Trúc Giang MN
.
.
1* Mở bài
Báo
chí đưa tin, Tập Cận Bình qua Việt Nam để “kéo Hà Nội về với Bắc
Kinh”. Nói như thế là không đúng lắm, không hiểu rõ, không thấy rõ vấn
đề, vì Việt Cộng chưa có bao giờ thoát ra khỏi bàn tay của Trung Cộng
cả, cho nên đâu có cần gì phải kéo ra kéo về.
Trên
thực tế, Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt: chính trị,
kinh tế, quân sự, văn hóa, tư tưởng, xã hội…Đó là kết quả của truyền
thống làm tay sai, bán nước có từ thời Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng, đến
Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh…
Kế
hoạch 30 năm ở Thành Đô ngày 4-9-1990 để VN trở thành khu tự trị trong
đại gia đình các sắc tộc Trung Quốc, được thực hiện dưới những chiêu
bài hợp tác toàn diện, hội nhập toàn diện, 4 tốt và 16 chữ vàng.
Một
nước có độc lập, có chủ quyền thì mắc mớ gì phải “vừa hợp tác vừa đấu
tranh” với một nước khác? Mỗi dân tộc có cái tốt, cái xấu thì mắc mớ gì
phải hội nhập toàn diện?
Vừa
đặt chân đến VN, Tập Cận Bình nêu ba nội dung, nhìn về đại cục, hướng
về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau. Nói về tôn trọng lẫn nhau có lẻ Nguyễn
Phú Trọng đau lòng không ít, vì vụ giàn khoan HD-981 ông Trọng đã cố
nài nỉ 20 lần xin gặp mặt nhưng Tập Cận Bình bỉ mặt. Không tiếp.
Nhiều
người hy vọng Việt Nam có cơ hội thoát Trung, hợp tác với Mỹ để giữ
chủ quyền lãnh thổ nhưng họ thất vọng. Mỹ chỉ bảo vệ những nước có hiệp
ước với Mỹ mà thôi.
Về
chủ quyền biển thì TQ đã nêu một chiêu bài nham hiểm là chiến lược “Ba
bước lấn tới”. Đó là tạo ra tranh cãi. Rồi kêu gọi dẹp bỏ tranh cãi.
Bước thứ ba là tuyên bố chủ quyền.
Tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền trên đó. Tức là gây ra tranh cãi.
Bước hai: Gác tranh chấp, khai thác chung.
Đã
nhiều lần Trung Quốc kêu gọi hãy tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên.
Cùng nhau khai thác chung. Điều nầy cho phép TQ hiện diện công khai và
hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam mà gọi là vùng tranh chấp, để
thăm dò, khai thác tài nguyên của Việt Nam.
Bước ba: Tuyên bố chủ quyền.
Trong
thời gian khai thác chung, TQ xây dựng những phương tiện phục vụ cho
việc thăm dò, bảo quản, chế biến, sản xuất, chuyên chở, bao gồm các nhà
kho, nhà máy, sân bay, bến cảng, nhà ở của công nhân và những phương
tiện phục vụ công nhân như bịnh viện, trường học, chợ búa…Và như thế đã
đầy đủ yếu tố để tuyên bố chủ quyền.
Tóm
lại, Việt Nam không có hy vọng gì lấy lại được những đảo do cha ông đã
ra sức bảo vệ, mà trái lại có nguy cơ mất thêm nhiều đảo khác nữa.
Trung Cộng rất gian manh xảo trá mà tác giả Huỳnh Tâm cho rằng "bắt nạt tốt, lừa dối tốt, xoa dịu tốt".
2* Ông Tập bà Bành qua Việt Nam để “kéo Hà Nội về với Bắc Kinh”
2.1. Ông Tập hù dọa để Việt Nam không dám thoát Trung
.
Ngày
5-11-2015, ông Tập bà Bành đã đến sân bay Nội Bài để thăm Việt Nam
trong hai ngày, 5 và 6-11-2015. Câu nói đầu tiên là: “Trung Quốc nguyện
cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau”.
.
Đại
cục nôm na là cục lớn. Việt Nam được sát nhập toàn diện vào Trung Quốc
là đại cục mà đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm
Văn Đồng thỉnh nguyện, xin được thu nhận làm một khu tự trị trong đại
gia đình các sắc tộc thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Đó là cục
lớn mà Trung Cộng thường nhắc tới nhắc lui để buộc CSVN phải tuân theo
sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước.
Trước
hết ông Tập đưa ra những lời đe dọa. Các nước Châu Á thuộc về người
Châu Á. Nếu đi đúng đường lối nầy thì sẽ có hòa bình, ổn định, phát
triển…
Nếu
nghe theo những lời đường mật của Mỹ mà đi sai đường chệch hướng thì
tai hại và nguy hiểm vô cùng. Nước xa không cứu được lửa gần đâu.
Ông
Tập đưa ra phương hướng thực hiện cục lớn. Để đạt được cục lớn mà đảng
CSVN thỉnh nguyện và đã được lãnh đạo hai đảng Việt-Trung đồng thuận,
thì Việt Nam phải luôn luôn làm tốt phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng.
.
.
Để
thu hoạch được thành quả vĩ đại là cục lớn đó thì Việt Nam phải có
quyết tâm cao độ, có niềm tin mãnh liệt vào người thầy, người đồng chí
vĩ đại, người bạn và người anh ở Bắc Kinh.
Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh, trước đó tuyên bố, dứt khoát là vấn đề Biển
Đông sẽ được nêu ra trong chuyến viếng thăm nầy, thế nhưng khi ông Tập
đến nơi thì không có ai dám lên tiếng về Biển Đông cả.
Theo quan điểm của Trung Cộng thì con đường sát nhập toàn diện vô cùng thuận lợi. Đó
là đặc thù về địa lý tự nhiên, về chế độ chính trị, văn hóa, xã hội,
vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem là một.
“Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan”.
Chuyến
thăm của ông Tập kỳ nầy có khác hơn lần trước là ngày 20-12-2011. Khi
đó ông Tập là Phó Chủ tịch nước được chào đón bằng cờ 6 ngôi sao, có lẻ
bị chọc quê quá cho nên lần nầy dùng cờ 5 sao.
Lần nầy ông Tập có giọng điệu hòa nhã hơn, mà báo chí Trung Cộng gọi là “đưa Hà Nội về với Bắc Kinh”.
Tuổi thơ VN đã in đậm vào trí não cờ Tổ Quốc VN là cờ 6 ngôi sao
.
.
Trước
kia, ngày 24-6-2014, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đến Việt Nam mà báo
Trung Cộng, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, gọi là “ông Dương sang thúc giục đứa
con hoang đàng trở về nhà”. (Chinese media: In Vietnam, Yang calls
“prodigal son” to return home).
Khái
niệm “nhà”, “gia đình” nằm trong thỉnh nguyện của Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, Phạm Văn Đồng xin được thu nhận là một thành viên trong “đại gia
đình” các sắc tộc Trung Quốc.
Phùng
Quang Thanh triển khai khái niệm “gia đình” như sau: “Trên thực tế
ngay ở trong quốc gia hay mỗi “gia đình” cũng còn có mâu thuẩn, bất
đồng, huống chi các nước láng giềng với nhau”.
2.2. Tập Cận Bình không phải hù dọa suông đâu.
.
Thực lực của Trung Cộng sẵn sàng khống chế Việt Nam chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ thôi.
Căn
cứ tàu ngầm hạt nhân mang hỏa tiễn đạn đạo, đầu nổ nguyên tử ở căn cứ
Du Lâm (Hải Nam), cùng với phi trường ở đó luôn luôn túc trực 24 chiến
đấu cơ hiện đại nhất của TC thuộc thế hệ 4 là những chiếc J-11B và
J-16.
Sân
bay ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) dài 2,800m thuận tiện cho hầu hết máy bay
chiến đấu của TC . Phú Lâm cách Đà Nẵng 390km, thời gian bay chỉ mất
30 phút.
Sân bay Gạc Ma (Trường Sa) có khả năng chứa nhiều phi cơ thế hệ 4. Gạc Ma cách Sài Gòn 800km, thời gian bay 50 phút.
Sân bay đá Chữ Thập dài 2,200m, cách Sài Gòn 487km.
Sức
mạnh quân sự của Trung Cộng trên 4 đảo nầy: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma,
đá Chữ Thập, tạo thành một vòng cung bao vây trọn vẹn vùng biển và vùng
trời của Việt Nam. Và TC đã khẳng định là họ đánh chiếm Việt Nam chỉ
trong vòng một tiếng đồng hồ thôi.
.
“Bắt
nạt tốt- Lừa dối tốt-Xoa dịu tốt”, Tập Cận Bình không phải hù dọa
suông hoặc nói chơi đâu. Việt Nam cũng biết thế. Vụ giàn khoan HD-981,
VN có tàu ngầm hiện đại nhất là Kilo mang tên Hà Nội với số HQ-182 và
phi cơ hiện đại thế hệ 4.5 là Su-30MK2, thế mà không dám ra nghênh chiến
với các tàu hải giám, cảnh sát biển, tàu cá…. Tàu Kilo thì nằm ụ ở Cam
Ranh, chờ ngày bán phế liệu, sắt vụng.
Nhận
xét về chuyến thăm của ông Tập bà Bành, giới quan sát cho rằng lãnh
đạo Việt Nam rất thụ động, không có động thái nào cho thấy họ có ý muốn
“thoát Trung” cả.
Tóm
lại, ông Tập đã thành công trong việc kéo Việt Nam về với Trung Quốc.
Thật ra, Hà Nội chưa có bao giờ thoát ra khỏi bàn tay của Bắc Kinh cả
cho nên không cần phải lôi kéo, mà chỉ đe dọa là đừng có ý nghĩ mà họ
gọi là vong ơn, ăn cháo đá bát, phản chủ mà thôi.
3* Tập Cận Bình chọn tay sai
Trong
chiến lược để Việt Nam hội nhập toàn diện vào Trung Cộng, Bắc Kinh
luôn luôn tác động vào việc cơ cấu chiến lược nhân sự lãnh đảo đảng
CSVN, nhất là thời điểm sát ngày Đại Hội Đảng XII vào đầu năm 2016.
Chuyến thăm của Tập Cận Bình vừa qua cũng không ngoài mục đích đó.
Trung Cộng có hai điều kiện để chọn tay sai:
- Một là lòng trung thành
- Hai là phải đang nắm quyền lực
.
3.1. Nguyễn Tấn Dũng sẽ nắm ghế Tổng Bí Thư đảng CSVN
Nguyễn Tấn Dũng có đủ hai điều kiện trên. Lòng trung thành được thể hiện qua vụ Bauxite Tây Nguyên.
Trước
kia, ở Đại Hội Đảng lần thứ 10, sứ Tàu là Giả Khánh Lâm sang tận Việt
Nam tuyên bố: “Hồ Cẩm Đào muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”.
Đồng
chí 3 Ếch (Đồng chí X) từng được đào tạo ở Trung Cộng, ông tuyên bố VN
sẽ tổ chức ngày truyền thống biết ơn, mời các sư phụ Tàu khựa qua VN
để học trò được bày tỏ lòng biết ơn.
Về quyền lực thì hiện nay Nguyễn Tấn Dũng là người có quyền lực nhất Việt Nam.
Người có quyền lực mới có khả năng thi hành chủ trương và kế hoạch của chính quyền TW ở Bắc Kinh.
Dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng.
Vừa
qua ông Tập đã chính thức mời Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Bắc Kinh. Theo
thông lệ thì người được bầu vào chức vụ Tổng bí thư thì phải qua bái
kiến Chủ tịch Trung Quốc.
Lời mời trước nầy để hợp thức hóa lý do chuyến sang triều bái ở Bắc Kinh của tân Tổng bí thư đảng CSVN.
3.2. Trường hợp Phùng Quang Thanh.
Trước
kia Phùng Quang Thanh có đủ hai điều kiện về lòng trung thành và quyền
lực để nắm ghế Tổng bí thư hay ít nhất cũng là Chủ tịch nước.
Nhưng
trong trận đấu đá tranh giành quyền lực, Phùng Quang Thanh bị ngã
ngựa, mất hết quyền lực, nhưng nhờ có gốc lớn ở Bắc Kinh, có công trạng
nên đã giữ được cái mạng. Giống như trường hợp Võ Nguyên Giáp, nhờ cái
gốc Liên Xô nên được cho sống mà bị cô lập, tay chân bộ hạ bị tiêu
diệt, khai trừ.
1). Hồi chuông báo tử đã gióng lên
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực đã phơi bày tài sản kết xù do tham nhũng của cha con Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải.
Không biết ai đứng đàng sau trang mạng nầy, nhưng mục đích rõ ràng là triệt hạ Phùng đại tướng bằng độc chiêu tham nhũng.
Ông
Tập đang “đả hổ diệt ruồi” ở trung ương và cũng có thể không bỏ qua
tham nhũng ở địa phương như ở khu tự trị Quảng Tây, Việt Nam.
2). Tin tức báo tử Phùng Quang Thanh
Phùng
Quang Thanh bỗng nhiên vắng mặt một cách bí mật hơn một tháng. Một
viên chức Bộ Quốc phòng VN, xin giấu tên, cho thông tấn xã Đức, có uy
tín là DPA (Deutsche Presse-Agentur) biết là Phùng Quang Thanh đã qua
đời.
Liền
ngay sau đó nhiều tin đồn báo tử, ông Phùng bị bắn chết ở Pháp. Trước
đó đã có hai cái chết gây nhiều nghi vấn, đó là cái chết của Nguyễn Bá
Thanh và Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ, cho nên vụ Phùng Quang Thanh được
suy đoán là thanh trừng nội bộ để giành quyền lực.
.
3). Phó thủ tướng Trung Quốc qua giải cứu con tin
Phùng
Quang Thanh được cho về Hà Nội nhưng không cho gặp báo chí. Phóng viên
báo Tuổi Trẻ chụp được một tấm hình ở từ xa cho nên mặt mày không rõ
nét. Liền sau đó ông tướng nầy bị giam lỏng ở BQP mà không cho về nhà
gặp mặt vợ con. Tin tức lại đồn đoán tràn lan. Đó là Phùng đại tướng
hiện tại là một người giả dạng, nếu cho về nhà thì sẽ bị vợ con phát
hiện.
Tóm lại, tình trạng đó thật sự là bị giam lỏng và quản chế.
Vị khách không mời mà đến.
Ngày
16-7-2015, Phó Thủ tướng TQ, Trương Cao Lệ, vội vã sang Việt Nam để
giải cứu con tin ở BQP. Các nhà quan sát nêu nhận xét như thế.
Sau
đó, Phùng tướng quân được cho xuất hiện trước công chúng trong một
thời gian ngắn ở chương trình giao lưu văn nghệ mang tên “Khát vọng
đoàn tụ” và tham dự một buổi thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh
tế VN.
Cả
hai nội dung mà ông tham dự không có ăn nhậu gì với công tác quốc
phòng của ông cả. Những vụ xuất hiện như thế được cho là kết quả cuộc
giải cứu con tin của Trương Cao Lệ.
.
3.3. Nguyễn Thiện Nhân thực hiện kế hoạch “thôn tính tương lai” nên có thể được chọn làm thủ tướng.
Nguyễn Thiện Nhân và Du Chính Thanh
Nguyễn Thiện Nhân giáo dục thanh niên để sát nhập toàn diện vào các sắc tộc TQ
Việt Nam trong đại gia đình các sắc tộc Trung Quốc
.
.
Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương (BCH/TW) lần thứ 10 được tổ chức ngày
5-1-2015 để xét việc cơ cấu nhân sự cho BCH/TW. Ba ngày trước đó, đại
diện TQ là Du Chính Thanh sang cho biết “Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện
Nhân làm thủ tướng”
Ngày
11-10-2015, Trung ương Đảng đồng ý một danh sách nhân sự cho BCH/TW và
Bộ Chính Trị cho Đại Hội Đảng XII vào đầu năm 2016. Trong đó Nguyễn
Thiện Nhân được cử là ứng viên chức vụ Thủ tướng.
Dấu
hiệu cho thấy Tập Cận Bình chấp nhận Nguyễn Thiện Nhân là, TQ đưa đoàn
thanh niên 200 người sang “Gặp gỡ hữu nghị với thanh niên Việt Nam”
trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giáo dục thanh niên để sát nhập toàn diện vào TQ là vai trò của Nguyễn Thiện Nhân. Thôn tính tương lai.
Trước
kia, ngày 21-2-2013, Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT dẫn đầu đoàn đại
biểu cấp cao sang Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn
diện cho giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.
Nguyễn
Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Giáo dục, cam kết, với tư cách Chủ tịch Ủy
ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động quần
chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt
thoả thuận của hai bên từ khi bình thường hóa năm 1990. Ông Nhân cho
biết MT/TQ/VN sẽ triển khai chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp
2013 là “giám sát phản biện xã hội” để tăng cường hiểu biết của nhân
dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam đã thực hiện Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội. Sẽ thực hiện Cung Văn hoá Việt-Trung tại thủ đô.
16 Chữ Vàng: Láng giềng hữu nghị (Láng giềng khốn nạn)
Hợp tác toàn diện (Cướp đất toàn diện). Ổn định lâu dài (Lấn biển lâu dài). Hướng tới tương lai (Thôn tính tương lai)
Do thành tích đó, Nguyễn Thiện Nhân đã từng làm Phó Thủ tướng, có hy vọng được cho giữ chức thủ tướng VN trong nhiệm kỳ tới.
.
4* Tập Cận Bình tuyên bố chủ quyền trên các đảo hiện do Việt Nam quản lý
Tập
Cận Bình tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền
của Trung Quốc từ xa xưa. Bằng chứng trong lịch sử TQ không thể tranh
cãi được. Các nước láng giềng đã cướp đảo cho nên Trung Quốc có bổn
phận phải đòi lại.
Chủ
quyền của họ ở vùng biển hình lưỡi bò, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Có nghĩa là những đảo và bãi đá mà VN đang quản lý ở
Trường Sa cũng thuộc về chủ quyền của TC, vì nằm trong Trường Sa và
trong vùng biển hình lưỡi bò.
Trên
căn bản đó, một ngày đẹp trời nào đó khi nổi hứng thì bọn Tàu khựa sẽ
đòi lại, đưa quân đến tiếp quản. Họ có cơ sở mà họ gọi là “bằng chứng
lịch sử”. Bằng chứng lịch sử là chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã
công nhận hai quần đảo HS/TS thuộc về Trung Quốc. Giấy trắng mực đen,
có đóng dấu ký tên rõ ràng còn sờ sờ ra đó. Bằng chứng hết chối cãi.
.
4.1. Việt Nam đang quản lý 21 đảo bãi đá
Việt Nam đang quản lý 21 thực thể địa lý gồm 7 đảo san hô và 14 rạn san hô.
Bảy đảo san hô:
Đá
An Bang (Amboyna Cay), Đá Nam Yết (Namyit Island), Đảo Sinh Tồn (Sin
Cowe Island), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Trường Sa Lớn (Spratly
Island), Đá Colin (Collins Reef), Đá Đông.
Các rạn san hô:
Đá Lát, Đá Len Đao, Đá Lớn, Đá Nam, Đá Núi Thị, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc Tan, Đảo Trường sa Đông…
4.2. Chín đảo ở Trường Sa do Trung Quốc quản lý
Trung
Cộng đang quản lý 9 đảo ở Trường Sa. 6 đảo do đảng CSVN dâng hiến
trong chiến dịch “Ra trận cấm nổ súng” ngày 14-2-1988 (Hải chiến Trường
Sa 1988) (www.youtube.com/watch?v=FYP7d2yvPe4)
Đảo
Gạc Ma (Johnson Reef), Gaven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross
Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef- Mỹ
Tế), Đá Huy Cơ (Hughes Reef), đá Subi (Subi Reef-Chử Bích) và
Scarborough Shoal.
4.3. Đảng Cộng Sản Việt Nam công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng
1). Công hàm bán bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng
Ngày
4-9-1958, chính phủ Mao Trạch Đông ra tuyên bố, do Thủ tướng Chu Ân
Lai ký: “Những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo
Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) thuộc
về hải đảo của Trung Quốc có lãnh hải là 12 hải lý”.
.Ngày 14-9-1958, công hàm của chính phủ Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, nội dung chính như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
.Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước, có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”
.Ngày 14-9-1958, công hàm của chính phủ Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, nội dung chính như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
.Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước, có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”
Hồ
Chí Minh là vị “Cha Già D.T.*”, Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng đức cao
danh trọng, đâu có phải là mấy tên cha căn chú kiết, cà lơ phất phơ
nào đó mà chữ ký không có giá trị?
Ngoài Phạm Văn Đồng ra, còn có những bằng chứng đảng CSVN công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng, cụ thể như sau:
2). Ung Văn Khiêm tuyên bố
“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
2). Ung Văn Khiêm tuyên bố
“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
(Quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN)
… "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"
4). Hoàng Tùng tuyên bố.
… "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"
4). Hoàng Tùng tuyên bố.
(Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN) đã tuyên bố:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
.5). Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
.5). Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin:
“Trung
Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người
thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm
nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng
vậy thôi!”. (Hết trích)
Ngoài
ra, những tài liệu cụ thể cũng đã chứng minh rằng CSVN đã từng công
nhận hai quần đảo HS/TS thuộc về Trung Cộng, như sau:
Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas. Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn. Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn. Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas. Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn. Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn. Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Báo Nhân Dân của Việt Nam số xuất bản ngày 16/9/1958
“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải".
.Sách Địa lý năm 1974. “Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.”
Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành “Tập Bản đồ Thế giới”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.
Như trên cho thấy, không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả đảng và Nhà nước CSVN đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.
Sự thật rành rành không thể chối cãi được.
.
“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải".
.Sách Địa lý năm 1974. “Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.”
Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành “Tập Bản đồ Thế giới”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.
Như trên cho thấy, không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả đảng và Nhà nước CSVN đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.
Sự thật rành rành không thể chối cãi được.
.
Đài
phát thanh Tiếng nói Trung Hoa phần tiếng Việt cho biết, đảng CSVN đã
bán hai quần đảo HS/TS cho Trung Quốc. Yêu cầu đảng CSVN thông báo cho
nhân dân biết là hai quần đảo và cả vùng biển VN thuộc chủ quyền của
TQ. TQ cũng đã gởi tài liệu lên ông Tổng Thư Ký LHQ, yêu cầu phổ biến
đến 193 thành viên của tổ chức nầy, để xác định chủ quyền lịch sử của
họ ở Biển Đông.
5* Tàu chiến Mỹ tuần tra vào khu vực 12 hải lý ở hai đảo nhân tạo của Trung Quốc thuộc Trường Sa.
5.1. Diễn tiến cuộc tuần tra
Đô
đốc Harry Harris – Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đề xuất ý
kiến đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung
Quốc cải tạo trái phép trên Biển Đông (Nguồn: CSIS)
.
.
Theo
Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the
Law of the Sea=UNCLOS) thì lãnh hải của một quốc gia là 12 hải lý
(22km) cách bờ biển ở đất liền. Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền ở
các đảo nhân tạo, cho nên vùng biển 12 hải lý thuộc về lãnh hải của họ.
Trên
thực tế, các đảo mà họ chiếm giữ không phải là đảo tự nhiên, và chủ
quyền của họ là bất hợp pháp. Mỹ xem vùng biển 12 hải lý đó thuộc về
vùng biển quốc tế cho nên xử dụng quyền tự do lưu thông.
Ngày
27-10-2015, tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã tuần tra 5 tiếng đồng
hồ trên khoảng đường dài 72km qua vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Trung Quốc đã cử 3 chiếc tàu gồm tàu hộ vệ Taizhou, tàu khu trục Lanzhu và tàu chở quân đổ bộ bám theo tàu Mỹ.
Quan
chức Bộ QP/HK cho biết, các tàu TQ đã giữ khoảng cách an toàn theo quy
định đối với tàu Mỹ, nghĩa là không can thiệp, và chiếc USS Lassen đã
hoàn thành nhiệm vụ mà không gặp trở ngại nào cả.
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion** P-8 Poseidon Săn diệt tàu ngầm
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tới vùng Biển Đông. (29/10/2015.REUTERS/U.S. Navy) * Trực thăng Seahawk
.
Khi
xâm nhập vào vùng biển 12 hải lý của hai đảo nhân tạo Subi và Vành
Khăn của TQ thì tàu Mỹ đã cho trực thăng và phi cơ không người lái bay
quan sát kiểm tra các sân bay, xưởng tàu và những cơ sở hạ tầng trên
hai đảo nhân tạo đó.
Tàu khu trục Mỹ được hai phi cơ trinh sát và diệt tàu ngầm P-8A Poseidon và P-3 Orion hỗ trợ.
Trong khi đó, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được triển khaivào khu vực để theo dõi cuộc tuần tra và can thiệp khi cần.
Tóm lại, cuộc tuần tra bằng tàu khu trục hỏa tiễn mạnh nhất trong các loại khu trục và cả hàng không mẫu hạm tham dự tuần tra.
5.2. Khu trục hạm USS Lassen và vũ khí trang bị
1). Tàu khu trục hỏa tiễn USS Lassen
Tàu khu trục hỏa tiễn (Guided-missile destroyer) là tàu chiến được thiết kế để phóng hỏa tiễn.
,
USS Lassen mang tên của thiếu úy hải quân Mỹ Clyde Everett Lassen.
USS Lassen mang tên của thiếu úy hải quân Mỹ Clyde Everett Lassen.
Ông
Lassen được nhận huân chương danh dự của quốc hội Mỹ vì hành động dũng
cảm trong cuộc tìm kiếm cứu nạn hai đồng đội, bị nạn cùng trực thăng
khi tham chiến tại Việt Nam năm 1968. Lassen là phi công đầu tiên của
hải quân Mỹ được trao tặng huân chương này.
Tàu khu trục là tàu chiến chạy nhanh, cơ động và hoạt động lâu dài trên biển. Tàu USS Lassen thuộc lớp Arleigh Burke, dài 155m, trọng tải 9,200 tấn. Tốc độ 56km/h. Thủy thủ đoàn 320.
Cảng nhà ở Yokosuki, Nhật Bản. Tàu USS Lassen giá 800 triệu USD, là tàu mạnh nhất trong các loại khu trục trên thế giới.
Tàu chiến làm nhiệm vụ bảo vệ cũng được gọi chung là tàu hộ vệ.
2) Hỏa lực của USS Lassen
Tàu khu trục hỏa tiễn USS Lassen trang bị những vũ khí như sau:
- 2 trực thăng chống tàu ngầm MH-60 Seahawk
- 56 hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk.
- 8 hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm Harpoon.
- Hỏa tiễn Sea Sparrow chống hỏa tiễn địch.
/
3). Hệ thống chiến đấu AEGIS của tàu USS Lassen
Hệ thống chiến đấu AEGIS
.
Hệ
thống chiến đấu AEGIS chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) liên
lục địa. Đó là hệ thống tối tân nhất, phức tạp nhất hiện nay.
(AEGIS=Advanced
Electronic Guided Interceptor System). Hỏa tiển đạn đạo có tầm sát hại
từ 5,000km đến 15,000km nên gọi là liên lục địa.
Hệ thống AEGIS gồm có:
- Một máy xử lý tín hiệu. Có khả năng phát hiện, theo dõi hỏa tiễn của đối phương từ xa.
- Một hệ thống máy tính chỉ huy.
- Một hệ thống phóng hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn địch từ xa.
- Một hệ thống Radar AN/SPY-1, là bộ phận chủ yếu và quan trọng của hệ thống chiến đấu AEGIS. Radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc, cung cấp đường dẫn cho hàng trăm hỏa tiễn đánh chặn tiêu diệt hàng trăm hỏa tiễn địch từ các phương hướng khác nhau cùng một lúc.
.
Hệ
thống chiến đấu AEGIS có thể tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo cách xa 500km.
Vũ khí đánh chặn nầy bay cao 160km, tức là ở ngoài bầu khí quyển bao
bọc trái đất dầy 120km.
Khu trục hạm USS Lassen đã từng có một hạm trưởng người Mỹ gốc Việt. Đó là Đại tá Lê Bá Hùng.
.
.
4). Vài nét về Đại tá Lê Bá Hùng
Lê
Bá Hùng sinh năm 1970 tại Huế. Cha là Trung tá Hải Quân VNCH Lê Bá
Thông. Lê Bá Hùng đến Mỹ năm 5 tuổi. Tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa
Kỳ (US Naval Academy, Annapolis, Maryland.
.
.
Cử nhân kinh tế học ưu hạng năm 1992. Đã phục vụ trên nhiều tàu chiến Hoa Kỳ.
Từ 23-4-2009 đến 17-12-2010, Hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen. Cương vị hiện tại là Phó Tư lệnh Hải Đội Tàu Khu Trục số 7 (Destroyer Squadron 7- DESRON 7), thuộc Hạm Đội 7.
5.3. Đá Subi và đá Vành Khăn
5.3.1. Đá Subi
Bãi đá Subi đang được Trung Quốc biến thành căn cứ quân sự khổng lồ
.
Bãi đá Subi là một rạn san hô vòng tròn ở quần đảo Trường Sa. Tên tiếng Anh là Subi Reef- tên Tàu là Chử Bích. Đảo nầy là một bãi đá bao chung quanh một cái hồ nước.
Bãi đá Subi là một rạn san hô vòng tròn ở quần đảo Trường Sa. Tên tiếng Anh là Subi Reef- tên Tàu là Chử Bích. Đảo nầy là một bãi đá bao chung quanh một cái hồ nước.
Trung
Cộng đã xây một tòa nhà 4 tầng, hai doanh trại quân đội, một vòm che
radar và một hải đăng. Hiện tại, công trường xây đường băng đang ở đó.
Subi
là một trong 6 đảo do đảng CSVN dâng nạp cho Trung Cộng trong sự kiện
“Ra trận cấm nổ súng”, thường gọi là “hải chiến Trường Sa tháng 3 năm
1988. Tài liệu Việt Cộng dưới tên “CQ-88” (Chủ Quyền 1988).
6 đảo của “CQ-88” gồm có: Đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Cô Lin, Len Đao, Subi, Châu Viên.
“Ra
trận cấm nổ súng” là lịnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Lê Đức
Anh. Lịnh rất rõ ràng là cho dù TQ có chiếm Gạc Ma hay bất cứ đảo nào
khác cũng không được nổ súng.
Sự
việc nầy đã bị đảng CSVN ém nhẹm, che giấu suốt 26 năm. Mãi cho đến
ngày 14-6-2014, trong buổi hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của Trung tâm
Minh Triết được tổ chức tại khách sạn Công Đoàn ở Hà Nội, Thiếu Tướng
Lê Mã Lương tung lên youtube chỉ đích danh thủ phạm là Đại tướng Lê Đức
Anh, mọi người mới té ngữa ra vì hành động bán nước nầy của đảng CSVN.
Nhiều
người binh vực Đảng CSVN cho rằng đó là hành vi cá nhân của Lê Đức
Anh. Nghe có thuận lỗ tai không? Vì sao Đảng im lặng và ém nhẹm?
Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ tên của vị anh hùng bán nước (The heroic water seller) của đảng CSVN, như sau:
5.3.2. Đá Vành Khăn
"Dân"
Trung Quốc nuôi thủy sản trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa, Khánh
Hòa, Việt Nam **Nhà nổi quân sự bê tông kiên cố Trung Quốc xây dựng
trái phép tại Đá Vành Khăn từ 1998 đến nay
.
.
Đá
Vành Khăn (Mischief Reef-Mỹ Tế) là một rạn san hô trong quần đảo
Trường Sa. Hình dạng hơi tròn với đường kính 7.4km (4 hải lý). Phần lớn
của bãi đá nầy chìm dưới mặt nước biển. Vùng biển của Vành Khăn sâu từ
18.3 đến 29.2m.
Trung
Cộng chiếm Vành Khăn từ tay của Philippines vào tháng 2 năm 1995.
Trung Cộng đưa tàu chiến đến bãi đá nầy, bắt giữ và trục xuất các ngư
dân Phi trên đó.
Phi phản đối. Trung Cộng trả lời “Đó là do cấp dưới ra lịnh chiếm đảo mà không thông báo xin phép chính phủ”.
Phi
đề nghị đàm phán để giải quyết vấn đề. Và một hội nghị cấp thứ trưởng
diễn ra tại Bắc Kinh ngày 19-3-1995. Trung Quốc cho rằng chủ quyền của
họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lịch sử không thể
tranh cãi được.
Hội nghị thất bại.
.
.
Tháng
11 năm 1998, Trung Cộng đưa 7 tàu chiến chở vật liệu và công nhân xây
dựng đến đá Vành Khăn. Một tòa nhà 3 tầng được dựng lên, tuabin phát
điện bằng gió và năng lượng mặt trời.
Trung
Cộng thành lập Thôn Mỹ Tế trên đá Vành Khăn để đưa dân đến đó sinh
sống. Binh lính chính thức thay quân phục, mặc quần áo “nhân viên ngư
chính”.
Về hành chánh thì Thôn Mỹ Tế trực thuộc huyện Tam Sa của tỉnh Hải Nam.
Ngày
21-6-2012, Quốc Vụ Viện (Chính phủ) ban hành quyết định thành lập
huyện Tam Sa để quản lý các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong
vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Quan chức Tiêu Kiệt được cử làm bí thư kiêm thị trưởng thành phố Tam Sa.
Việc cải tạo đất tại Vành Khăn là hành động mới nhất của Trung Cộng ở Trường Sa.
5.4. Phản ứng của Trung Quốc về việc tàu Mỹ tuần tra Biển Đông
5.4.1. Trung Quốc kịch liệt phản đối
Ngày
27-10-2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng, lớn
tiếng tuyên bố: “Chiến hạm USS Lassen của Mỹ, chưa được sự chấp thuận
của chính phủ Trung Quốc, đã tiến vào khu vực cận hải của các đảo đá
thuộc chủ quyền của TQ một cách trái phép. Lực lượng chức năng TQ đã
tiến hành giám sát, đeo bám và cảnh cáo tàu Mỹ theo luật quốc tế”.
Mỹ đã làm tổn hại hòa bình, ổn định khu vực. Trung Quốc bày tỏ bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối”.
Ông
Lục Khảng mạnh mẽ cảnh cáo: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giám sát nghiêm
nhặt tình hình trên biển, trên không và sẵn sàng áp dụng biện pháp cần
thiết khi cần. Mỹ cần nghiêm túc nhìn nhận thái độ của TQ. Lập tức sửa
sai và không được quyền tái phạm những hành động thách thức, đe dọa chủ
quyền và an ninh của TQ”.
Ngoại trưởng Vương Nghị cũng “nhắc nhở Mỹ thận trọng trong hành động và phát ngôn”.
Người
phát ngôn Lầu Năm góc, Jeff Davis tuyên bố: “Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động
tuần tra, giám sát để giữ hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông”.
Ông Davis khẳng định: “Hành động của Mỹ nhằm chống lại những yêu sách quá đáng trên biển của Trung Quốc”.
5.4.2. Trung Quốc triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối việc tàu Mỹ tuần tra Biển Đông
Hãng
Reuters đưa tin, ngày 27-10-2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc,
Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui) , đã triệu tập đại sứ Mỹ, Max Baucus
đến Bộ Ngoại giao để phản đối về việc tàu Mỹ tuần tra Biển Đông.
Ông
Trương ngang nhiên gọi cuộc tuần tra của tàu USS Lassen là “cực kỳ vô
trách nhiệm”. Đồng thời kêu gọi Mỹ “chấm dứt các hành động gây nguy hại
chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Cùng
ngày, Bộ Quốc phòng TQ cũng lên tiếng cáo buộc Mỹ đã “quân sự hóa Biển
Đông” và kêu gọi Washington “tránh tái diễn hành động tương tự”. Tân
Hoa Xã cũng cáo buộc Mỹ đã vi phạm cam kết trước kia là “không đứng về
phe nào trong tranh chấp ở Biển Đông”.
.
5.4.3. Hoa Kỳ đáp trả
Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ, Ashton Carter, tuyên bố: “Mỹ sẽ bay, bơi và tác
chiến ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi làm
điều đó ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ thực hiện điều đó ở địa
điểm và thời gian do Mỹ lựa chọn. Và không có ngoại lệ nào cả, dù là ở
Bắc Cực hay các tuyến đường biển thương mại quốc tế khắp toàn cầu, hoặc
biển Đông”..
Ông
Ashton Carter điều trần trước Thượng Viện Mỹ” “Chúng ta hoạt động
nhiều hơn. Chúng ta hiện diện nhiều hơn. Hoa Kỳ sẽ hoạt động ở bất cứ
nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu của chúng ta. Đây là
các hoạt động mà chúng ta cần thực hiện một cách bình thường”.
6* Tuần tra, cứ tuần tra. Xây dựng, cứ xây. Đường ai nấy đi
6.1. Mỹ-Trung: đường ai nấy đi.
Tàu
Mỹ xâm nhập vào vùng biển 12 hải lý thuộc hai đảo nhân tạo của Trung
Quốc. Tàu Trung Quốc bám theo tàu Mỹ ở một khoảng cách an toàn theo
luật định, vì thế không có hành động can thiệp nào đối với tàu Mỹ. Có
nghĩa là đường anh, anh đi. Đường tôi, tôi đi. Đường ai nấy đi. Nước
sông không phạm nước giếng.
.
.
Trung
Quốc không có lý do hợp lý hoặc hợp pháp nào để ngăn chặn tàu Mỹ đi
trên vùng biển quốc tế. Trái lại, Mỹ cũng không có lý do nào ngăn cản
việc TQ xây dựng các cơ sở hạ tầng phi quân sự trên các đảo mà họ đang
chiếm đóng.
Như
thế, tuần tra thì cứ tuần tra. Xây dựng thì cứ xây dựng. Thành phố Tam
Sa đã hoàn thành tốt đẹp ở Hoàng Sa, và tiếp theo thành phố Mỹ Tế
(Vành Khăn) cũng sẽ hoàn tất ở Trường Sa.
Đá
Vành Khăn do Trung Quốc chiếm từ tay Philippines hồi tháng 2 năm 1995.
Do đó Philippines có quyền đòi lại mà Việt Nam không có lý do nào để
đòi lại cả. Sáu đảo của VN bị lọt vào tay Trung Cộng do Đảng cống nạp
mà không có khả năng đòi lại thì làm gì có thể đòi lại Vành Khăn thuộc
Philippines?
Tóm lại, tuần tra mỗi quý 2 lần (mỗi năm 8 lần) chưa đủ kềm chế Trung Cộng.
GS
Carl. Thayer cho rằng việc tuần tra quá trễ. Quá yếu. Đáng lẻ phải làm
ngay năm 2014. Mỹ cần phải cương quyết hơn nữa, tuy nhiên dù có còn
hơn không.
6.2. Mỹ có thể thuê bãi đá ngầm của nước khác để xây căn cứ quân sự chống Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày
31-10-2015, tờ Văn Hối (Hongkong) đưa tin, nhà nghiên cứu cấp cao Chu
Thành Hồ, thuộc Đại học Quốc phòng TQ, cho rằng: “Trung Quốc cần tăng
cường khả năng ứng phó với những bước kế tiếp của Mỹ, như Mỹ có thể
thuê bãi đá ngầm của nước khác để xây căn cứ quân sự gần kề những đảo
nhân tạo của TQ. Như vậy sẽ hình thành sự “đối đầu quân sự trực tiếp
giữa Mỹ và Trung Quốc”.
.
Chu
Thành Hồ nêu nhận xét: “Biển Đông là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược xoay trục của Mỹ. Những năm gần đây Mỹ đã điều chỉnh 3 điểm
chính trong chiến lược ở Biển Đông:
- Một là sự mơ hồ về chiến lược chuyển sang rõ rệt về chiến lược.
- Hai là từ trung lập chuyển sang đứng về một bên.
- Ba là từ can dự chuyển sang can thiệp”.
7* Mỹ và Trung Quốc có đụng độ quân sự ở Biển Đông hay không?
7.1. Trung Quốc không dám đụng độ với Mỹ ở Biển Đông?
Thiếu
tướng Lê Văn Cương phát biểu: “Nếu Mỹ cương quyết và hành động đủ sức
răn đe thì Trung Quốc chỉ dám phản ứng phòng ngự là chủ yếu. TQ không
dám đụng độ với bộ tứ Australia, Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ, vì
gây sự chính là tự sát”
Hơn
nữa, do tình trạng bát nháo về chính trị và quân sự hiện nay ở Trung
Quốc cho nên Tập Cận Bình không thể xử dụng quân đội để đối chọi với
hành động thách thức của Mỹ.
Muốn
đưa quân đội ra mặt trận thì bắt buộc phải dừng lại chiến dịch đả hổ
diệt ruồi đang nhắm vào quân đội. Một quân đội đang có những “thế lực
mưu phản chống lại Tập Cận Bình”, “một thế lực thù địch trong quân
đội”.
7.2. Nội bộ bát nháo, rối ren
Cuộc
đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng CSTQ vẫn còn ở trong tình
trạng quyết liệt. Mặc dù phe nhóm Giang Trạch Dân gồm những lãnh đạo đã
bị khai trừ đưa vào nhà đá gỡ lịch, nhưng tàn dư của bọn họ vẫn tồn
tại, đặc biệt là trong quân đội.
Trong
chiếc dịch “đả hổ diệt ruồi”, Tập Cận Bình đã xử lý 9 ủy viên trung
ương, 11 ủy viên TW dự khuyết, 35 tướng lãnh, hơn 100 cán bộ chủ chốt ở
các tỉnh, thành phố và khu tự trị. Bứt dây động rừng.
Chiến
dịch thanh trừng trong quân đội dưới chiêu bài “đại cải cách” đang bắt
đầu thực hiện, gây hoang mang dữ dội bởi kế hoạch cắt giảm 300,000
quân trong đó có 170,000 mang cấp bậc từ trung tá đến đại tá.
Quân đội hoang mang, dao động, lo sợ, bất mãn sợ bị thanh trừng, sợ mất chén cơm…hơi sức đâu mà đánh đấm với đế quốc Mỹ.
Trong
kế hoạch cải cách thì lục quân, không quân, hải quân và lực lượng tên
lửa chiến lược (Quân đoàn Pháo binh ố 2) sẽ quy tụ về một bộ chỉ huy
thống nhất.
.
.
7.3. Bắc Kinh cảnh cáo các lực lượng mưu phản chống Tập Cận Bình trong quân đội.
Báo
Giải Phóng Quân của Quân ủy Trung ương tiết lộ, cuộc cải cách của ông
Tập đang vấp phải những trở ngại rất lớn từ các “lực lượng thù địch bên
trong”. Làn sóng ngầm trong quân đội đang chống đối ông Tập, đặc biệt
là các tướng lãnh muốn cản trở cải cách. Tập Cận Bình đã từng công khai
tuyên bố: “Có nhiều quan chức quân đội, bề ngoài ủng hộ cải cách nhưng
bên trong thì lại lo sợ và tìm cách cản trở”.
Ngày
26-10-2015, báo nầy đăng một bài xã luận rất dài với những từ ngữ chỉ
trích mạnh mẽ như “những kẻ âm mưu”, “những kẻ tạo phản” của các thế
lực thù địch đã tìm cách kích động quân đội đòi “phi đảng hóa”, “phi
chính trị hóa quân đội” nhằm mục đích lôi kéo quân đội ra khỏi lá cờ
của đảng.
“Một
số người, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, khiếm khuyết tin tưởng, tinh
thần mơ hồ, khẩu thị tâm phi (miệng nói thế nầy nhưng trong lòng nghĩ
thế khác). Ngoài nghe theo, trong chống lại. Không kiên quyết thi hành
mệnh lệnh và chỉ thị. Trên có chính sách thì dưới nghĩ ra đối sách để
chống lại”.
Bài
báo kết luận. “Cán bộ phải kiên quyết củng cố địa vị cầm quyền của
đảng. Bảo đảm giang sơn màu đỏ vĩnh viễn, xác định sự lãnh đạo tuyệt
đối của đảng đối với quân đội.
Phải
kiên quyết giữ gìn và quán triệt chế độ lãnh đạo của Chủ tịch Quân ủy
TW. Mọi hành động phải tuân theo trung ương, Quân ủy TW và Chủ tịch Tập
Cận Bình”.
Ngày
29-9-2015, theo báo Đa Chiều (Mỹ), thì cải cách là cơ hội để Tập Cận
Bình loại bỏ cái bóng đen của hai cựu Phó bí thư Quân ủy TW là Từ Tài
Hậu và Quách Bá Hùng.
Giới
quan sát đánh giá là 3 trong 7 đại quân khu hiện nay đang trở thành
mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách. Đó là Quân khu Lan Châu, Tế Nam và
Thẩm Dương.
Hai
Quân khu Thẩm Dương và Tế Nam được phất lên của cựu Phó Chủ tịch QU/TW
Từ Tài Hậu. Quân khu Lan Châu là cơ sở của con hổ béo Quách Bá Hùng.
Mặc
dù hai con hổ đại tham nhũng họ Từ và họ Quách đã bị xử lý nhưng những
nhóm lợi ích và thế lực của hai ông tướng nầy đã tạo dựng hơn 10 năm
qua vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ và là mối đe dọa rất lớn đối với Tập Cận
Bình.
Hồi
cuối tháng 9/2015, hãng Reuters (Anh) cho biết, lực lượng vũ trang TQ
đã bắt đầu xuất hiện những con sóng bất mãn từ các quân nhân lo bị mất
chén cơm manh áo.
.
.
Trong
tình trạng bất mãn, mất ổn định của quân đội như thế thì Tập Cận Bình
không thể dừng lại cuộc đại cải cách để đưa quân đội ra trận. Mà dù có
đưa ra trận thì họ cũng không còn tinh thần đấm đá gì với đế quốc Mỹ
cả. Một số lo mất chén cơm, một số lo bị vào tù vì sau khi đả hổ rồi tới
diệt ruồi.
Đấu
đá nhau mới lòi ra bộ mặt thật sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc (PLA=People’s Liberation Army). Tham nhũng, bè phái, các nhóm lợi
ích, thăng quan tiến chức do hối lộ chớ không phải do khả năng thật sự.
Vì
thế nên Tập Cận Bình đành bó tay trước thách thức của Mỹ như vừa qua.
Những lời đao to búa lớn hăm he, hù dọa trước kia chỉ là đánh giặc mồm
để che giấu chỗ yếu của anh Ba Tàu mà thôi.
8* Kết luận
Cộng
Sản Việt Nam đã lún quá sâu vào Trung Cộng cho nên khó hy vọng có được
sự hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền
lãnh thổ.
Chừng nào đảng Cộng Sản Việt Nam còn thì còn lệ thuộc vào Tàu Cộng.
Trúc Giang
Minnesota ngày 16-11-2015
__._,_.___
Posted by: FKVC <aphan75@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen