GNsP (02.01.2016 - 5:02pm) – Nhiều ông Thương phế binh VNCH sống ở vùng
Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên lặn lội đường xá xa
xôi với thân thể khuyết tật, với nhiều bệnh tật của tuổi già nhưng
đã không quản ngại đi xe đò vào Sài Gòn tham dự buổi Tri Ân. “Vào
đây để gặp gỡ anh em. Vui lắm, không khí vui lắm”. Một ông TPB sống
ở Huế tâm sự. Các ông vui, quý cha và các anh chị em thiện nguyện
viên cũng vui lây. Đó cũng chính là động lực gắn kết mọi người lại
với nhau.
218 ông tham gia buổi Tri Ân Anh – TPB VNCH trong ngày thứ 6 của
chương trình, vào sáng ngày 02.01.2016, tại sân hiệp nhất của Nhà
thờ thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn.
Quý ông TPB VNCH sống ở Thừa Thiên Huế chụp hình chung với cha
Giuse Trương Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Truyền thông Tin Mừng Cho Người
Nghèo (GNsP)
Ông TPB Phan Thành Chương, sống tại tỉnh Bình Định, cụt hai chân
vào tham dự chương trình
Cái bắt tay thân tình của tình anh em sau hơn 40 vắng bóng
Những câu chuyện sau hơn 40 mới được kể lại
40 năm chiến tranh đã đi qua, nhưng thương tật vẫn hằn sâu trên
khuôn mặt
Chia sẻ nỗi đau với quý ông
Ổn định chỗ ngồi cho quý ông
Toàn cảnh buổi sinh hoạt
Một ông TPB sống tại Đắk Lắc xúc động chia sẻ và gửi lời cám ơn đến
quý cha Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Văn phòng Công lý và Hòa bình
DCCT Sài Gòn, quý ân nhân trong và ngoài nước và các TNV
Góp vui với các anh em
Ông TPB bị gẫy một chân nhưng mất hết tất cả các giấy tờ, bây giờ
biết làm sao?
Các TNV dìu dắt các ông ra về và mong rằng trong năm nay sẽ có
những cuộc họp đông hơn, vui hơn và ấm cúng hơn
Pv.GNsP
Ống kính phóng sự Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa
GNsP (31.12.2015) – Ống kính phóng sự ngày 30.12.2015, trong Chương trình TPB VNCH
chúng tôi ghi nhận: cuộc họp mặt ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’ diễn ra
trong bầu không khí vui mừng hân hoan. Ban tổ chức chúng tôi nhận
được tin buồn ông TPB Lê Văn Độ, sống tại huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu
đột ngột qua đời. Cách đây mấy ngày, khi liên lạc với ông, ông còn
tỉnh táo, vui vẻ nhận lời đến họp mặt. Tin buồn được cha Vinhsơn
Phạm trung Thành thông báo với tất cả các ông, các anh em cùng hiệp
thông cầu nguyện cho người vừa khuất. Cái sống cái chết biên giới
chênh vênh, cuộc đời của quý ông TPB còn chênh vênh hơn nữa, rất
nhiều người đã đến ghi danh, đã tham dự các chương trình nhưng bây
giờ không còn nữa. Những vết thương trên cơ thể, những vết thương
tâm hồn, kiếp sống nghèo khổ tật nguyền, tuổi già… tất cả những
điều ấy đã đẩy những con người đang họp mặt ở đây đi giữa những cái
biên giới của sống và chết.
Ống kính phóng sự cũng dừng lại nơi người TPB xem ra có tình trạng
khốn khó nhất, ông đến từ miền đồng ruộng sâu của tỉnh Sóc Trăng,
tiền xe ôm từ nhà đến bến xe Sóc Trăng gấp ba lần tiền xe từ Sóc
Trăng lên đây. Cuộc chiến năm 1972 đã cướp đi đôi mắt của ông, đôi
bàn tay của ông và hẳn là cả cuộc đời của ông nữa. Từ ngày ấy, ông
sống vò võ một mình, đi hết tuổi xuân của mình rồi lững thững vào
cuộc hoàng hôn của một kiếp người nương tựa vào người em, nuôi sống
qua ngày, đút cho từng thìa cơm. Ông chia sẻ: “Quần áo tự giặt lấy
bằng đôi chân, đôi ba ngày một tháng người em dâu xả lại bằng nước
xà bông. Cứ vậy sống qua ngày chờ ngày chết, vất vưởng cuộc đời.”
Ông chia sẻ với các cha đường xa quá, sức khỏe suy kiệt, có lẽ đây
là lần cuối cùng ông đến, trên gương mặt chai sạn không biểu lộ cảm
xúc ông nói lời từ biệt với các cha.
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại nơi một số cặp, nhóm bạn
bè, họ bồng bế nhau, họ dìu dắt nhau đến. 40 năm qua, họ gắn bó với
nhau, chia sẻ ngọt bùi, có những điều không nói được với ai, họ có
thể nói với nhau. Như thuở thời trai tráng, họ chuyền nhau điếu
thuốc như đã từng chuyền nhau những điếu thuốc ở tiền đồn xa xăm,
hay những đêm dừng quân đóng trại. Mối tình ‘huynh đệ chi binh’ vẫn
ấm cúng như thuở nào.
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại trên một khuôn mặt TPB đặc
biệt. Bà xuất thân từ nữ quân nhân và bị thương tật khi đang phục
vụ trong bộ chỉ huy quân đoàn. Xuất hiện trước các đồng đội cũ, bà
lập lại kiểu chào của nhà binh, làm tất cả anh em bùng nổ tiếng reo
mừng, vỗ tay tán thưởng. Vậy đó, một lần cho họ được hô to số quân
của mình. Vậy đó, một lần cho họ được giơ tay chào nhau kiểu nhà
binh. Như thế đủ tràn ngập niềm vui, đủ dư đầy hạnh phúc để tiếp
tục sống, để tiếp tục đảm nhận thân phận của mình.
Ống kính phóng sự hôm nay, dừng lại trên khuôn mặt của một người
‘ca sĩ’, hơn 40 năm trước, bà đã gia nhập đơn vị Chính Huấn (Tổng
cục Chiến tranh Chính trị Quân lực VNCH), bà đi khắp chiến trường
của Miền Trung để hát cho lính nghe. 40 năm qua, bà vẫn hát âm thầm
cho lính, cho những người bà yêu, cho những người yêu bà. Hôm nay,
bà đột nhiên xuất hiện, cất cao tiếng hát và vẫn là hát cho lính
nghe. ‘Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây…’ tiếng hát vút
cao để tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến và ‘nếu
một ngày không có em thì người yêu ơi đừng quên tôi nhé…’. 40 năm
đi qua, làm sao có thể quên nhau. Đã có những giọt nước mắt lăn dài
trên những gò má gầy guộc, chai sạn.
Kết thúc hai buổi sáng và chiều, cha Vinhsơn và cùng tất cả mọi
người cất cao tiếng hát một bài hát chan chứa tình yêu thương của
linh mục Lê Quang Uy, DCCT, tác phẩm ‘anh em chúng ta có chung một
ngôi nhà’. Đất trời bao la thật nhưng đó là ngôi nhà của từng anh
em TPB được sống và có quyền sống làm người.
Được biết, trong ngày hôm nay có 250 quý Thương phế binh Việt Nam
Cộng Hòa đến từ Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắc,
Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… tham dự buổi tri ân trong
ngày thứ ba của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Sáng có 121
quý ông và chiều có 129 quý ông.
Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp từ ngày
28-30.12.2015 là 794 ông.
Pv.GNsP
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen