Có những điều chúng ta có thể đã hiểu biết rất nhiều về nó và không
còn nghi ngờ gì về điều đó nữa. Thì cho đến khi chúng ta trực tiếp
cảm nhận và trải nghiệm nó chúng ta mới có được những cung bậc cảm
xúc cũng như cách nhìn hoàn toàn khác. Đó là những gì tôi rút ra
được sau chuyến đi 5 tỉnh miền Trung trong cái mùa mà tôi gọi là
“Mùa Biển Chết” và tôi đã thấy….
Thấy sự dối trá của truyền thông nhà nước
Điều mà làm tôi thấy bối rối đầu tiên chính là những gì trên báo
đài nói và thực tế những gì người dân đang gặp phải. Trước chuyến
đi, đôi lúc nhìn lên tivi tôi thấy những thông báo hết sức lạc quan
cho ngư dân miền Trung. Nào là chính phủ đã hỗ trợ giúp đỡ người
dân trong lúc khó khăn, nào là cấp giấy chứng nhận cá sạch, nào là
người dân đã mua cá trở lại với giá cao v.v… Nhưng khi tiếp xúc
thực tế thì tôi lại tự mình đặt câu hỏi – “Chuyện gì đang xảy ra
vậy?”. Nơi tôi bắt đầu cuộc hành trình chính là Đà Nẵng. Mảnh đất
mà tôi lớn lên…
Nơi được cho là đáng sống nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi mà truyền
thông cho rằng không chịu ảnh hưởng từ sự việc thủy hải sản chết
hàng loạt. Nhưng khi tôi tiếp xúc với những con người mà cuộc sống
gắn liền với con cá, con tôm thì thực sự mới thấy được thực tế nó
khác với báo đài như thế nào. Từ ngư dân cho đến tiểu thương đang điêu đứng vì thảm họa môi
trường. Ngư dân đi biển về cá, tôm bán không được giá. Tiểu thương ra chợ thì ế chổng chơ cuộc sống khó khăn là vậy mà
báo đài chỉ toàn đưa những thứ tươi đẹp hồng che mắt người dân.
Sự dối trá. Đó chính là trải nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được. Làm
sao chính quyền lại có thể làm việc thiếu trách nhiệm như vậy được?
Tại sao lại dối trá trên sự đau khổ của người dân? Nếu như họ không
bán được hàng và hằng ngày phải đổ đi số tài sản 4, 5 triệu đồng mà
chính quyền lại rêu rao rằng cuộc sống của họ ổn định và không ai
biết họ khó khăn để mà quan tâm thì phải chăng đây là một cách giết
người không cần dao súng?
Thấy người dân sổ sở, điêu đứng
Sự dối trá ngày một rõ rệt theo cấp số nhân khi tôi bắt đầu đi
TT.Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người dân càng trở ra lại
càng khó khăn hơn ở Đà Nẵng rất nhiều lần. Ở Quảng Bình. Có một sự
việc mà tôi không thể nào quên được và nó ám ảnh tôi đến tận bây
giờ. Tôi được một ngư dân mời vào nhà chơi, đúng lúc gia đình này
đang dùng cơm trưa. Bữa cơm không thể đạm bạc hơn khi gia đình này chỉ dùng cơm với mì
gói. Nhìn thấy bữa ăn đó bên cạnh là hai vợ chồng nghèo và những
đứa con thơ dại. Cả nửa tháng nay chúng không được ăn một miếng
thịt nào. Nếu các bạn chứng kiến được cảnh tượng đó chắc chắn sẽ có nhiều
người không cầm được nước mắt.
Người ngư dân vừa vay 4 tỷ đồng để đống tàu đánh cá chỉ đi được vài
chuyến mà lại gặp thảm kịch này. Chưa đến nửa tháng mà đã lỗ hơn 6
trăm triệu. Tiền trả ngân hàng còn không có thì lấy gì mà nuôi con?
Chưa dừng lại ở đó. Trong lúc cả nhà đang dùng cơm thì trên tivi
đang chiếu chương trình thời sự trưa đang chạy bản tin “chính quyền
các địa phương tích cực hỗ trợ người dân các tỉnh gặp thiệt hại.
Người dân đã ổn định lại cuộc sống và an tâm sản xuất”. Lúc đó
trong con người tôi chợt bùng lên rất nhiều cảm xúc. Tức giận, căm
phẫn, nỗi buồn, sự đau đớn và trên hết đó chính là sự kinh tởm.
Kinh tởm với sự dối trá, sự vô cảm và làm việc vô cùng thiếu trách
nhiệm của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Một nhà nước
không có lương tâm và tội ác đang ngày càng trở nên nặng nề hơn khi
mà dường như ngoài ngư dân ra hàng triệu người khác đều không biết
về số phận bi thảm của những người là đồng bào, máu thịt của họ.
Sinh ra ở Việt Nam đúng là một định mệnh nghiệt ngã. Số phận của
ngư dân cũng như tiểu thương buôn bán thủy hải sản trong 5 tỉnh
chịu thiệt hại đang ngàn cân treo sợi tóc mà chính quyền từ trung
ương đến địa phương đã không hỗ trợ mà lại còn cố gắng che đậy,
bưng bít thông tin. Phải chăng nhà cầm quyền đang cố tình đẩy họ
vào con đường chết? Nếu quý độc giả muốn nhìn thấy rõ khó khăn của
những người đang chịu thiệt hại thì xin hãy xem các bài viết mà ban
biên tập Dân Luận đã tổng hợp từ chuyến đi của tôi trên trang danluan.org để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn.
Bị tấn công vì chụp ảnh
Từ lúc xuất phát tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận những
người dân đang chịu thiệt hại bởi thảm họa môi trường này. Cụ thể
là ở những khu chợ, những khu tập kết của những thuyền bè đánh bắt
thủy hải sản. Lực lượng an ninh mang thường phục được bố trí rất
đông đặc biệt là ở Hà Tĩnh. Nơi đây huy động cả cảnh sát lẫn bộ đôi
biên phòng được bố trí ở bãi biển và sung quanh Fomosa. Sẵn sàng
bắt bớ những nhà báo về đây lấy tin.
Huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Khi tôi tiếp cận khu vực biển Mỹ
Thủy vào lúc cũng chạng vạng tối. Một tàu cá vừa cập bến tôi đến để
lấy thông tin thì bị một nhóm an ninh thường phục ập đến và đánh
trọng thương.
Phóng viên Dân Luận bị tấn công khi đi lấy tin ở vùng Biển miền
Trung. Ảnh: Dân Luận
Người dân ở đây cho biết rằng không chỉ riêng tôi mà 2, 3 nhà báo
khác cũng bị hành hung tại đây. Có người bị nặng hơn. Qua đó có thể
thấy một điều rằng là chính quyền không những làm việc vô trách
nhiệm mà còn tích cực bưng bít thông tin bằng mọi cách và rõ ràng
chính quyền đang tỏ ra bất lực trước khó khăn cũng như sự yếu kém
của mình. Cách làm đó chứng tỏ họ đang sợ hãi và đang muốn mọi việc
chìm xuống như không có gì xảy ra.
Nhưng cách làm đó liệu có hiệu quả? Ngay cả với chính bản thân tôi,
sau khi bị đánh dã man thì tôi lại càng có động lực để đi tiếp.
Những đòn đánh, những vết thương đó khiến tôi càng muốn tìm hiểu
thêm và đối với người dân thì dù làm cách này hay cách khác để che
đậy nhằm cho sự việc chìm xuồng thì cũng chỉ làm cho họ điên tiết
lên mà thôi. Khi tôi tiếp xúc với người dân tôi đã thấy rất rõ sự
bất mãn.
Sau những buổi phỏng vấn là những cuộc nói chuyện để bày tỏ cảm xúc
về sự việc, về cách làm cũng như các phát ngôn và những gì truyền
thông đưa lên. Khi đề cập về những điều đó. ngay lập tức tôi nhận
được phản ứng rất tiêu cực từ họ. Có thể nói là sự bất mãn của họ
đã tăng quá cao. Người thì muốn xuống đường để phản ứng, người thì
muốn có cơ hội giết hết những nhà lãnh đạo, người thì nói “nếu gặp
mấy đứa biên tập viên của chương trình thời sự VTV thì sẽ đánh
không thương tiếc” v.v… Qua đó ta có thể thấy được sự phẫn nộ của
họ đã và đang tăng lên từng ngày từng giờ theo thời gian kéo dài
của thảm họa. Con giun xéo mãi cũng quằn và nếu chính quyền cứ tiếp
tục để mọi chuyện chìm xuồng thì thật đáng lo ngại rằng là khi họ
đã hết sức chịu đựng thì chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra. Kể cả
những người tử tế nhất cũng có giới hạn của họ, và khi miếng cơm,
bát gạo bị đập đi thì họ có thể làm bất cứ chuyện gì… ngọn lửa đó
vẫn đang âm ỷ từng ngày chỉ chờ dịp bùng phát. Trước khi xảy ra
giông bão thì bầu trời lúc nào cũng trong xanh. Một sự yên bình đến
đáng sợ mà chính quyền cũng góp phần tạo ra. Tôi cũng không dám
nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Tiếp tục hành trình
Điểm đến cuối cùng và cũng cho tôi thấy nhiều điều nhất đó chính là
Hà Tĩnh. Khi mới đặt chân đến Vũng Áng điều khiến tôi bất ngờ nhất
chính là giá cả ở đậy. Mức sống người dân ở đây không cao, chỉ ở
mức trung bình mà giá cả cao gấp 2 gấp 3 lần so với những nơi khác.
Qua tìm hiểu và ghi nhận thì thật ra là do ở đây có nhà máy thép
Fomosa có người Trung Quốc sinh sống ở quanh khu vực đó cho nên giá
cả mới cao như vậy.
Nhưng nếu vì số ít người Trung Quốc ở đây mà đẩy giá thành lên cao
như vậy liệu có quá đang? Trong khi ở một vùng với mức sống người
dân không cao thì làm như vậy có phải là đang làm khó đồng bào của
mình?
Điều thứ hai mà tôi nhìn thấy đó là cảnh tượng rất đẹp đẽ ở bãi
biển Vũng Áng. Nước biển và bầu trời trong xanh, sống rì rào đập
vào các bãi đá một cảnh tượng vô cùng đẹp. Nhưng ở dưới chân tôi là
cả hàng tấn vỏ của các loài động vật biển thân mềm như ngao, sò,
ốc, hến… trắng xóa cả bờ cát. Đứng xung quanh bãi biển là hàng chục
thanh niên khỏe mạnh của lực lượng biên phòng đang chờ chực và bắt
bất cứ ai đang có ý định quay phim chụp ảnh hay đang cố gạn hỏi
người dân quanh đây. “Chừ không còn cá trôi vô nữa! Còn cái chi
sống ở dưới nớ nữa mô để mà trôi vô?”. Một câu nói của một bác ngư
dân đã cho ta thấy sức tàn phá của thảm họa này. Bác ngư dân thẩn
thờ ngắm nhìn biển cũng giống như hàng chục chiếc tàu lớn bé đang
thẩn thờ nhung nhớ đại dương.
Điều thứ ba cũng là một khung cảnh ở bờ biển, nơi đây có một làng
chài hầu hết người dân ở đó sinh sống bằng nghề chài lưới, phần còn
lại là tiểu thương buôn bán hải sản. Khung cảnh ở đây cũng thật nên
thơ và lãng mạn. Chiều hoàng hôn và những con thuyền lớn nhỏ đang
neo đậu. Tưởng như chúng đang nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất
vả cùng với chủ nhân của mình. Những người dân ngồi lại hút thuốc
và nói chuyện với nhau. Một ngôi làng thật bình yên, thơ mộng.
Nhưng không! Đằng sau vẻ bình yên thơ mộng đó là những mảnh đời
đang vật vã đối mặt với cái đói. Những tấn thảm kịch đã và sẽ xảy
ra với họ. Những em bé phải nghỉ học vì không có tiền đống học phí, những con
người đang đứng trước nguy cơ bị xiết nhà khi không có tiền trả lãi
ngân hàng vì trước đây đã vay nợ để đống tàu ra khơi kiếm sống. Có
gia đình còn tệ hơn là khi nguồn thực phẩm cũng như tiền bạc đang
dần cạn kiệt và trong nay mai nữa thôi họ sẽ không còn thứ gì để ăn
sống qua ngày. Và tất nhiên, những con tàu đó đã nằm phơi nắng phơi
sương hơn một tháng trời nay. Ở các tỉnh khác tôm cá còn bán được
với giá thấp, còn ở đây không ai ăn cá thì đánh bắt xa bờ về biết
bán cho ai? Gần bờ thì không còn sinh vật nào sống nổi. Cuộc sống
của họ sẽ đi về đâu? Làm sao trong thời đại này mà vẫn còn những
mảnh đời như vậy? Thật không thể tưởng tượng được.
Một câu nói rất nổi tiếng mà cố tổng thông Nguyễn Văn Thiệu đã từng
nói:”- Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng
sản làm!” câu nói đó tôi đã nghe từ lâu và đã hiểu rằng đó là sự
thật. Nhưng phải qua trải nghiệm thực tế mới cảm nhận được. Có
nhiều thứ mà ta đã biết nhưng để cạm nhận được nó thì cần có sự
trải nghiệm thực tế mới thấy rõ tường tận và cảm nhận chân thực các
vấn đề đó như thế nào. Thực sự cảm giác rất khác biệt so với những
gì mình được nghe.
Thực sự tôi cảm thấy rất may mắn khi được giao nhiệm vụ thực hiện
chuyến hành trình này. Nếu quý độc giả có cơ hội thì cũng nên làm
một chuyến để thấy đằng sau những thứ tốt đẹp được truyền thông đưa
lên nó lố bịch và trơ trẽn đến mức nào.
TỪDân Luận
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen