Đám cưới giả, tuần trăng mật giả ở Las Vegas với chi phí hàng nghìn
USD để được nhận thẻ xanh (thẻ xác nhận tình trạng thường trú nhân
của một người nước ngoài tại Mỹ) - chỉ là một trong hàng chục vụ
kết hôn giả do 2 công dân người Trung Quốc cầm đầu là Jason Shiao
(65 tuổi) và Lynn Leung (43 tuổi) dàn dựng. Cả hai vừa bị bắt giữ
ngày 9-9 sau cuộc điều tra và chiến dịch giăng bẫy kéo dài 3 năm.
>> Phá đường dây hôn nhân giả cho người Việt lớn
nhất tại Mỹ.
hjk
Người “chồng” là một công dân Mỹ, còn người “vợ” là một phụ nữ
Trung Quốc. 1 tháng sau lần gặp nhau lần đầu tiên, đám cưới của cặp
vợ chồng giả mạo này được tổ chức rất công phu. Lễ cưới được tiến
hành tại một địa điểm tổ chức đám cưới ở thành phố Temple,
California với sự tham dự của người chồng thực sự của cô dâu và bạn
trai của chú rể. Sau lễ cưới, cặp đôi giả này còn đi hưởng tuần
trăng mật và chụp ảnh cưới tại Las Vegas như những cặp đôi mới cưới
khác.
Theo cáo buộc của các quan chức liên bang, cuộc hôn nhân này chỉ là
một trong vô số những cuộc hôn nhân giả được sắp đặt bởi Jason Shiao, một luật sư 65 tuổi chuyên về
vấn đề nhập cư đang sống tại Santa Fe Springs và con gái 43 tuổi
của ông ta Lynn Leung. Hai cha con Shiao được cho là đã thực hiện
trót lọt 70 “phi vụ” trong suốt 10 năm qua.
Một nhân vật thứ 3 của đường dây trên, tên là Shannon Mendoza, 48
tuổi, hiện cũng đang bị truy nã, với cáo buộc đã giúp Shiao và
Leung tìm kiếm những công dân Mỹ để đóng giả làm vợ hoặc chồng.
Khách hàng Trung Quốc muốn được cấp thẻ xanh của Hoa Kỳ sẽ trả cho
cha con Jason Shiao số tiền tổng cộng khoảng 50.000 USD. Sau đó,
Mendoza sẽ tìm kiếm, dụ dỗ công dân Mỹ đồng ý tham gia dịch vụ kết
hôn lấy thẻ xanh này với giá 10.000 USD.
Những đối tượng bị săn đón thường là người đang cần tiền, nhưng
thậm chí có cả người vô gia cư. Đường dây trên sẽ lo cho đám cưới
giả rất chu tất, bao gồm cả kỳ nghỉ trăng mật cùng một bộ ảnh cưới
lãng mạn.
Họ còn hướng dẫn những cặp vợ chồng hờ làm thế nào để có vẻ hợp
pháp. Một số cặp còn chuẩn bị kỹ càng để qua mặt pháp luật bằng
cách tổ chức lễ cưới ở Trung Quốc. Sau khi chính thức được cấp thẻ
xanh, Shiao thường tư vấn cho khách hàng tiến hành ly hôn càng sớm
càng tốt và hứa hẹn với họ có thể hoàn tất hồ sơ thủ tục chỉ sau 1
giờ đồng hồ.
Để tạo niềm tin nơi khách hàng, cha con Shiao mở một văn phòng luật
“ma” nằm trên đại lộ Lake, thành phố Pasadena, nơi tập trung nhiều
công ty, văn phòng luật lớn. Bản thân Shiao tự nhận mình là luật sư
di trú. Với vỏ bọc trên, rất ít khách hàng nghi ngờ cha con Shiao.
Khách hàng tìm đến cha con Shiao không chỉ là công dân Trung Quốc
mà còn cả từ các quốc gia khác.
Chiến dịch giăng bẫy
Việc kết hôn giả với người Mỹ để kiếm “thẻ xanh” đã xảy ra từ hàng chục năm
nay. Tuy nhiên, các thanh tra liên bang Mỹ cho biết họ chưa từng
thấy đường dây nào quy mô và hoạt động “trắng trợn” như thế này.
Shiao và Leung bắt đầu bị để mắt tới vào khoảng tháng 9-2012 sau
khi một người báo tin mật khuyến cáo Cơ quan thực thi Di trú và Hải
quan Hoa Kỳ (ICE). Các nhà điều tra tiết lộ, họ phát hiện hàng chục
đơn di trú gian lận nộp lên vào khoảng thời gian từ giữa năm 2006
đến tháng 7-2015. Có ít nhất 23 công dân Mỹ đã thừa nhận có tham
gia đường dây lừa đảo này.
Để làm bằng chứng cho các cuộc hôn nhân giả mạo, Shiao và Leung dùng nhiều địa chỉ khác nhau điền trong
đơn, tất cả những địa chỉ này đều là địa chỉ nhà hoặc hộp thư bưu
điện của họ và nhân viên trong văn phòng của mình. Các nhà chức
trách tin rằng, cách làm này của 2 cha con Shiao và Leung sẽ kiểm
soát được thư tín liên quan đến đơn di trú và có thể tiếp tục lấy
tiền của khách hàng.
Tháng 8-2014, ICE bắt đầu bí mật điều tra và cử một nhân viên
“chìm” đóng giả, đăng tin mình là công dân Trung Quốc có nhu cầu
định cư hợp pháp. Tổng mức phí mà hai cha con đưa ra là 43.400 USD,
trong đó gồm có: 5.000 USD để thuê Shiao làm luật sư, 10.000 USD
chi phí đám cưới và một loạt các chi phí khác lên đến 5.000
USD. Shiao cho vị khách hàng này biết anh ấy không thể nói
chuyện riêng với người vợ hờ và cả hai không nên qua đêm tân hôn
hay chung sống với nhau.
Một vài tuần sau, vị khách hàng này được giới thiệu cô dâu tương
lai. Hai cha con Shiao và Leung cho biết anh có thể kết hôn trong
một vài ngày tới. Khi vị khách đặt câu hỏi liệu sự khác biệt về
tuổi tác giữa anh với người phụ nữ có gây nên rắc rối gì không,
Shiao đáp: “Ở đây, một cụ ông 88 tuổi lấy một cô gái 20 tuổi là
điều bình thường”.
Trong những năm qua, 2 cha con Shiao và Leung sống vương giả, xa
hoa, lái những chiếc xe đắt tiền, và kiếm được 3,5 triệu USD từ
công việc kinh doanh trái phép này. Cả 3 nghi can Shiao, Leung và
Mendoza đều bị cáo buộc âm mưu gian lận thị thực. Nếu bị kết án, họ
sẽ đối diện với bản án 5 năm tù giam.
Theo Errol Stambler, luật sư biện hộ của Lynn Leung: “Nếu những
cuộc hôn nhân giả là phạm pháp, thì tất cả những người tham gia, kể
cả những người đóng giả vợ/chồng cũng phải chịu tội, chứ không chỉ
riêng những người dàn xếp những cuộc hôn nhân”. Theo người phát
ngôn của Văn phòng Biện lý Mỹ, những công dân Mỹ tiếp tay cho hoạt
động gian lận visa, thông qua làm đám cưới giả, cũng sẽ bị phạt
tiền theo luật pháp Mỹ.
Theo Ngân Hà/Latimes/The Ag
Phá đường dây hôn nhân giả cho người Việt lớn nhất tại Mỹ
Suốt đêm 7/8 tại tiểu bang Utah, cảnh sát Liên bang Mỹ đồng loạt tiến hành bắt giữ 21 thành viên nằm trong đường dây môi giới hôn nhân giả nhằm đưa người Việt Nam sang định cư hợp pháp tại Mỹ.
Cuộc bắt giữ được tiến hành sau cuộc điều tra kéo dài 18 tháng.
Cuộc điều tra về đường dây môi giới hôn nhân giả này được phối hợp
bởi nhiều cơ quan của Mỹ và được đặt tên là “Chiến dịch hào quang
buổi sáng”.
Cảnh sát bất ngờ ập vào nhà và văn phòng của những kẻ phạm tội để
tiến hành vụ bắt giữ và thu được những tài liệu quan trọng được xem
như bằng chứng buộc tội. Hầu hết trong số này là người Mỹ gốc Việt
tuổi từ 29 - 56 tuổi đang bị giam tại nhà tù hạt Salt Lake, tiểu
bang Utah và không được phép bảo lãnh tại ngoại.
Các nhà điều tra cho biết, trong số vừa bị bắt có 5 kẻ cầm đầu, bao
gồm Hoa Thanh Vo, 39 tuổi; Buu Ven Truong, 37 tuổi; Ngoc Hoa “Nora”
Huynh, 33 tuổi; Henry Ngoc Nguyen, 45 tuổi và Danh Huy Do, 33 tuổi.
Cả 5 người nói trên đều trú tại thành phố West Valley và West
Jordan.
Các ủy viên công tố tuyên bố, những kẻ vừa bị bắt trong vụ này
không làm nghề môi giới hôn nhân mà chỉ lợi dụng các cuộc hôn nhân
làm vỏ bọc nhằm đưa người vào Mỹ định cư để thu các khoản tiền bất
chính.
Chính quyền liên bang xem đây là đường dây môi giới hôn nhân giả
lớn nhất đã đưa trót lọt ít nhất khoảng 100 người VN vào định cư
tại Mỹ trong 5 năm qua.
Theo tài liệu điều tra, một người VN vào định cư tại Mỹ qua cuộc
hôn nhân giả phải trả cho băng nhóm tội phạm này 30.000 USD. Băng
nhóm này tuyển mộ các công dân Mỹ chủ yếu ở tiểu bang Utah và trả
trung bình 2.000USD/người, cùng chi phí đi lại ăn ở để họ lên máy
bay tới VN gặp gỡ “vợ”, hoặc “chồng” tương lai sau đó đưa về Mỹ
định cư một cách hợp pháp.
Thomas Depenbrock, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Một trong
những thủ đoạn của các công dân Mỹ được băng nhóm này thuê là thay
quần áo hàng ngày rồi chụp ảnh với đối tác ở nhiều điểm khác nhau
tại VN để chứng tỏ rằng đã có quan hệ lâu dài”.
Các ủy viên công tố cho biết, còn có nhiều thành viên khác trong
băng nhóm này đang trong quá trình bị điều tra, theo dõi và sẽ bị
bắt giữ trong thời gian tới.
Cảnh sát liên bang cũng đang tiến hành điều tra đối với tất cả các
công dân Mỹ đã tiếp tay cho băng nhóm này thực hiện những vụ môi
giới hôn nhân giả tại VN.
Quan chức cục di cư Mỹ lên kế hoạch rà soát lại những người bị nghi
ngờ kết hôn theo hình thức hôn nhân giả và có thể sẽ trục xuất
nhiều người trong thời gian tới.
Theo N.T.Đ
Tiền phong
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen