xác chết và những tên bị
thương chạy trốn vào phía bóng tối.
Khi ánh hừng đông của một ngày mới đã lên, hai Ðại Ðội Ðịa Phương
Quân do chính Trung Tá Tiểu Khu Trưởng Gò Công chỉ huy đã đến và tổ
chức bung quân ra lục soát. Quân cộng đã để lại trận địa 23 xác
chết, ở giữa đồn có 6 xác khác nằm bên cạnh lô cốt thứ ba, nơi mà
anh Ðồn Trưởng Thi, Ðồn Phó Hùng và chị Tâm giữ máy truyền tin đã
kháng cự mãnh liệt, thà chết không hàng. Những tên Việt cộng này
mang trên mình rất nhiều lựu đạn và bộc phá, chắc là chúng quyết
thí mạng để phá cho bằng được ổ kháng cự cuối cùng này.
Anh Thi và anh Hùng đã bắn địch theo lối xâu chéo, nghĩa là bắn
chéo góc với nhau tạo thành một xạ trường quét gọn tất cả những tên
cộng nào nằm trong đó. Ngày hôm sau, một người thường dân bị Việt
cộng bắt đi tải thương lén trốn về được đã cho biết số bị thương
của chúng chở đầy sáu chiếc ghe tam bản. Một lính cộng may mắn bị
thương tên Dương Văn Thiều, 18 tuổi, sống sót và bị bắt làm tù
binh. Tại sao may mắn ? Vì nếu anh ta bị kéo đi theo vào bưng biền,
nếu không bị chết vì nhiễm trùng, bị những quân y sĩ Việt cộng cưa
cắt bằng những loại cưa và đục của thợ mộc, thì cũng bị cấp chỉ huy
ra lệnh mang anh đi thủ tiêu. Ðó là lý do giải thích tại sao sau
ngày 30.4.1975, người dân Miền Nam hiếm thấy người thương phế binh
cộng sản trên đường phố.
Nhưng đối với anh Hùng, thì tất cả những gì mà Viêt cộng đã trả giá
cho cuộc tấn công không làm anh quan tâm. Ngay khi tiếng súng vừa
chấm dứt., quân cộng đã rút đi, thì anh đã như một người điên lao
mình ra chỗ chiến hào mà chị Thàng đã một mình một súng trấn giữ ở
đó, với một niềm hy vọng mỏng manh, rằng đừng bao giờ trái lựu đạn
thứ 16 được rút chốt. Anh Hùng bò vào khúc hào mà anh đã nuốt nước
mắt chạy đi. Chị Thàng cùng hai đứa con của anh nằm chết bên cạnh
ba xác Việt cộng. Anh Hùng gục xuống như thân cây chuối bị một nhát
dao bén chém ngọt làm đôi. Anh biết, nếu trái lựu đạn thứ 16 nổ thì
chị Thàng cũng đi vào cõi chết, vì chị Thàng sẽ không bao giờ cho
phép giặc bắt chị hoặc đạn của chúng bắn vào người chị. Chị Thàng
đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào
lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị
rút chốt!
Tiếng nổ kinh thiên cùng với xác thịt và máu của người nữ chiến sĩ
đó đã được đánh đổi với ba mạng giặc. Anh Hùng ôm xác vợ con vào
lòng và gần như ngất xỉu. Nhưng khi nhìn ra ngoài, những xác giặc
thù nằm ngỗn ngang khắp nơi, trong nỗi đau khổ tột cùng của mình,
anh Hùng thấy trong lòng dậy lên một niềm tự hào đến nghẹn ngào. Sự
hy sinh của chị Thàng đã cứu sống được tất cả những thương binh
Nghĩa Quân cùng vợ con các anh, nhưng trên hết cứu sống chính sinh
mạng của người chồng mà chị yêu mến. Những viên đạn Carbine và 15
trái lựu đạn của chị đã đóng góp vào sự tồn tại kỳ diệu của đồn
Giồng Ðình. Một người lính chuyên nghiệp và thiện chiến nhất cũng
chỉ làm được đến ngần ấy. Nếu cái lô cốt thứ ba không đứng vững,
thì chắc chắn tất cả sinh mạng mấy mươi người Nghĩa Quân và vợ con
của đồng Giồng Ðình đều sẽ chết hết.
Anh Hùng ẳm chị Thàng ra ngoài, để trông thấy những người còn sống,
những người vợ lính khác đã gục đầu khóc tiếc thương chị Thàng.
Những nấm mộ đất được đắp vội với ba tấm bia tang tóc. Một của chị
Phạm Thị Thàng, và hai kia của cháu Lê Văn Dũng và Lê Tấn Sỹ. Ôi,
những người vợ của lính trong thời lửa binh. Chị Phạm Thị Thàng,
chị Trần Thị Tâm, và nhiều người chị khác trên khắp nẽo chiến
trường, chị Thạch Thị Ðịnh, chị Bùi Thị Xiếu, chị Am Reng. Người
lính của chúng ta, những công dân xếp hạng chót nhất trong bậc
thang xã hội, nhưng là những người hứng chịu oan nghiệt trước nhất,
là bức tường chắn cho sự an toàn của hậu phương phồn thịnh và hạnh
phúc. Trong đời của các anh không có được một thứ ưu tiên vật chất
nào cả, ngoài cái ưu tiên phải hy sinh và chết. Có những người lính
từ Miền Tây ra tận miền hỏa tuyến hay trên vùng cao nguyên sương mù
Miền Trung, nhiều năm liền không có lấy được một ngày phép về thăm
gia đình. Nếu anh may mắn, thật đau xót, quân thù bắn anh bị
thương, thì anh mới có cái diễm phúc được nắm trong tay tờ giấy
phép. Còn nếu sự gọi là may mắn đó đi xa hơn một bước, anh chết,
thì anh được phép dài hạn trở về và vĩnh viễn được an nghỉ ở nơi đã
sinh ra anh. Ðầu năm 1972, trong một trận đánh của Sư Ðoàn 3 Bộ
Binh tại khu vực Cồn Tiên nằm sát phía Nam khu phi quân sự bên này
bờ sông Bến Hải, một tiểu đoàn sau nhiều ngày cố gắng đã không thể
chiếm được một cao điểm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng gọi bốn người lính gốc
Miền Tây lên hứa sẽ cấp mỗi anh mười ngày phép nếu các anh chiếm
được ngọn đồi ấy. Bốn người tráng sĩ Kinh Kha đã nai nịt tề chỉnh,
mang thật nhiều lựu đạn bò lên, mỗi người cầm một cây gậy ngắn dò
đường. Ðêm tối như mực. Hễ chọt trúng cái lổ nào là thảy lựu đạn vô
cái lổ đó, vì ở đó chính là cái miệng hầm chốt của địch. Ðến sáng,
bốn người dũng tướng vô danh đó đã reo hò trương Cờ Vàng Việt Nam
trên đỉnh cao điểm. Ôi, những ngày phép đã trở thành một ân huệ chứ
không phải là một quyền lợi đương nhiên của những người lính trận.
Người vợ lính cùng chia sẻ với chồng những nỗi đắng cay thiệt thòi
đó, bằng tất cả sự câm nín nhẫn nhục và vui lòng với những gì mình
có. Một góc hầm tối tăm, một chiếc ghế bố cũ, vài cái nồi, chảo
nhem nhuốc, những cái chén sành và những đôi đũa tre, cùng tiếng
cười của lũ trẻ thơ cũng đủ làm nên thành niềm hạnh phúc vĩ đại của
những người vợ lính. Chị Thàng đã chết đi, anh linh của chị cùng
hai cháu bé đã thăng thiên lên cõi vĩnh hằng, nhưng những người còn
sống cùng thời với chị, cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau,
dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên chị. NGƯỜI CHỊ CAO CẢ
PHẠM THỊ THÀNG. Vì tên chị đã được trân trọng ghi chép vào những
trang bi tráng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chống Cộng sản
quốc tế và Cộng sản Hà Nội, một lũ hung đồ diệt chủng, diệt dân tộc
gớm ghiếc nhất của thế kỷ thứ 20 và của lịch sử hình thành nhân con
người
Trường Tiểu học Võ Thị Lớ mới xây dựng sau năm 75, ở đây ngày trước
là đồn bót của Nghĩa quân tên là đồn Giồng Đình vì kế bên có ngôi
đình thần. Trận chiến ác liệt mà chị Thàng nằm xuống tại đây với
quả lựu đạn thứ 16. Thôn ấp cũng gọi là ấp Giồng Đình.
Hình ...317: Cỗng vào ngôi đình thần (lần đi sau phát hiện ngôi
đình thần vẫn còn)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen