Sonntag, 6. Dezember 2015

EM ĐỌC SỬ VIỆT

Nguyễn Nhơn
ĐẠIVIỆT 12 LẦN ĐẠI THẮNG GIẶC TÀU XÂM LĂNG

Hiệntại bọn phản quốc bán nước cầu vinh việt cọng đangmưu toan xóa nhòa việc học Lịch sử Dân tộc để chúngchuẩn bị thay thế việc học sử Việt sang học sử tàutheo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng đểxóa nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinhthần Dân tộc bất khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy,toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch bọn mãi quốc cầuvinh việt cọng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.
Đểchống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loàiquỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.

LẦNTHỨ NHẤT
Phùđổng Thiên vương đại thắng giặc nhà Ân

Sáuđời Hùng vận vừa suy,
Vũ Ninh có giặc mới đi cầutài,
Làng Phù Đổng có một người,
Sinh ra chẳngnói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ.
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ, dạ cần vương.
Lấytrung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâutrước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binhtiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấmsét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đìnhcòn dầu cố viên,
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền cókhông?

LẦNTHỨ HAI
VIỆTLẠC ĐÁNH BẠI GIẶC TẦN XÂM LĂNG

Năm214 ttl, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa,sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đấtViệt Lạc. Nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, QuảngĐông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần ThủyHoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước TrungHoa.
Chiếntranh Việt-Tầnlà cuộc kháng chiến chống nhàTầnmở rộng về phía nam của các bộ tộc BáchViệtphân bố ở Bắc Bộ ViệtNamvà miền Nam TrungQuốchiện nay, trong thời kỳ nhà Tần mới thống nhất đượcTrung Quốc (cuối thếkỷ 3 TCN).
Cuộcchiến chia thành hai giai đoạn:
Giaiđoạn 1: quân Tần thắng thế, mở mang đất đai thêm 3quận mới. Các tộc Mân Việt, Đông Việt, NamViệt...bị đánh bại và dần bị đồng hóa.
Giaiđoạn 2: khi tiến sâu xuống phía nam, quân Tần bị ngườiÂuViệtchống trả mạnh và thất bại nặng nề.

LẦNTHỨ 3
HAIBÀ TRƯNG DIỆT GIẶC ĐÔNG HÁN DỰNG NỀN ĐỘC LẬP

Đườngca lâu đã vắng lời,
Đến như Tô Định là ngườichí hung.
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận ngườitham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lờinguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuốnggần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổingay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi MêLinh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta.
Bathu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bávương.

LẦNTHỨ 4
LÝNAM ĐẾ ĐÁNH ĐUỔI GIẶC LƯƠNG DỰNG NỀN ĐỘC LẬP

Kểtừ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầycát phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái bìnhmới có Lý Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập sĩ nướcLương,
Binh qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứudân đã quyết lời thề,
Văn thần, vũ tướng ứng kỳđều ra,
Tiêu Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôndặm quan hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên đức, đô thành Long biên.
Lịchđồ vừa mới kỷ niên,
Hưng vương khí tượng cũngnên một đời

LẦNTHỨ 5
NGÔVƯƠNG QUYỀN ĐẠI THẮNG GIẶC NAM HÁN

Dươngcông xưa có rể hiền,
Đường lâm hào hữu tên Quyềnhọ Ngô.
Vì thầy, quyết chí phục thù,
Nghĩa binhtừ cõi Ái châu kéo vào.
Hán sai thái tử Hoằng Thao,
Đem quân ứng viện toan vào giúp công.
Bạch Đằngmột trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều côngnộp đầu.
Quân thân đã chính cương trù,
Giang sơnrầy có vương hầu chủ trương.
Về Loa thành mớiđăng quang,
Quan danh cải định, triều chương đặtbày.

LẦNTHỨ 6
LÊĐẠI HÀNH ĐẠI THẮNG GIẶC TỐNG

Chợtnghe binh báo Nam quan,
Cùng nhau phù lập Lê Hoàn làmvương.
Trước mành, vâng lệnh nàng Dương,
Trongcung đã thấy áo vàng đưa ra,
Trường yên đổi mặtsơn hà,
Đại Hành trí lược thực là cũng ghê!
(Chi Lăng diệt giặc tàu Hầu Nhân Bảo )
VạcĐinh đã trở sang Lê,

LẦNTHỨ 7
LÝTHƯỜNG KIỆT PHÁ GIẶC TỐNG

Tốngbinh xâm nhiễu biên thuỳ,
Tướng quân Thường Kiệtdựng cờ Bắc chinh.
Bên song Như Nguyệt trú dinh,
Giang sơn dường có thần linh hộ trì.
Miếu tiềnphảng phất ngâm thi,
Như phân địa thế, như trìthiên binh.
Bấy giờ Tống mới hư kinh,
Giảng hoàlại trả mấy thành cố cương.
Lại còn hối hận mộtchương:
"Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng nguyên"
Năm mươi năm lẻ lâu bền,
Vũ công văn đức rạngtruyền sử xanh.

HỊCHLÝ THƯỜNG KIỆT

Namquốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệtnhiên phân định tại Thiên thư.
Nhưhà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữđẳng hành khan thủ bại hư

Sôngnúi nước Nam, vua Nam ở,
Rànhrành phân định tại sách trời
Cớsao lũ giặc sang xâm phạm
Chúngbay sẽ bị đánh tơi bời

LẦNTHỨ 8
TRẦNTHÁI TÔNG ĐẠI THẮNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ 1

Năm1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý, ở vùngVân Nam. Mông Cổ đương thời là đế quốc to lớn vàhùng mạnh nhất thế giới, chìếm đóng từ Á sang Âu.
Năm1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai(Uriyangqatai) đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quânĐại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phávà giết mọi người trong thành. [Ngột Lương Hợp Thai làcông thần thứ 3 của Nhà Nguyên, từng tham gia các trậnđánh chiếm nước Kim, nước Đức, Ba Lan, Bagdad, và diệtnước Đại Lý].
Nửađêm ngày 28tháng 1năm 1258,từ nơi trú quân là HoàngGiang,Trần Thái Tông cùng Thái tử TrầnHoảngngự lâu thuyền ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vàoquân Mông Cổ. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quânTrần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủquan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bịthua to. Sau khi bị phá tan tại ĐôngBộ Đầu,quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồngloạt tháo chạy thẳng về VânNam.
Nhưkhi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọcsông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn.Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhàTrần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đónđánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng LàoCai,YênBái),quân Mông bị chủ trại là HàBổng– một thổ quan ngườiTày- tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng cónhững người Thái chạy từ nước ĐạiLývừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trảthù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quânMông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ítngười nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn.
Trênđường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằngsau, quân Mông Cổ cố rút nhanh và không cướp phá dânchúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặcBụt". Nguyênsửchép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhậnthất bại, ghi rằng.:
Quanquân chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vìkhí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọiMan vương Trần Nhật Cảnh về, trả lại nước cho. Quanquân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Mangọi là giặc Bụt
Thựctế, quân Mông Cổ đánh Đại Việt vào tháng 1, đúng vàolúc giữa mùađôngở miền Bắc Việt Nam, do vậy không thể có chuyện "khíhậu nóng nực nên rút quân về" như Nguyên sử chépđược.

LẦNTHỨ 9
TRẦNHƯNG ĐẠO ĐẠI PHÁ QUÂN MÔNG LẦN THỨ 2

Năm1279,NamTốnghoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này,hoàng đế nhà Nguyên là HốtTất Liệtra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh ĐạiViệtNhậtBản

NhàNguyên chia làm 3 đạo tiến đánh ĐạiViệt.Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ NinhMinhtiến vào Lộc Châu (nay là LộcBình,LạngSơn).Ngày 27 tháng 1 năm 1285 (dương lịch), đạo quân này chialàm 2 mũi tiến quân, một do Bolqadar chỉ huy theo đườngKhâu Ôn (nay là ÔnChâu,Lạng Sơn), một do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy đitheo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi SơnĐộngngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai củaSatartai và Lý Bang Hiến. Chống lại đạo quân thứ nhấtnày của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quânTrần do đích thân TrầnQuốc Tuấnchỉ huy.
Đạothứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam doNasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng TuyênQuangtiến theo sôngChảy.Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này là TrầnNhật Duật.
Đạothứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành doToaĐôchỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vàokhoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.
Tháng5 đầu tháng 6 năm 1285, nghĩa là khoảng 1 tháng sau khi rútvề Thanh Hóa để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên,quân Trần lại quyết định từ Thanh Hóa trở lại miềnBắc phản công quân Nguyên. Quân Trần chia làm 2 cánh. Mộtcánh do TrầnQuốc Tuấnchỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui củađịch. Một cánh do TrầnQuang Khảichỉ huy phản công dọc theo sôngHồng.
TrậnHàm Tử - Tây Kết
Đểphòng thủ mặt phía Nam của thành ThăngLong,quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sôngHồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở KhoáiChâu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến ChươngDương - nay ở Thượng Phúc, thuộc ThườngTín,HàNội).Tháng 5, TrầnQuang Khảidẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
ToaĐôÔMã NhiThanhHoá,NghệAngiao chiến với quân Trần do TrầnQuang Khảichỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gầncạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thờitiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần màvượt biển ra bắc để hội binh với ThoátHoan.
TrầnQuang Khảithấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. VuaTrần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếucòn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; naycánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đãmỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phảncông.
TrầnNhân Tôngsai TrầnNhật Duậtlàm chánh tướng, Chiêu Thành Vương và TrầnQuốc Toảnlàm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quânra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân TrầnNhật Duậtcó tướng người Trung Quốc của nhàTốngcũ là Triệu Trung theo hàng.
TrầnNhật Duậtgặp binh thuyền ToaĐôở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhauác liệt. ToaĐôđi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trôngthấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởngrằng nhàTốngđã khôi phục sang giúp ĐạiViệt.Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốntrả thù nên đánh rất hăng.
Trongkhi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắngiấy sang bên quânNguyên,nói rằng chỉ đánh người ThátĐátchứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướngsĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấuhoặc trở giáo sang hàng quân Trần. ToaĐôbị thua to. Sau khi thua trận ở HàmTử Quan,ToaĐôvẫn không biết rằng ThoátHoanđã tháo chạy. Cánh quân ToaĐôđóng ở sông ThiênMạc(đoạn sôngHồngHưngYên)và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, ToaĐôbiết tin quân ThoátHoanđã thất bại và rút chạy, bèn lui về TâyKết(KhoáiChâu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285, TrầnHưng Đạotrực tiếp chỉ huy quân đánh ToaĐô.ToaĐôÔMã Nhithua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đườngchạy, ToaĐôbị quân ĐạiViệtbao vây, sau cùng bị tướng VũHảicủa nhàTrầnchém đầu. ÔMã Nhithì chạy thoát về ThanhHóa.Theo ĐạiViệt sử ký toàn thư,vua TrầnNhân Tôngtrông thấy thủ cấp của ToaĐôthì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôiphải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tửtế.

TrậnChương Dương Độ
TrầnNhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hoá báo tin thắngtrận. TrầnQuốc Tuấnbàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắcđánh Thoát Hoan để lấy lại ThăngLong.Trần Quang Khải ở NghệAnmới ra được cử làm chánh tướng, PhạmNgũ LãoTrầnQuốc Toảnlàm phó tướng; lại truyền lệnh cho Trần Nhật Duậtphải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với ThoátHoan.
Đạiquân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạnglương thực sắp cạn, các chiến thuyền đóng ở bếnChương Dương.
TrầnQuang Khải tiến ra bắc khá thuận lợi. Quân Trần nhanhchóng diệt nhiều đồn nhỏ của quân Nguyên, kết hợpdụ hàng quân người Hoa bỏ hàng ngũ quân Nguyên. Trongkhi đó thì Trần Nhật Duật cũng giữ lại số quân đểcầm chân Toa Đô, còn chia một số sang hợp với cánhquân Trần Quang Khải. Nhiều toán quân Trần trước kia bịtản mát, chưa tìm được vào Thanh Hoá, lúc đó gặp quânTrần Quang Khải đã cùng gia nhập nên lực lượng càngmạnh lên. Quân Trần chiếm được nhiều thuyền củađịch ở bến đò.
QuânTrần tiếp tục ngược sông Hồng phản công quân Nguyên.Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toảnđã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện ThườngTín). Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đóthấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏchạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quânTrần đốt cháy hoặc chiếm.
Giảiphóng Thăng Long
Saucác trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trầnquyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long.Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lựcdo Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địaphương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và NguyễnTruyền chỉ huy. Sau khi đánh bại đơn vị quân Nguyênngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu baovây và công thành.
Trướcsức tấn công mạnh mẽ và bền bỉ của quân Trần, quânNguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ởbờ Bắc sông Hồng (khoảng Gia Lâm ngày nay). Tại đây,đồn trại của quân Nguyên vẫn liên tục bị tấn công.

Trậnsông Thiên Mạc
Saukhi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằngThoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sôngThiên Mạc và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Đượcít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại vàrút chạy, bèn lui về Tây Kết.
Cótài liệu căn cứ vào Nguyên sử cho rằng Toa Đô sau trậnthua ở Hàm Tử Quan lại tiến vào Thanh Hoá đánh vua Trầnlần nữa, nhưng không thu được kết quả nên lại trởra tìm Thoát Hoan. Trận Tây Kết này còn được coi làtrận Tây Kết thứ hai.[
Ngày24 tháng 6 năm 1285, quân Trần do đích thân vua Trần chỉhuy tấn công đạo quân Nguyên này. Tướng Nguyên làTrương Hiển (chức tổng quản) đầu hàng quân Trần vàdẫn đường cho quân Trần tấn công Toa Đô ở Tây Kết.Quân Nguyên bị giết rất nhiều. Toa Đô cũng bị tửtrận. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê đi thuyền nhỏ trốn thoát rabiển.

LẦNTHỨ 10
HƯNGĐẠO ĐẠI VƯƠNG ĐẠI PHÁ QUÂN NGUYÊN LẦN THỨ 3

Hailần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước talần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nướclớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiếnthuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương củaTrương Văn Hổ ,lần này lươngthực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh , nhiềutướng giỏi , chú trọng đến thủy binh.
*TrầnHưng Đạo làm Tiết chế , chỉ huy kháng chiến.
*Tháng12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:
+ThoátHoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp vàxây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta .
+600chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tốngđoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân vớiThoát Hoan ở Vạn Kiếp .

Chiếnthắng Vân Đồn tiêu diệt đòan thuyền lương của Trươngvăn Hổ :
-Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng và hội quân ở Vạn Kiếp,bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần KhánhDư tiêu diệt.
-Đợimãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288 Thoát Hoan tiếnxuống Thăng Long... nhưng bị động, hết lương thực,tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng
*Ýnghĩa trận Vân Đồn :tạothời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệtquân Nguyên
.
ChiếnthắngBạchĐằng lịch sử 1288:
-VuaTrầnvàTrần Hưng Đạo,dự đoán quân giặc sẽ rút quânqua cửa sông Bạch Đằng.
-Đầutháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướngsông Bạch Đằng.
-Khinước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờthua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.
-Khinước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh, bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyềngiặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ,địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhibị bắt.
-TrậnBạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoanphải liều mạng rút chạy về nước.
*Ýnghĩa: tiêudiệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên ,quânNguyên từ bỏ mộng xâmlược Đại Việt.

Ýnghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông –Nguyên:
-Đậptan ý chí xâm lược của quân thù , bảo vệ độc lập ,chủ quyến toàn vẹn lãnh thổ.
-Nângcao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềmtin cho nhân dân.
-Xâydựng khối đoàn kết toàn dân.
-Kếhoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bịphá tan.

LẦNTHỨ 11
BÌNHĐỊNH VƯƠNG LÊ LỢI BÌNH NGÔ

BÌNHNGÔ ĐẠI CÁO

Thaytrời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.

Từngnghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếuphạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từtrước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờcõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu,Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán,Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuymạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũngcó.

Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thấtbại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàmtử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi ÔMã
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.

Vừarồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trongnước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gâyhoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dânđen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dướihầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gâybinh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cảđất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Ngườibị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mậpthuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắtchim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫyhươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côntrùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốncùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy nonê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân taynào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phuphen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúcNam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước ĐôngHải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dungtha,
Ai bảo thần nhân chịu được?


Tađây:

Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nươngmình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặcnước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đàmười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải mộthai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xétđã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đocàng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉbăn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấylên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặtvì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài nhưlá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơiduy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫnđăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,thường chăm chắm còn dành phía tả.

Thế mà:

Trôngngười, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bểkhơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu ngườichết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phầnvì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấytuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trờithử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phụcgian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúcngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoànước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ,lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địchnhiều.

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắnghung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
TrậnBồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻtro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
TrầnTrí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính,nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, TâyKinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đôđất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanhtrôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ đểngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêuđầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏmạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lạicàng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lạicàng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trícùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, tađây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn nănnên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưutính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến mộtngười, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh mộtlúc, để cười cho tất cả thế gian.

Bởithế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh khôngngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữacháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ KhâuÔn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đườngtừ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủhiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹnđường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tám, trậnChi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận MãYên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tướcLương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thưLý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡidao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lạithêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa thángmười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bềtôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũngmòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh mộttrận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chimmuông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổngsụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờtạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xinhàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
XươngGiang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắcphong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệtphải mờ

Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghingờ khiếp vía mà vỡ mật!
Nghe Thăng thua ở CầnTrạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoátthân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sôngnghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thànhnúi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tantành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốnđốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, nhưhổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giếthại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ,Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đếnbiển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh,phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn timđập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếuthực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉsức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưathấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từđây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhậtnguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạchlàu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờtrời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phùtrợ;

Than ôi!

Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nêncông oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanhbình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.

Xa gần bácáo,
Ai nấy đều hay.

LẦNTHỨ 12
QUANGTRUNG ĐẠI ĐẾ ĐẠI PHÁ GIẶC NHÀ THANH

VuaQuang Trung Đại Phá Quân Thanh.Bắc Bình Vương được tin quân nhà Thanh đã sang đóng ởThăng Long, lập tức hội các tướng sĩ để bàn việcđem binh ra đánh, các tướng đều xin hãy chính ngôi tôn,để yên lòng người rồi sẽ khởi binh.
Bắc BìnhVương bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 thángmười một năm mậu thân (1788), Vương làm lễ lên ngôiHoàng Đế, rồi tự mình thống lĩnh thủy bộ đại binhra đánh giặc Thanh. Ra đến Nghệ An nghỉ lại 10 ngày đểkén lấy thêm binh, cả thảy được 10 vạn quân và hơn100 con voi.
Vua Quang Trung điểm duyệt quân sĩ, truyềndụ nhủ bảo mọi người phải cố gắng đánh giặc giúpnước. Đoạn rồi kéo quân ra Bắc, đến ngày 20 thángchạp thì đến núi Tam Điệp. Bọn Ngô Văn Sở, Ngô ThìNhiệm đều ra tạ tội, kể chuyện quân Tàu thế mạnh,sợ đánh không nổi, cho nên phải lui về giữ chỗ hiểmyếu.
Vua Quang Trung cười mà nói rằng: "Chúng nósang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến nàythân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổiquân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉnghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúngthua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lạimưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dânta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này,ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đìnhchỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước tadưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cầnphải sợ chúng nữa."
Vua Quang Trung truyền cho tướngsĩ ăn Tết Nguyên Đán trước, để đến hôm trừ tịchthì cất quân đi, định ngày mồng 7 tháng giêng thì vàothành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Đoạn rồi, truyềnlệnh cho ba quân đến nghe lệnh điều khiển. Đại tư mãSở, Nội Hầu Lân đem tiền quân đi làm tiên phong. Hô hổHầu đem hậu quân đi đốc chiến.
Đại đô đốc Lộc,Đô đốc Tuyết đem hữu quân cùng thủy quân, vượt quabể vào sông Lục Đầu. Rồi Tuyết thì kinh lược mặtHải Dương, tiếp ứng đường mé Đông; Lộc thì kéo vềvùng Lạng Giang, Phượng Nhỡn, Yên Thế để chặn đườngquân Tàu chạy về.
Đại đô đốc Bảo, đô đốc Mưuđem tả quân cùng quân tượng mã đi đường núi ra đánhphía Tây. Mưu thì xuyên ra huyện Chương Đức (nay làChương Mỹ), tiện đường kéo thẳng đến làng Nhân Mục,huyện Thanh Trì, đánh quân Điền Châu; Bảo thì thốngsuất quân tượng mã theo đường huyện Sơn Lãng ra làngĐại Áng thuộc huyện Thanh Trì tiếp ứng cho mặt tả.Năm quân được lệnh đều thu xếp đâu đấy, đến hôm30 khua trống kéo ra Bắc. Khi quân sang sông Giản Thủy,cánh nghĩa quân của nhà Lê tan vỡ chạy cả. Vua QuangTrung thân đốc các quân đuổi theo đến huyện Phú Xuyênbắt sống hết được toán quân Tàu đóng ở đấy, khôngmột người nào chạy thoát được; vì thế cho nên khôngcó tin báo về, những quân Tàu đóng ở làng Hà Hồi vàlàng Ngọc Hồi không biết gì cả. Nửa đêm ngày mồng
3tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân vua Quang Trung đếnlàng Hà Hồi vây kín đồn giặc, rồi bắc loa lên gọi,các quân dạ rầm cả lên, có hàng muôn người. Quân canhđồn bấy giờ mới biết, sợ hãi thất thố, đều xinhàng, bởi thế, lấy được hết cả quân lương và đồkhí giới. Sáng mờ mờ ngày mồng năm, quân Tây Sơn tiếnlên đến làng Ngọc Hồi, quân Tàu bắn súng ra như mưa.Vua Quang Trung sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnhlại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài,rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh,mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầmkhí giới theo sau. Vua Quang Trung cưỡi voi đi sau đốcchiến, quân An Nam vào đến gần cửa đồn, bỏ ván xuốngđất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùacả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tánloạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánhtràn đi, lấy được các đồn, giết quân Thanh thây nằmngổn ngang khắp đồng, máu chảy như
tháo nước. Quâncác đạo khác cũng đều được toàn thắng. Quan nhàThanh là đề đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trương SĩLong, tả dực Thượng Duy Thăng đều tử trận cả; quanphủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đóng ở Đống Đa bịquân An Nam vây đánh cũng thắt cổ mà chết. Tôn Sĩ Nghịnửa đêm được tin báo, hoảng hốt không kịp thắng yênngựa và mặc áo giáo, đem mấy tên lính kỵ chạy quasông sang Bắc. Quân các trại nghe tin như thế, xôn xao tanrã chạy trốn, tranh nhau sang cầu, một lát cầu đổ, sacả xuống sông chết đuối, sông Nhị Hà đầy nhữngthây người chết.
Vua Chiêu Thống cũng theo Tôn Sĩ Nghịsang sông cùng với bà Hoàng Thái Hậu và mấy người cậnthần chạy sang Tàu.
Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóngở miền Sơn Tây nghe tin Tôn Sĩ Nghị đã thua, cũng rútquân chạy về.
Ngày hôm ấy vua Quang Trung đốc quânđánh giặc, áo ngự bào bị thuốc súng bắn vào đen nhưmực. Đến trưa thì vào thành Thăng Long, sai tướng đembinh đuổi đánh quân nhà Thanh đến cửa Nam Quan. Nhữngdân Tàu ở gần Lạng Sơn sợ khiếp, đàn ông, đàn bàdắt díu nhau mà chạy, từ cửa ải về mé bắc hơn mấytrăm dặm, tịnh không nghe thấy tiếng một ngườinào!
Vua Quang Trung vào thành Thăng Long, hạ lệnh chiêuan, phàm những người Tàu trốn tránh ở đâu ra thú tội,đều được cấp cho áo mặc, lương ăn. Lại bắt đượccả ấn tín của Tôn Sĩ Nghị bỏ lại, trong những giấymá bắt được có tờ mật dụ của vua Càn Long ...
VuaQuang Trung đem tờ mật dụ ấy bảo với Ngô Thì Nhiệmrằng: " Ta xem tờ chiếu của vua nhà Thanh chẳng quacũng muốn mượn tiếng để lấy nước ta đó thôi. Nayđã bị ta đánh thua một trận, tất là lấy làm xấu hổ,chắc không chịu ở yên. Hai nước mà đánh nhau thì chỉkhổ dân. Vậy nên dùng lời nói khéo, để khiến cho khỏisự binh đao; việc ấy nhờ nhà người chủ trương chomới được".
Ngô Thì Nhiệm vâng lệnh làm thư đạikhái nói rằng: "Nước Nam vốn không dám chống cựvới đại quốc, nhưng chỉ vì Tôn Sĩ Nghị làm nhỡ việccho nên phải thua. Vậy nay xin tạ tội và xin giảnghòa."
Vua Quang Trung sai sứ đem thư sang Tàu, và lạisai đem những quân nhà Thanh đã bắt được, để ở mộtnơi, cấp cho lương thực, đợi ngày cho về nước. Xếpđặt mọi việc xong rồi, đem quân về Nam, lưu Ngô VănSở và Phan văn Lân ở lại tổng thống các việc quânquốc; còn những việc từ lệnh giao thiệp với nướcTàu thì ủy thác cho Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích cho đượctự tiện mà khu xử, hễ không có việc gì quan hệ thìbất tất phải đi tâu báo mà làm gì.

LỜINGƯỜI SƯU TẬP

NgườiPháp có thành ngữ; “ Jamais deux sans trois.”
Tanhại giọng: Đã có lần thứ 12 không thể không có lầnthứ 13!

Lầnđó là khi nào?

Hiệntại giặc cờ đỏ họ giả hồ cai trị Đất nước tathiệt là tàn bạo:
Bêntrong chúng tự thực dân, cưởng bức, cướp phá dân lànhkhông khác gì giặc cuồng Minh ngày xưa.
Bênngoài chúng nhu nhược luồn cúi ngoại bang tàu cọng khôngkhác nào bọn việt gian thổ quan An nam thời An nam đô hộphủ.

Vìvậy sẽ có một ngày,
  • khi người dân Việt không còn chịu đựng được ách áp bức của bọn tay sai bán nước việt cọng đương quyền
  • khi tàu cọng lẫy lừng cướp trọn biển Đông, công khai khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa Việt Nam

Toàndân Việt phẫn uất vùng dậy lật đổ ách toàn trịviệt cọng mãi quốc cầu vinh, quét sạch cửa nhà.

Khiấy, nếu giặc bành trướng chệt Tập kéo quân sang đánhcứu, giải vây cho bọn tôi tớ việt cọng thì...

Đây,lần thứ 13, toàn dân Việt đoàn kết chung lòng, quyếttái hiện lịch sử đại phá quân tàu xâm lăng: TOÀN DÂNVIỆT ĐẠI PHÁ GIẶC TÀU TẬP XÂM LĂNG.

NguyễnNhơn

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen