Vừa qua, nhân sự kiện GS Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, phóng viên hãng tin Bloomberg Mai Ngọc Châu đã phỏng vấn Giáo sư
Chu Hảo về phong trào thoái đảng và về Đại hội XII của đảng CSVN
vừa diễn ra hồi cuối tháng 1 - 2016./b>
Mai Ngọc Châu: Thưa GS Chu Hảo, ông suy nghĩ gì về quyết định này của giáo sư
Cống, ông cho rằng do ông bất mãn với kết quả của Đại hội 12? Đây
có phải là trường hợp cá biệt?
GS Chu Hảo: Tôi cảm phục và đồng tình tuyên bố từ bỏ đảng CSVN của GS Nguyễn
Đình Cống. Cũng như nhiều nhân sĩ trí thức khác, GS không chỉ tỏ
thái độ bất mãn đối với kết quả bầu chọn nhân sự của ĐH 12. Điều
quan trọng hơn là ĐH 12 khẳng định lại một lần nữa rằng đảng CSVN
kiên trì đường lối xây dựng CNXH theo mô hình Xô viết cũ được coi
là dựa trên chủ nghĩa Mác- Lênin; kiên trì chế độ độc tài toàn trị;
và không tỏ rõ đối sách kiên quyết và đúng đắn trước nguy cơ thôn
tính nước ta của Trung Quốc.
Mai Ngọc Châu: Theo Giáo sư việc làm của giáo sư Cống có tạo nên làn sóng từ bỏ
Đảng Cộng sản trong thời gian tới? Ông có biết đảng viên nào cũng
có ý định giống như giáo sư Cống?
GS Chu Hảo: Trong tình hình hiện nay tôi biết có nhiều nhân sĩ - trí thức
là đảng viên đảng CSVN có cùng quan điểm với GS Nguyễn Đình Cống.
Hiện đảng CSVN có hơn 4 triệu đảng viên, vì vậy phải có hàng trăm
ngàn người cùng ly khai mới tạo thành 'làn sóng". Ngay bây giờ thì
khó, nhưng mọi việc đều có thể xẩy ra...
Mai Ngọc Châu: Ông có hài lòng với kết quả của Đại hội 12? Ông có suy nghĩ về việc
từ bỏ Đảng Cộng sản để tạo sức ép thay đổi cho dàn lãnh đạo mới
nhậm chức?
GS Chu Hảo: Tôi không quá ngạc nhiên, nhưng thất vọng với kết quả của ĐH12 như
được tóm tắt ở trên. Nó đánh dấu một sự trì trệ về mặt nhận thức
thời cuộc và một bước thụt lùi về dân chủ trong công tác nhân sự
của đảng CSVN; nó cũng cho thấy lãnh đạo đất nước lại để tuột mất
một cơ hội nữa, càng làm tăng thêm mối nghi ngại của cộng đồng quốc
tế rằng hình như Việt Nam thuộc loại nước " không chịu phát triển
".
Trước tình hình đó, tôi cũng như một số anh em khác cùng chí hướng
cho rằng cần phải có ứng xử đúng đắn và thích hợp, không phải chỉ
để tỏ thái độ bất mãn, cũng không quá hy vọng vào hiệu ứng gây sức
ép cho ai, mà chủ yếu là làm đúng với lương tâm và trách nhiệm của
mình nhằm góp phần vào quá trình chuyễn từ thể chế toàn trị sang
thể chế dân chủ một cách phi bạo lực. Chẳng hạn trước mắt là góp
sức vào phong trào vận động toàn dân thực hành quyền dân chủ đã
được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành trong kỳ bầu cử đại biểu
Quốc hội sáp tới.
Mai Ngoc Châu: Xin cảm ơn Giáo sư!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen