ĐÔI NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN MINH – VĂN HÓA VIỆT
Hiện
tại bọn phản quốc bán nước cầu vinh việt cọng đang mưu toan xóa nhòa
việc học Lịch sử Dân tộc để chúng chuẩn bị thay thế việc học sử Việt
sang học sử tàu theo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng để xóa
nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinh thần Dân tộc bất
khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy, toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch
bọn mãi quốc cầu vinh việt cọng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.
Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.
Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.
PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG
Cũng có câu hoa mỹ: Luật vua dừng lại bên ngoài lũy tre làng.
Sau đây là đôi nét đặc trưng về ngôi làng Việt Nam:
Gần
năm ngàn năm nay, hai thể chế LÀNG và NƯỚC đã được Tổ Tiên chúng ta đặc
biệt chú trọng. Không giống như những nền văn hóa khác chỉ lo củng cố
xây dựng thành trì cho to lớn vững chắc, Tổ Tiên chúng ta lại tổ chức đi
từ những đơn vị nhỏ nhất: từ Con Người đến Gia Đình, ra tới Làng và từ
tất cả những đơn vị này, chúng ta mới có Nước.
…. -
Tại làng Việt, dân Việt thờ Thổ Thần, Thần Thành Hoàng (thường là những
vị có công mở làng hoặc những danh nhân của Làng hoặc Nước), và những
Anh Hùng Kiệt Nữ đã hy sinh vì Nước. Trong khi đó, làng Trung Quốc chỉ
thờ Thần Hậu Tắc, là một viên quan vào đời vua Nghiêu đã có công dạy cho
dân biết cày cấy.
- Tất cả mọi sinh hoạt, hội hè, đình đám ở làng Việt đều được tổ chức tại Đình, còn bên Trung Quốc thì ở Chùa.
Với nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp của văn hóa Việt làm nền tảng, hai thể chế Làng và Nước đã được Tổ Tiên chúng ta sáng tạo và tổ chức thật hoàn chỉnh. Trong bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu xem là những đặc điểm nào của lệ làng đã trở thành những định chế đến như pháp luật của vua - tức là Phép Nước - còn phải tôn trọng những lệ của làng.
- Tất cả mọi sinh hoạt, hội hè, đình đám ở làng Việt đều được tổ chức tại Đình, còn bên Trung Quốc thì ở Chùa.
Với nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp của văn hóa Việt làm nền tảng, hai thể chế Làng và Nước đã được Tổ Tiên chúng ta sáng tạo và tổ chức thật hoàn chỉnh. Trong bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu xem là những đặc điểm nào của lệ làng đã trở thành những định chế đến như pháp luật của vua - tức là Phép Nước - còn phải tôn trọng những lệ của làng.
Cũng
trong thời gian qua, một số người vọng ngoại, nhất là những sử sách của
đảng Cộng Sản được viết theo duy vật sử quan đã và đang cố tình thổi
phồng, hay xuyên tạc những tệ đoan của xã hội Việt vào những thời kỳ suy
thoái nhằm mục đích phá hủy những cơ cấu của làng Việt. Nhưng cuối
cùng, chúng cũng không thể nào bóp méo được những sự thật lịch sử, cũng
như đánh tan được niềm tin, sức sống và sự kiêu hãnh đã ăn sâu vào nếp
sống và tiềm thức người Việt qua nền tảng văn hóa Tiên Rồng.
Làng Việt theo lý thuyết chỉ là một đơn vị hành chánh, là nơi cư ngụ của những người dân bình thường, nhưng trên thực tế đã được Tổ Tiên thiết lập như một thành lũy, vừa có thể dùng để phòng ngừa ngăn chống mọi thứ giặc một cách hữu hiệu, mà lại còn bảo đảm được đời sống vật chất và tinh thần cho dân chúng ở trong làng.Chung quanh những ngôi làng, người dân Việt thường trồng tre gai để làm thành một hàng rào thiên nhiên rất kiên cố. Hàng rào tre này rất dày, chúng vừa mọc lên cao, vừa bò lan rộng và đan chằng chịt kết dầy lại với nhau đã trở nên bức tường thành bất khả xâm phạm. Chính những ông bà cụ già đã kể lại rằng vào thời Pháp thuộc, khi lính Tây đi càn đã từng sử dụng súng ca nông, đại bác, bắn trực xạ vào những thành lũy bằng tre này mà vẫn không thể xuyên phá được, chứ nói gì đến những thời xa xưa khi chỉ có gươm đao và giáo mác. Để bảo vệ những hàng rào bằng tre này, làng có những điều lệ và hình phạt rất nặng đối với những người nào phạm vào tội ăn cắp tre và đào trộm măng.
Về đời sống kinh tế trong làng Việt, có những nơi phân chia ra làm hai thứ ruộng: ruộng trong làng và ruộng ở ngoài làng. Bình thường, trong thời kỳ an ninh yên ổn thì mọi người được chia ruộng ở ngoài làng để cày cấy làm ăn, nhưng nếu có binh biến hay giặc giã, làng sẽ đóng cổng tự thủ và làm ruộng ở bên trong làng.
Trong làng, mọi người dân đều có quyền tự do để tự tổ chức, tự bầu bán, tự điều hành, nhận trách nhiệm và tự giải quyết tất cả mọi vấn đề với nhau. Tùy theo từng hoàn cảnh và tập tục của mỗi làng, họ có thể tự tạo ra cho mình những luật lệ đặc biệt phù hợp với cách sống, tâm tính của họ mà ta gọi là hương ước. Nội dung chính của những bản hương ước, bao gồm những điều khoản liên quan đến tất cả mọi phương diện sinh hoạt xã hội, từ vật chất đến đời sống tâm linh của mọi người trong làng.
Làng Việt theo lý thuyết chỉ là một đơn vị hành chánh, là nơi cư ngụ của những người dân bình thường, nhưng trên thực tế đã được Tổ Tiên thiết lập như một thành lũy, vừa có thể dùng để phòng ngừa ngăn chống mọi thứ giặc một cách hữu hiệu, mà lại còn bảo đảm được đời sống vật chất và tinh thần cho dân chúng ở trong làng.Chung quanh những ngôi làng, người dân Việt thường trồng tre gai để làm thành một hàng rào thiên nhiên rất kiên cố. Hàng rào tre này rất dày, chúng vừa mọc lên cao, vừa bò lan rộng và đan chằng chịt kết dầy lại với nhau đã trở nên bức tường thành bất khả xâm phạm. Chính những ông bà cụ già đã kể lại rằng vào thời Pháp thuộc, khi lính Tây đi càn đã từng sử dụng súng ca nông, đại bác, bắn trực xạ vào những thành lũy bằng tre này mà vẫn không thể xuyên phá được, chứ nói gì đến những thời xa xưa khi chỉ có gươm đao và giáo mác. Để bảo vệ những hàng rào bằng tre này, làng có những điều lệ và hình phạt rất nặng đối với những người nào phạm vào tội ăn cắp tre và đào trộm măng.
Về đời sống kinh tế trong làng Việt, có những nơi phân chia ra làm hai thứ ruộng: ruộng trong làng và ruộng ở ngoài làng. Bình thường, trong thời kỳ an ninh yên ổn thì mọi người được chia ruộng ở ngoài làng để cày cấy làm ăn, nhưng nếu có binh biến hay giặc giã, làng sẽ đóng cổng tự thủ và làm ruộng ở bên trong làng.
Trong làng, mọi người dân đều có quyền tự do để tự tổ chức, tự bầu bán, tự điều hành, nhận trách nhiệm và tự giải quyết tất cả mọi vấn đề với nhau. Tùy theo từng hoàn cảnh và tập tục của mỗi làng, họ có thể tự tạo ra cho mình những luật lệ đặc biệt phù hợp với cách sống, tâm tính của họ mà ta gọi là hương ước. Nội dung chính của những bản hương ước, bao gồm những điều khoản liên quan đến tất cả mọi phương diện sinh hoạt xã hội, từ vật chất đến đời sống tâm linh của mọi người trong làng.
HƯƠNG ƯỚC
Có hai loại hương ước:
loại truyền miệng và loại đã được viết thành văn bản trên giấy trắng
mực đen. Nhiều giả thuyết cho rằng, hương ước có thể đã ra đời vào
khoảng cuối thế kỷ thứ XIV. Khi đưa ra những nhận xét như vậy, chúng ta
mới chỉ căn cứ vào những bản hương ước đã được viết thành văn một cách
rõ ràng.
Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và trong những thời gian bị giặc phương Bắc đô hộ, với một chính sách đồng hóa triệt để và toàn diện, giặc đã tịch thu và đốt hết những sách vở, cùng đập phá những bia đá. Cho vơ vét, thu góp toàn bộ những di sản văn hóa có liên qua đến đời sống xã hội của dân ta chở hết về nước, chỉ để lại những bản kinh và những sách về Phật giáo hoặc Đạo giáo. Chúng còn truy lùng tìm bắt tất cả những người có tài năng về các ngành nghề - mà ngày nay chúng ta gọi là chất xám - thậm chí cả đàn bà con gái, để đưa về Tàu làm nô tỳ.
Giặc còn bắt buộc dân làng ta phải thay đổi những cách ăn mặc và phong tục tập quán lâu đời của mình, để sống theo những lối sống của giặc, nhưng cũng chỉ có một số nhỏ 'những nhà sĩ hoạn thi thư ở gần nơi thành quách' chứ ở những nơi biên phương và hương lý xa xôi thì vẫn còn giữ tục cũ chưa bỏ hẳn được. (Theo An Nam Chí Nguyên q. 2 - Cao Hùng Trưng).Để chống lại với những chính sách thâm độc này, dân Việt chúng ta thường xuyên phải sử dụng những quy ước lưu truyền bằng miệng, một điều đã trở thành nếp sống ăn sâu vào trong lòng đại chúng, thì mới có thể bảo tồn được phần nào những điều mà Tổ Tiên truyền lại - nếu như muốn đạt được mục tiêu trừ khi là giặc giết sạch hết mọi người dân Việt chúng ta. Và để đến khi có những điều kiện thuận tiện, thì các bản hương ước thành văn của mỗi làng lại được dân Việt ta cho thành hình trở lại.
Trong hầu hết các bản hương ước, một điểm quan trọng nhất là những điều lệ liên hệ giữa con người với con người, những cách thức đối xử và tình tương thân tương ái luôn luôn được đề cao giữa những người cùng một làng xóm với nhau. Đây là một trong những căn bản nền tảng của nền văn hóa và xã hội Việt, vì vậy mà hàng năm vào tháng Giêng, các làng thường tổ chức lễ minh thệ - mọi người có những lời thề - nguyện ước rõ ràng với nhau.
Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và trong những thời gian bị giặc phương Bắc đô hộ, với một chính sách đồng hóa triệt để và toàn diện, giặc đã tịch thu và đốt hết những sách vở, cùng đập phá những bia đá. Cho vơ vét, thu góp toàn bộ những di sản văn hóa có liên qua đến đời sống xã hội của dân ta chở hết về nước, chỉ để lại những bản kinh và những sách về Phật giáo hoặc Đạo giáo. Chúng còn truy lùng tìm bắt tất cả những người có tài năng về các ngành nghề - mà ngày nay chúng ta gọi là chất xám - thậm chí cả đàn bà con gái, để đưa về Tàu làm nô tỳ.
Giặc còn bắt buộc dân làng ta phải thay đổi những cách ăn mặc và phong tục tập quán lâu đời của mình, để sống theo những lối sống của giặc, nhưng cũng chỉ có một số nhỏ 'những nhà sĩ hoạn thi thư ở gần nơi thành quách' chứ ở những nơi biên phương và hương lý xa xôi thì vẫn còn giữ tục cũ chưa bỏ hẳn được. (Theo An Nam Chí Nguyên q. 2 - Cao Hùng Trưng).Để chống lại với những chính sách thâm độc này, dân Việt chúng ta thường xuyên phải sử dụng những quy ước lưu truyền bằng miệng, một điều đã trở thành nếp sống ăn sâu vào trong lòng đại chúng, thì mới có thể bảo tồn được phần nào những điều mà Tổ Tiên truyền lại - nếu như muốn đạt được mục tiêu trừ khi là giặc giết sạch hết mọi người dân Việt chúng ta. Và để đến khi có những điều kiện thuận tiện, thì các bản hương ước thành văn của mỗi làng lại được dân Việt ta cho thành hình trở lại.
Trong hầu hết các bản hương ước, một điểm quan trọng nhất là những điều lệ liên hệ giữa con người với con người, những cách thức đối xử và tình tương thân tương ái luôn luôn được đề cao giữa những người cùng một làng xóm với nhau. Đây là một trong những căn bản nền tảng của nền văn hóa và xã hội Việt, vì vậy mà hàng năm vào tháng Giêng, các làng thường tổ chức lễ minh thệ - mọi người có những lời thề - nguyện ước rõ ràng với nhau.
( Trích: THỬ TÌM HIỂU VÀI ĐỊNH CHẾ CỦA LÀNG VIỆT QUA THÀNH NGỮ PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG - Bùi Tuấn Dũng )
VĂN HÓA CÁI ĐÌNH
“ Đình làng, nơi kỳ hào họp bàn việc làng, việc nước “
Cái
ý thức hệ vuông tròn trên đây không những chỉ được diễn tả tượng trưng
trong truyện cổ tích bánh chưng bánh dầy, mà còn được cụ thể hóa ra
thành cả một hệ thống tổ chức sinh hoạt xã thôn, lấy cái đình làng làm
trung tâm.
Ở
cái xã hội Á châu nói chung và ở Việt Nam nói riêng xưa kia vẫn có một
chế độ dân chủ gọi là chế độ làng xã hay xã thôn, tồn tại qua các thời
đại lịch sử như là một hệ thống chính trị do nhân dân công cử để phụng
sự quyền lợi nhân dân và quyền hành do nhân dân nắm giữ. Vậy xã hội Việt
Nam xưa thực sự là một tổ chức dân chủ đặc biệt. Cái tổ chức dân chủ
nguyên thuỷ ấy do nơi nhân dân xuất hiện ra một cách tự nhiên và tự trị
đối với chính quyền quốc gia như một quốc gia trong quốc gia vậy. Chính
quyền quốc gia trung ương là triều đình quân chủ chuyên chế hết sức tập
trung cho đến biên giới quận, huyện. Còn từ quận, huyện trở xuống tổng,
xã, thôn, giáp thì thuộc hệ thống dân chủ tự trị. Như thế là xã hội Việt
Nam xưa có hai hệ thống chính trị có tính cách trái nghịch nhau như dân
chủ và chuyên chế sống bên cạnh nhau thịnh hành. Cho nên phương ngôn
nói: “phép vua thua lệ làng” hay “quan cần nhưng dân không vội, quan có
cần quan lội quan đi”.
Đủ
tỏ hai chế độ khác nhau ấy chế ngự lẫn nhau như là chủ nghĩa phân quyền
vậy. Chắc hẳn chế độ bắt đầu là xã thôn dân chủ, rồi về sau chế độ quốc
gia dân chủ xuất hiện qua giai đoạn sứ quân đến thống nhất chuyên chế.
Nguyên lai tổ chức xã thôn
Cơ
sở sinh hoạt kinh tế căn bản của xã hội nông nghiệp là đất đai cày cấy.
Công việc khai khẩn đất đai biến thành đồng ruộng đòi hỏi phải có sự
phân công và hợp tác. Nhiều gia đình họp lại để thi hành cho nên các ấp
các làng dinh điền xuất hiện. Trong xã hội Việt Nam, gia đình vốn là căn
bản. Để tự vệ và mở mang đất đai, các gia đình họp lại để giải quyết
cuộc sống chung. Như thế xã thôn thành lập do sáng kiến bồng bột của
những cá nhân. Một miếng đất hoang có một người có khả năng đến khai
khẩn, rủ bà con họ hàng cùng đến hợp tác. Rồi họ đồng lòng họp thành ấp
thành làng để hưởng thụ hoa lợi trên miếng đất đã khai khẩn và xin phép
với nhà nước tức triều đình, vì trên lý thuyết lãnh thổ là của nhà vua,
nhưng hoa lợi thuộc về công phu người khai khẩn. Thường thì sau một thời
gian ba năm làng mới chưa phải đóng thuế. Sau khi đã được nhà nước công
nhận rồi, đất đai khai khẩn thuộc về bộ điền của làng cho đến khi nào
bỏ hoang thì đất ấy lại trở về nhà nước. Đấy đại khái lịch sử thành lập
của một xã hội.
Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị.
(Nguyễn Công Trứ)
Muốn
dự vào Hôi đồng kỳ mục thì phải đủ điều kiện do hương ước đã quy định
tuỳ theo tục lệ của làng xã, có nơi trọng tước, có nơi trọng tuổi tác,
đức hạnh. Hội đồng họp mỗi tháng hai kỳ vào Sóc mùng một, Vọng mười lăm,
để bàn việc làng sau khi tế thần tại Đình làng. Cho đến thời kỳ Pháp
thuộc, quyền cai trị của xã thôn Việt Nam vẫn hoàn toàn do Hôi đồng kỳ
mục đảm nhiệm. Nhà vua và các quan địa phương không can thiệp trực tiếp.
Đấy là một triều đình nhỏ, cho nên tục ngữ nói: “miếng ở làng, sang ở
nước”, hai chữ làng nước thường đi đôi với nhau như hai tổ chức huynh đệ
vậy. Xã có tế tự riêng, có tòa án riêng, có ngoại giao và công an tự vệ
của xã. Đấy là cả một bộ tục lệ của làng mà nhân dân coi trọng hơn cả
luật vua nữa. Cho nên phương ngôn nói: “luật vua thua lệ làng” là như
thế.
VĂN HÓA - Là
một đơn vị kinh tế, chính trị, làng cũng lại còn là một đơn vị văn hóa
nữa. Mỗi gia đình có thờ tổ tiên, nhiều gia đình họp lại có nhà thờ họ
để thờ tổ họ, và nhiều họ họp lại thành làng, lấy đình làng làm nhà thờ
tổ làng hay thần hoàng làng. Thần hoàng là những linh hồn người khai
sáng hay có công đối với làng, cho nên theo tinh thần truyền thống của
nhân dân “uống nước nhớ nguồn” mỗi làng đều có vị thần hoàng của mình
cả. Trong tinh thần tín ngưỡng thần hoàng của dân xã thì thần hoàng là
linh hồn chung của cả xã, che chở, ban phúc, giáng họa cho dân xã. Đặc
biệt nhất là cũng như tinh thần công xã nguyên thuỷ là tín ngưỡng vật tổ
không phân biệt cá nhân với đoàn thể, cá thể chưa có ý thức phân hóa
với hồn chung do vật tổ đại diện, thì tín ngưỡng thần hoàng của làng xã
cũng thế. Kẻ nào động chạm đến thần hoàng, thì thần hoàng không chỉ
trừng phạt riêng kẻ ấy mà trừng phạt tập thể cả làng. Qua tín ngưỡng
thần hoàng ấy ta thấy biểu hiện tinh thần cộng đồng xã thôn rõ rệt, nó
không phải cộng đồng kinh tế hay chế độ mà còn là cộng đồng tín ngưỡng
tâm linh, cho nên tình làng nợ nước rất thâm sâu, cũng như tình bà con
lối xóm, trong họ ngoài làng.
Ngoài
tín ngưỡng thần hoàng ở Đình làng, còn có tín ngưỡng Phật giáo ở chùa
làng, tín ngưỡng chư vị thần tiên, bà cô, ông cậu ở Miếu hay Am làng, và
tín ngưỡng Khổng giáo ở Văn chỉ nữa. Làng có ban tư văn gồm các vị khoa
cử, có học để hàng năm tế tự thần hoàng, Khổng Tử, văn thân. Đàn bà họp
thành hội các bà vãi đi chùa, lễ đền, miễu, am.
Song
đặc biệt nhất của tổ chức xã thôn là ngôi đình làng, vừa là nơi thừa
tự, vừa là nơi hội họp để thảo luận công việc sinh hoạt thực tế chung.
Thật là một bằng chứng cụ thể cho cái tinh thần văn hóa linh động dung
hợp siêu nhiên với hiện thực, tinh thần với vật chất, cổ truyền với dân
tộc Việt Nam, cho nên các nhà khảo cứu về văn minh Việt Nam rất chú ý
đến các phương tiện của đình làng như Nguyễn Văn Khoan trong bài Essai
sur le Đình (B.E.F.E.O tr.30) viết:
“Đình
là nơi thờ thần hoàng bảo hộ mỗi làng. Nó là trung tâm sinh hoạt tập
thể cộng đồng của đoàn thể. Chính tại đây mà hội đồng kỳ mục họp bàn,
quyết định các vấn đề hành chính và tư pháp nội bộ. Tại đây có những
cuộc tế lễ, tóm lại tất cả hành vi sinh hoạt xã hội Việt Nam đều diễn ra
ở đây.
“Thần
hoàng đại biểu linh động tổng số những kỷ niệm chung, những nguyện vọng
chung. Ngài hiện thân của kỷ luật, tục lệ, luân lý và đồng thời sự
thưởng phạt trừng giới. Chính ngài thưởng phạt kẻ nào tuân theo hay xúc
phạm giới luật của ngài. Tóm lại ngài là nhân cách hoá uy quyền tối cao
nó bắt nguồn và lấy sức mạnh từ trong chính xã hội. Hơn nữa ngài là liên
hệ của tất cả phần tử trong đoàn thể cộng đồng. Ngài cấu kết lại thành
khối, thành một thứ nhân cách tinh thần mà tất cả thuộc tính cốt yếu
hiện thấy ở mỗi cá nhân.
Tóm
lại Đình vừa là đền thờ, vừa là nhà làng, vừa là tòa án, vừa là hành
cung của các vị thần hay vua chúa ghé chân dùng làm nhà trạm, vừa là nơi
đình đám hội hè ăn uống hát xướng, vừa là nơi họp chợ làng, vừa là nơi
tòa án thiêng liêng, lại cũng là nơi nhà giam kẻ phạm pháp trước khi
phân xử bị trói cột đình, hay phạt vạ, cũng lại vừa là nơi cheo cưới,
khao vọng v.v… (Giran, Magie, et Religion Annamite).
( Trích: QUAN NIỆM VAI TRÒ LÃNH ĐẠO Ở XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP XƯA - Nguyễn Đăng Thục )
LỜI NGƯỜI SƯU TẬP
“ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước ta còn.”
Phạm Quỳnh
Nay hậu bối tiếp nối ý của cha, ông:
Lịch sử nước ta còn, nước ta còn.
Nước ta còn, dân ta còn.
Bằng
như sĩ phu Đất Việt cứ mãi mắt lắp, tai ngơ để cho loài quỷ đỏ phản
quốc tự tung, tự tác xóa nhòa Lịch sử Dân tộc thì họa mất nước, diệt tộc
thấy liền trước mắt!
Tôi là người Việt Quốc gia
Người Việt Quốc gia thương Nước, mến Nhà
Người Việt Quốc gia yêu nước, thương dân
Nguyễn Nhơn
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen