tka23 post
Theo
tờ nhật báo Quân Đội Nhân Dân của Bắc Kinh, thì phi đội J-11BH/BHS trực
thuộc Sư Đoàn 8 Không Quân Trung Cộng; vừa đến căn cứ mới, họ đã thực
tập không chiến, trang bị bằng hoả tiễn không-không, như giả định họ
phải không chiến với khu trục Hoa Kỳ.
Cali Today News - Trong
chương trình phỏng vấn "This Week" của đài truyền hình ABC tối Chủ Nhật
mùng 8 tháng 11/2015, tổng trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter công
bố một chuyện ông gọi là "chuyện bình thường", nhưng trong thực tế lại mang tính khiêu khích của một tối hậu thư gửi ngày N-1.
N là lối viết tắt của quân đội Việt Nam Cộng Hoà, như chữ D (day) của quân đội Mỹ, để chỉ định ngày bắt đầu một cuộc tấn công -như ngày 6/6/1945 là D day của cuộc đổ bộ vào đất Pháp để tấn công quân đội Đức Quốc Xã.
Carter
nói, "Việc Trung cộng và nhiều quốc gia Đông Nam Á có thái độ quá
khích tranh dành chủ quyền lãnh thổ, không làm Hoa Kỳ huỷ bỏ việc tuần
phòng vùng Biển Đông, việc mà Hoa Kỳ đã làm từ nhiều thập niên."
Dịch nghĩa: dù Trung Cộng có giàn chiến hạm ra cũng không ngăn chặn được chiến hạm Hoa Kỳ tiến vào tuần tra Biển Đông.
Dĩ nhiên chỉ riêng Trung Cộng coi lời tuyên bố này như một tối hậu thư,
vì việc tuần tra mà Carter nói "Hoa Kỳ đã làm từ nhiều thập niên", chỉ
đúng một phần, phần không đúng là trong khoảng vài năm gần đây, Hoa Kỳ
không làm công việc tuần tra đó nữa, mà đã ngó lơ, để mặc Trung Cộng tung hoành, lấn ép các quốc gia sống ven Biển Đông.
Những
quốc gia này, từ lâu, vẫn mong mỏi Hoa Kỳ xoay trọng tâm quân sự của họ
về Thái Bình Dương; giờ này Carter xác nhận Hoa Kỳ đáp ứng nguyện vọng
của Đông Nam Á bằng câu,
"Quân đội Hoa Kỳ đang có mặt tại Á Châu, và sự hiện diện quân sự này
mỗi ngày một lớn mạnh hơn, theo quyết định của tổng thống Obama."
Ông
giải thích quân đội Hoa Kỳ cần lớn và mạnh trên biển Thái Bình, vì Á
Châu thiếu một lực lượng quân sự liên hợp như lực lượng NATO của Âu
Châu.
NATO là tên viết tắt của tổ chức North Atlantic Treaty Organization
-một liên hiệp quân sự giữa 28 quốc gia Âu Châu, và là tượng trưng sức
mạnh của một bó đũa, không cường quốc quân sự nào bẻ gẫy được.
Một lợi thế khác của NATO, là mặc dù quân phí của tổ chức này lớn bằng 70% quân phí của toàn thế giới, nhưng chia ra, quân phí chỉ chiếm 2% GDP -tổng sản lượng quốc gia- của mỗi nước trong Liên Hiệp Âu Châu, trong lúc Hoa Kỳ tiêu 3.5% GDP vào quân phí, Trung Cộng 2.1%, Nga 4.5%, Nam Hàn 2.6%
Việc
Á Châu thiếu một liên minh quân sự như Âu Châu, tạo thuận lợi cho Trung
Cộng, và tạo khó khăn cho Hoa Kỳ, vì như Carter nói, muốn giúp các quốc
gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ cần nhiều sức mạnh quân sự hơn nỗ lực không đáng
kể, họ đang làm để trợ chiến giúp Ukraine.
Từ
nhiều năm nay, Trung Cộng bắt tay vào việc lấn chiếm và xây cất hệ
thống hải đảo trên Biển Đông, Hoa Kỳ tổ chức tuần tra để tránh tình
trạng quân sự hoá những hải đảo hiền hoà này. Chủ tịch Trung Cộng Tập
Cận Bình hứa Trung cộng sẽ không võ trang hải đảo trên Biển Đông, và Carter nói Hoa Kỳ muốn thấy ông Tập giữ lời ông hứa tại Hoa Thịnh Đốn.
"Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn sử dụng những hải phận và không phận quốc tế, như
luật quốc tế cho phép mọi quốc gia trên thế giới sử dụng," Carter nói.
Tuy
nhiên, không chỉ vì việc sử dụng hải phận và không phận như vậy là hợp
pháp, mà hành động của Hoa Kỳ không mang tính khiêu chiến; hãy thử hình
dung phản ứng của Trung Cộng trong giả thuyết một chiến hạm Nhật hay Ấn Độ
đi vào hải trình chiếc Lassen đã đi hôm 27 tháng Mười vừa rồi! Nếu
không nổ súng, hay uy hiếp chiến hạm xâm nhập "hải phận Trung cộng ",
đuổi chiến hạm này đi, thì Trung Cộng cũng đã có những phản ứng ngoại
giao quyết liệt đòi quốc gia có hành động "xâm lược" phải xin lỗi.
Nhưng vì gặp phải kẻ gây sự mạnh hơn mình, nên Trung Cộng vuốt ngực nuốt vào mọi uất ức; tuy
không dám đối phó với Mỹ, nhưng Trung Cộng vẫn phải giữ thể diện cường
quốc với những quốc gia Á Châu: Họ đưa xuống đảo Woody -đảo Phú Lâm
trong quần đảo Hoàng Sa- một phi đội khu trục J-11BH/BHS, sản phẩm tối tân nhất của họ.
Sự
hiện diện của đoàn khu trục này biến phi trường Phú Lâm thành căn cứ
không quân cực Nam của Trung Cộng, cách căn cứ Hải Nam 321 cây số; phi
đội này sẽ đơn độc tác chiến -nếu giao tranh xẩy ra. Hai phi trường khác
đang được khởi công kiến tạo trên quần đảo Trường Sa, có thể không có
thuận lợi để hoàn tất trước áp lực quân sự của Hoa Kỳ.
Theo tờ nhật báo Quân Đội Nhân Dân của Bắc Kinh, thì phi đội J-11BH/BHS trực thuộc Sư Đoàn 8 Không Quân Trung Cộng;
vừa đến căn cứ mới, họ đã thực tập không chiến, trang bị bằng hoả tiễn
không-không, như giả thuyết họ phải không chiến với khu trục Hoa Kỳ.
Tờ
báo không tiết lộ số khu trục cơ hiện đang được bố trí tại căn cứ Phú
Lâm; nhưng dĩ nhiên điều đó không phải là một bí mật quân sự. Vệ tinh của Hoa Kỳ có thể đếm từng chiếc khu trục, và quay phim mọi hoạt động trên phi trường 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Nhà quan sát Bonnie Glaser nói với phóng viên tạp chí Defense News, "Tôi
không nghĩ căn cứ Phú Lâm đủ thuận lợi đồn trú lâu dài cho một đơn vị
không quân; chỉ riêng yếu tố gió mặn, nước mặn cũng tạo ra nhiều vấn đề
bảo trì phi cơ."
Có
vẻ cô Glaser không đồng ý với các tướng lãnh hải quân Trung Cộng về
việc họ hãnh diện mệnh danh phi trường Phú Lâm là chiếc hàng không mẫu
hạm không bao giờ bị đánh chìm.
Phân tách gia Đài Loan Alexander Huang, đồng ý với cô Glaser về sức tàn phá của gió biển.
Là
sản phẩm của hãng Trung Cộng Shenyang Aircraft Corporation, khu trục
J-11BH/BHS có 2 máy, 1 phi công duy nhất, và vẽ theo kiểu chiếc
Sukhoi-Su 27 của Nga
. Hiện nay không quân Trung Cộng có 260 chiếc J-11.
Trong
giả thuyết chiến tranh xẩy ra giữa Mỹ và Trung Cộng, thì khó khăn của
Hoa Kỳ trên chiến trường Á Châu sẽ ít phức tạp hơn những khó khăn Hoa Kỳ
đang gặp tại Trung Đông.
Dĩ
nhiên Trung Cộng mạnh hơn quân IS, nhưng sức mạnh về không quân và hải
quân của Trung Cộng lại gặp sức mạnh Hoa Kỳ mạnh hơn Trung Cộng vài
chục lần trên cả 2 địa hạt không chiến và hải chiến -2 địa hạt đọ sức
duy nhất, trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng, không dài hơn một tháng.
Bộ
binh Trung Cộng sẽ không có đất dụng võ; những khẩu súng cá nhân chỉ có
tầm bắn vài trăm thước, và cả những khẩu đại pháo có tầm bắn vài chục
cây số của họ cũng không có mục tiêu tác xạ.
Trung
Cộng ý thức được điều đó, nên ngoại trưởng Vương Nghỉ đã sang Manila
gặp tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino và ngoại trưởng Albert Del
Rosario; sau cuộc gặp gỡ 2 nhân vật này hứa sẽ nồng nhiệt tiếp đón Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế tại
Manila tuần tới, mặc dù hai nước đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Tối hậu thư của Carter gửi sớm 1 ngày, ngày N-1, để tạo thời gian cho Trung Cộng kịp dập tắt ngòi nổ chiến tranh;
và chiến lược của Hoa Kỳ, đưa chính khách đi trước tiểu đội tiền đạo,
đang giúp giảm thiểu sinh mạng lính Mỹ, và xả xú pắp cho cái nồi ninh
Biển Đông căng cứng thuốc súng.
Nguyễn đạt Thịnh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen