25/01/2016
Nguyễn Quang A
Với tư cách khán giả xem trận đá khá hấp dẫn này, một trận không
buồn tẻ như bao trận trước kia mà đầy kịch tính nhưng không thật
bất ngờ.
Đảng CSVN giữ khư khư thông tin, nhưng nó vẫn rò rỉ ra (vì các phe
trong trận đá có khuyến khích để rò thông tin họ nghĩ là có lợi cho
họ) nên các trang mạng (có nhiều thông tin xác thực bên cạnh rất
nhiều thông tin giả mạo) đã thắng đậm báo chí chính thống. Thế giới
đã thay đổi còn tuyên huấn của ĐCSVN vẫn y nguyên, thua là phải.
Việc này có thể dự đoán được và không quá bất ngờ.
Sau 4 ngày làm việc, hồi gây cấn là chuyện bàu bán nhân sự. Tập
quán quen thuộc (không rõ có thành văn hay bất thành văn) của đảng
cộng sản (ở mọi nơi trên thế giới): ban lãnh đạo (UBTW) cũ chọn ra
ban lãnh đạo (UBTW) mới chứ không phải đại hội đảng. Quy định 244
của TW ĐCSVN siết chặt và chính thức hóa tập quán này không chỉ ở
cấp TW mà cả ở các cấp địa phương. Đấy là điểm mới của ĐH XII.
Nhưng làm vậy gây bất bình cho nhiều người và nhiều địa phương nên
sự phản ứng lại cũng là dễ hiểu như được thể hiện trong việc đề cử
hơn 60 người ngoài dự kiến mà trong đó có các ông Nguyễn Tấn Dũng,
Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng đã xin rút ở Hội nghị TW 14 ngay
trước ĐH XII. Việc đề cử thêm cũng chẳng có gì lạ, không phải là
chuyện bất ngờ.
Với tư cách khán giả chẳng phải fan của đội nào hãy thử phân tích
xem cái gì có thể diễn ra hôm nay hoặc 2 ngày tới với bên ông Dũng
và bên ông Trọng.
Theo Quy định 244, chắc chắn ông Dũng sẽ phải đứng lên phát biểu rằng ông đã nói rõ ông không xin tái cử.
Theo Quy định 244, chắc chắn ông Dũng sẽ phải đứng lên phát biểu rằng ông đã nói rõ ông không xin tái cử.
1) Nếu ông nắm chắc đa số ủng hộ ông, thì ông sẽ nói nước đôi đại
loại: tôi không tham quyền cố vị và đã xin rút từ trước Hội nghị TW
14 nhưng với tư cách đảng viên tôi chấp hành mọi quyết định của
Đảng. Qua bỏ phiếu kín, nếu ĐH XII: a) cho ông rút, nguyện vọng của
ông được thỏa mãn; b) nếu ngược lại đa số "buộc" ông ở lại chắc ông
rất mừng vì chắc là ông sẽ trở thành TBT và trong trường hợp đó
quyền lực của ông sẽ vô biên vì ông có thể lập luận "tôi không tham
quyền cố vị và đã xin rút lui, nhưng Đảng nhất quyết không cho nên
tôi buộc phải chấp hành" và như thế mọi trách nhiệm sẽ là của Đảng
chứ không phải của ông. Đây là trường hợp vỡ trận. (Khả năng này có
nhưng theo tôi không cao nhất, chỉ đứng thứ hai vì như thế phe ông
Trọng sẽ quá mất mặt và sẽ có chống đối quyết liệt, ĐCSVN sẽ nhanh
tan rã hơn điều mà rất nhiều người muốn, song những người dự ĐH XII
không muốn).
2) Nếu biết không được đa số (qua thăm dò hay do biết đối thủ đã
nắm được thóp mình) chắc ông Dũng sẽ làm theo cách ông đã làm tại
TW 14, nhất quyết xin rút lui và nhiệt liệt ủng hộ những người do
TW 14 đề cử (kể cả ông Nguyễn Phú Trọng). Trong trường hợp này về
cơ bản kịch bản của TW 14, không có chuyện vỡ trận. (Khả năng cao
vì ông Dũng vẫn đường hoàng rút lui mà ĐCSVN vẫn có thể nói về sự
"đoàn kết, thống nhất" của mình)
3) Cũng có thể một nhân vật nhờ nhờ sẽ lên theo kiểu ăn may của ngư
ông đắc lợi và cả ông Dũng và ông Trọng đều về vườn. (ít có khả
năng hơn).
Dẫu kịch bản nào xảy ra, ta thấy ĐCSVN đang thay đổi và sẽ còn thay
đổi sau 28-1-2016. Nếu nó đi theo hướng với nhân dân chắc nó còn có
vai trò, ngược lại chắc chắn nó sẽ tan rã.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen