Montag, 9. November 2015

Tranh Luận để Tránh Giao Tranh



Nguyễn đạt Thịnh
Việc tổng trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tham dự "Hội Nghị Các Tổng Trưởng Quốc Phòng  Đông Nam Á" (HNQP)  họp tại Mã lai chỉ là một phần vụ trong nhiệm vụ ông phải hoàn thành trong chuyến công tác Á Châu lần này.
Nhiệm vụ đó là thúc đẩy giai đoạn sắp tới của chính sách Hoa Kỳ nhằm  "tái lập thăng bằng" tại địa phương này.  Bốn chữ "tái lập thăng bằng" dịch từ chữ "rebalance" trong câu (Washington's foreign policy "rebalance" to the region).
Nói rõ như vậy để chúng ta cùng ý thức là những trao đổi gay cấn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng quanh cuộc HNQP mới chỉ là đoạn mở đầu cho nhiều đụng chạm khác.
Ngày thứ Ba mùng 3 tháng 11/2015 ông Carter nói với người đối chức của ông -tổng trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Chang Wanquan (Thường Vạn Toàn)- là quân đội Hoa Kỳ vẫn cứ tiếp tục hoạt động trên Biển Đông.
Đó là căn bản của tình trạng thăng bằng mà Hoa Thịnh Đốn đòi Bắc Kinh phải chấp nhận.

Beschreibung: Attendees held hands and posed at the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Defense Ministers' Meeting Plus in Kuala Lumpur, Malaysia, on November 4. Plans for a public joint statement were scrappedBeschreibung: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2c/Chang_Wanquan.jpg
Bên lề Hội Nghi các tổng trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á,
tổng trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Chang Wanquan đối phó với TTQP Mỹ Ashton Carter
Sau cuộc hải hành của chiến hạm Lassen sát ven đảo Trường Sa, việc Carter bảo thẳng Chang Wanquan là hải quân Mỹ tiếp tục cho chiến hạm xê dịch như vậy nữa, là cách nói ngang ngược có thể so sánh với câu đứa trẻ khoẻ hơn, bảo đứa yếu, "Tao cứ chửi mày, xem mày làm gì được tao".

Nhưng dĩ nhiên cả Carter lẫn Chang Wanquan không còn trong tuổi học trò tiểu học đánh nhau nữa; câu nói gay cấn được Carter phát ngôn bóng bẩy bằng ngôn ngữ ngoại giao, "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho phi cơ bay trên những không phận được pháp luật quốc tế cho bay, và cho tầu bè thông thương trên những hải lộ luật quốc tế mở rộng cho mọi tầu bè qua lại."
Dù bóng bẩy, nhưng câu nói vẫn mang ý khiêu khích, thách đố; thách đố không chỉ xẩy ra tại Mã Lai, quanh HNQP, mà thách đố còn xẩy ra ngay tại Bắc Kinh. Đô đốc Harry Harris trong lúc thuyết trình với sinh viên Mỹ thuộc viện đại học Stanford University theo học tại Peking University cũng nhấn mạnh về quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, nơi hàng năm chuyên chở 5,000 tỉ mỹ kim hàng hoá đến nhiều hải cảng trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ chỉ trích Trung Cộng quân sự hoá Biển Đông, nhưng tháng Chín vừa rồi trong lúc gặp gỡ tổng thống Obama tại Hoa Thịnh Đốn, chủ tịch Tập Cận Bình đã phủ nhận là Trung Cộng không có ý định đó.

Beschreibung: Pacific Command Adm Harry Harris (left) shook hands with China's Central Military Commission vice-chairman, Fan Changlong (right), before they met in China about preventing U.S.-China disputes from escalating
Đô đốc Harry Harris và phụ tá Quân Uỷ Trung Cộng Fan Changlong
 thảo luận tìm phương thức ngăn chặn chiến tranh
Đô đốc Harris mạnh miệng chỉ trích Trung Cộng hơn nhiều chính khách và quân nhân khác; có lần ông đã so sánh việc Trung Cộng thổi cát lên những hòn đảo chìm quanh Trường Sa là nỗ lực  tạo ra đất xây nhà, lập hải cảng và phi đạo, để thực hiện một Vạn Lý Trường Thành dựng lên bằng cát, hầu khống chế Biển Đông.
Đứng trên diễn đàn của viện đại học Bắc Kinh, ông trình bầy cái thế Hoa Kỳ phải đối phó với tham vọng lãnh thổ của Nga tại Ukraine một mặt, mặt khác phải giải quyết những đòi hỏi hàng hải quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông nói mục đích của Hoa Kỳ khi đưa chiến hạm Lassen vào cuộc hải hành bên trong vùng 12 hải lý sát cận đảo Trường Sa là để bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải.
"Tôi chân thành tin tưởng là cuộc hải hành thông thường đó không tạo ra bất cứ một đe doạ nào, cho bất cứ một quốc gia nào," Harry nói. "Mục đích cuộc hải hành chỉ là để bảo vệ quyền tự do thông thương trên mặt biển, hoặc trên bầu trời của tất cả mọi quốc gia, điều này được luật pháp quốc tế cho phép."
Phản ứng của Trung Cộng là cho 2 chiến hạm theo sau chiếc Lassen và tuyên đọc cảnh cáo. Đã không công nhận Trường Sa là một hải đảo của Trung Cộng, dĩ nhiên Mỹ cũng không coi việc chiếc Lassen đi trong lãnh hải Trường Sa là vi phạm. Harris còn nêu lên quyền "đi qua hải phận của một nước khác mà không có ác ý" của một chiến hạm xâm phạm hải phận một quốc gia khác.
Trong lúc đó tại thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai, tổng trưởng Quốc Phòng Trung Cộng ChangWanquan cũng phản đối với tổng trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ về việc chiến hạm Lassen đi vào hải phận Trường Sa.

Nhưng Lassen chỉ là hành động nhỏ để khơi lên những bất đồng lớn hơn, khơi bằng một chiến hạm lớn hơn: ngày thứ Năm mùng 5 tháng 11/2015,  hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông.

Beschreibung: The aircraft carrier USS Theodore Roosevelt crossing the South China Sea on Oct. 29.
hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông.
Tờ Washington Post viết là  Ash Carter lên tầu lớn tiếp tục tuần tiễu trên Biển Đông để bảo cho Trung Cộng biết là Hoa Kỳ không chấp nhận việc Trung Cộng xưng hùng, xưng bá trên mặt biển Đông Nam Á.
Tại Việt Nam đảng trưởng đảng Việt Cộng  Nguyễn Phú Trọng cũng bảo đảng trưởng đảng Trung Cộng Tập Cận Bình là chớ võ trang các hải đảo trên Biển Đông.
Website của chính phủ Hà Nội viết, Trọng khuyến cáo Tập không nên vọng động, ngay những giờ đầu tiên Tập đến thăm Hà Nội.

Beschreibung: Chinese President Xi Jinping, left, poses for a photo with Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung before their meeting at the Government Office in Hanoi, Nov. 5, 2015.
Việt Cộng bảo Trung Cộng chớ vọng động
Người Việt tại Hà Nội và Sài Gòn xuống đường chống cuộc thăm viếng của Tập; công an vội vã giải tán người biểu tình. Video đưa lên mạng cho thấy một người biểu tình tại Sài Gòn bị đánh, máu me đầy mặt. Người này tuyên bố, "công an đánh tôi vì Tập Cận Bình."
Đại biểu Vũ Xuân Hồng phát biểu, "Lãnh đạo của nước lớn Tập Cận Bình đến Việt Nam chắc hẳn phải có chuyện lớn để nói; chuyện lớn nhất giờ này phải là chuyện Biển Đông."
Nhưng Tập không nói gì cả, nhất là nói về Biển Đông.
Một nhân vật khác, ông Bùi Xuân Tùng -giám đốc trung tâm nghiên cứu APEC tại viện đại học Hawaii lại cho là "đi với Trung Cộng có lợi cho Việt Nam hơn."
Ông Cù Huy Hà Vũ -hiện đang cộng tác với trường luật Northwestern University School of Law- nói Tập muốn gây ảnh hưởng cho cuộc thay đổi nhân sự đầu năm tới tại Việt Nam.

Trung Cộng chắc chắn còn nhiều ảnh hưởng và quyền lực trên đám chính khách Việt Cộng, nhưng ảnh hưởng đó không giúp Tập Cận Bình giải quyết vấn đề Biển Đông được; vì vấn đề là Hoa Kỳ không chấp nhận để mặc quyền lực quân sự của Trung Cộng khống chế Biển Đông, và đang cho chiến hạm vào đó chọc phủng giải Vạn Lý Trường Thành cát.
Điểm đặc biệt của cuộc tấn công này là Mỹ chỉ sử dụng sức mạnh quân sự như lực lượng hậu thuẫn; vũ khí tấn công là lý luận căn cứ trên lập trường bảo vệ tự do hải lộ.
Hai người lính tiền đạo trong cuộc tấn công không đổ máu, không nổ súng là tổng trưởng Quốc Phòng  Carter và đô đốc Harris.
Họ đang tái lập thăng bằng quyền lực trên Biển Đông, đang đưa hải lực vào đó để thị uy và hậu thuẫn cho các quốc gia ven Biển Đông dành lại quyền sinh hoạt bình thường và đưa con đường 9 đoạn  của Trung Cộng trở lại nằm yên trong quyển sách cũ trên giá sách thư viện.
Họ đang thắng thế mà chưa phải giao tranh; họ chỉ tranh luận.
Nguyễn đạt Thịnh

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen