Xe vua, xe
hổ vồ là những “kiểu” xe ở VN mà các bạn
ở nước ngoài khó đoán biết đó là thứ xe gì.
Thật ra đó không phải là một loại “nhãn mác”
như Toyota, Mercedes, Audi… mà là thứ xe vận tải hàng
hóa được chạy ung dung trên khắp mọi nẻo
đường nếu có dán một thứ logo đặc biệt
chỉ có cánh tài xế và mấy anh Cảnh Sát Giao Thông biết
“ám hiệu” này.
Logo đủ loại "xe vua, xe Hổ vồ"
được bán cho các chủ xe tải ở TP Sài Gòn và các
tỉnh lân cận
Thứ
logo này chỉ là một hình vẽ nhỏ dán trước kính
xe. Không phải là logo do các quan chức có thẩm quyền cấp
phát cho những “nhân vật VIP”
mà là của mấy anh thường dân bán cho mấy hãng xe vận
tải.
Nếu
hàng tháng chịu khó mua logo này thì xe chở bất cứ thứ
hàng gì, đất đá, xi măng cùng đủ loại
“tạp nham” khác, dù xe chở “quá tải” tức
là xe chở quá trọng lượng được cho phép cũng
chạy vù vù, bất chấp luật lệ, chẳng có anh
CSGT nào thổi còi phạt. Có khi chở quá tới 150% hay
200% cũng cho qua luôn.
Những
chiếc xe đó được người dân gọi là
“Xe Vua”.
Còn loại
xe “hổ vồ” là loại xe cồng kềnh, nặng
vài chục tấn nghênh ngang đi trong thành phố, người
dân sợ hết hồn còn hơn là bị hổ vồ nên
người dân mau tìm đường tránh. Những chiếc
xe ấy thường là xe của các công ty đại gia, không
con vua thì cũng cháu chúa, thôi thì tránh voi chẳng xấu mặt
nào nên người dân đành thua.
Vụ
bán logo cho xe tải làm bùa hộ mệnh để mặc sức
chở quá tải mà không hề bị phạt đang rộ lên một luồng sóng phẫn nộ.
Chuyện này đã từng xảy ra và đã rừng khiến
dư luận rầm rộ một thời gian rồi nín bặt.
Lần
này nó lạị bùng lên và có điếu rất lạ ở chỗ sau khi sự việc lộ
diện, bộ công an thì bảo có, nhưng Trưởng
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường
sắt (PC67), Công an TP Sài Gòn
khẳng định
“Không
hề có chuyện như vậy, đó chỉ là
dư luận”.
Trưa
28-8, trong vòng 30 phút có đến 20 chiếc xe vận tải
dán logo như thế này
của
doanh nghiệp vận tải hàng đến khu vực gần
trạm thu phí An Sương
Cụ
thể, chiều 29/8, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến
- Cục trưởng Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công
an cho biết, sự việc xẩy ra ở TP Sài Gòn, sau 5 tháng
điều tra, cảnh sát hình sự đã tạm giữ
7 người liên quan đến đường dây tự
xưng có quen biết với nhiều cán bộ, lãnh đạo
của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, đoàn kiểm
tra liên ngành và thực hiện tự in các logo giá từ 400
đồng đến 1.000 đồng mỗi logo bán cho chủ
xe giá từ 2,5 đến 3 triệu đồng một tháng, với
đảm bảo hàng ngày các đối tượng này sẽ
thông tin cho các tài xế những khu vực mà các cơ quan chức
năng tuần tra, nếu tài xế bị bắt thì nhóm
này ra tay can thiệp.
Ước
tính băng nhóm này bảo kê cho hàng trăm nhà xe với
hơn 1.000 đầu xe các loại, mỗi tháng thu lợi
bất chính số tiền từ 2,5-3 tỉ đồng từ
việc bán logo. Cục trưởng C45 nhấn mạnh, về
thủ đoạn tổ chức, nhóm này có một hệ
thống móc nối với cán bộ làm nhiệm vụ, có cả
thanh tra giao thông theo dõi tình hình kiểm tra của lực
lượng chức năng tại những chốt kiểm
soát tải trọng xe lưu động, sau đó báo về
cho trung tâm chỉ huy để thông tin cho tài xế. Khi có xe
vi phạm, những người này đến xin xỏ
để không bị phạt hoặc giảm nhẹ mức
phạt, nếu không xin được thì nộp phạt.
Ông
Hồ Sỹ Tiến khẳng định; “C45 sẽ
khởi tố vụ án, khởi tố bị can để
mở rộng điều tra làm rõ các cá nhân có liên quan
“bảo kê” cho đường dây bán logo. Quan điểm
của Bộ Công an là xử lý bất kỳ ai có vi phạm
kể cả lực lượng công an và thanh tra giao
thông”.
Cảnh sát giao thông làm gì với chiếc
xe chở quá tải như thế này?
Nhưng
trước sự việc trên, Đại tá Trần
Thanh Trà, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường
bộ - đường sắt (PC67), Công an TP Sài Gòn lại
khẳng định : “Không hề có chuyện các xe quá
tải gắn logo chạy qua các trạm có CSGT trực mà
không hề bị yêu cầu dừng lại. Đó chỉ
là dư luận. Nếu cán bộ, chiến sĩ nào liên
quan đến việc tổ chức bảo kê, mua bán logo
chúng tôi đều kiên quyết xử lý triệt để”.
Ông
nói có, bà nói không… Vậy hãy tìm xem có hay không?
Bộ
Công an cho biết đơn vị này vừa triệt
phá 2 đường dây chuyên bán logo “xe vua” cho
các loại xe tải trên địa bàn TP Sài Gòn và các tỉnh
lân cận.
Lê Thị Cẩm Vân bị
bắt vì bán logo xe vua
Hiện
công an đang tạm giữ 7 đối tượng gồm:
Lê Thị Cẩm Vân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Mai Hữu
Nhân, Huỳnh Tấn Thắng, Trần Trọng Nhân, Trần
Quốc Thái và Nguyễn Văn Phúc (tất cả đều
ngụ ở huyện Bình Chánh).
Liên
quan đến vụ việc, hiện công an đang truy bắt
thêm tên Trần Văn Thới (tự Út) - người
được xem là cầm đầu đường
dây bán logo mang tên gara Thành Đô.
Theo
Bộ CA, đây là nhóm người tự xưng có quen biết
với nhiều cán bộ, lãnh đạo của Cảnh
sát giao thông, Thanh tra giao thông, đoàn kiểm tra liên ngành và thực
hiện việc in ấn các loại logo sau đó bán cho các
nhà xe với giá từ 2,5- 3 triệu đồng/1 logo/1
tháng.
Nhóm
này đã hoạt động từ đầu năm 2015
đến nay. Hàng ngày các tên này thông tin cho các tài xế những
khu vực mà các cơ quan chức năng tuần tra, nếu
tài xế bị bắt thì nhóm bảo kê này ra tay can thiệp.
Tuy
nhiên có rất nhiều nhà xe mua logo của nhóm người
này nhưng vẫn bị xử phạt, do đó từ việc
tiếp nhận đơn thư tố cáo của nhiều
tài xế xe tải và phản ảnh người dân về
tình trạng xe có gắn logo bảo kê,
Bộ
Công an đã vào cuộc điều tra ráo riết nhiều
tháng qua và đã bắt giữ một số tên trong nhóm bảo
kê nói trên.
Theo
cuộc điều tra, trưa 26/8, các trinh sát của C45 phối
hợp với Công an TP Sài Gòn bắt quả tang Nguyễn
Mai Hữu Nhân bán 2 logo xe chở hàng cho người
đàn ông tên Hùng (25 tuổi, ngụ Vĩnh Long) tại
một quán cà phê ở huyện Bình Chánh, TP Sài Gòn.
Tại
cơ quan công an, Nhân khai có quen biết với Mai Văn Thái
Em vào đầu năm 2015. Sau đó, Nhân được
Thái Em giao nhiệm vụ đi bán logo xe chở hàng cho các
tài xế lái xe có nhu cầu. Mỗi lần bán với giá 2,4
triệu đến 2,6 triệu đồng/cái và Nhân
được hưởng 100 ngàn đồng.
Trưa
cùng ngày, Thái Em gọi Nhân đến huyện Bình Chánh để
bán cho một tài xế 2 logo xe chở hàng với giá 5 triệu
đồng thì bị bắt quả tang.
Mẫu logo do Lê Thị
Cẩm Vân bảo kê, có logo này cánh tài xế cứ ung dung chất
đủ thứ,
quá tải cả 200% bất chấp luật lệ,
cứ chạy vù vù
Cơ
quan công an xác định Lê Thị Cẩm Vân (33 tuổi,
ngụ Tân Kiên, huyện Bình Chánh) là người cầm
đầu đường dây chuyên bán logo xe chở hàng
nền màu xanh, bảo kê cho các loại xe quá tải
trên địa bàn TP Sài Gòn đi các tỉnh lân cận.
Riêng
Trần Văn Thới (tự Út) - người được
xem là cầm đầu đường dây bán logo mang
tên gara Thành Đô. Cơ quan điều tra xác định
2 đường dây này đã bán hàng ngàn logo xe vua cho
các chủ xe vận tải.
Xe ben chở đầy đá của Tập
đoàn Phúc Lộc lưu thông trên Quốc lộ 1,
đoạn qua địa bàn tỉnh Bình
Định
Vậy
mà ông Đại tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT
đường bộ - đường sắt (PC67) - Công
an TP Sài Gòn, khẳng định trên địa bàn TP không có
nạn xe được bảo kê để chở quá tải,
đi vào đường cấm… Cán bộ, chiến sĩ
CSGT nào bị phát hiện liên quan đến bảo kê cho các
dạng xe này sẽ bị xử lý ngay.
Phải
chăng đây là một kiểu che đậy trắng trợn
cho cấp dưới lộng hành và rất có thể liên lụy
cả tới những sếp lớn?. Còn cái chiêu trò hứa
hẹn “Cán bộ nào làm sai sẽ bị xử lý”
đã quá nhàm chán, chẳng còn ai tin các ông “xử lý”
như thế nào nữa. Cho chìm xuồng cũng là một
cách “xử lý”.
Người dân nghĩ gì?
Ngay
sau khi hai nguồn tin trái ngược trên đây được
loan ra trên các phương tiện truyền thông, đã có
hàng ngàn lời bình luận của người dân trên hầu
hết các trang báo. Đây là tình trạng thường xảy
ra ở VN. Các quan che giấu mãi không xong đến lúc bị
người dân vạch mặt. Tôi chỉ nêu vài câu trong hàng
ngàn lời bình trên các trang báo:
-
Bạn đọc Phạm Đạt thắc mắc về
sự phi lý: “Nếu cảnh sát giao thông không bảo kê
thì làm sao bán được lo go? Hi hi”.
-
Bạn đọc hai linh nguyen : “Vô lý, nếu không
được bảo kê thì làm sao các xe quá tải dán những
logo ấy lại qua mặt cơ quan chức năng dễ
thế được.”
-
Bạn Nguyễn Thanh Sang: “Vấn đề nằm sau
tấm logo ấy. Chứ không ai tự nhiên bỏ tiền
ra mà mua tờ giấy vụn . Cách nói này chỉ nhằm ngụy
biện thôi. Dân thường ai dám bán logo nếu không
được bảo kê. Dân không ngu đâu. Đọc
mà thấy tức.”
-
Sư Huynh: “Các logo xe vua chẳng qua cũng là ... làm luật
theo tháng, tất cả lái xe Việt Nam chẳng ai không biết
chuyện làm luật với CSGT , chuyện xảy ra cả
chục năm nay nhưng có cơ quan nhà nước nào biết
không”.
-
Bạn đọc nguyentuan: “Muốn đi đến
tận cùng của vụ việc: vấn đề là
ai đứng sau? ai điều khiển?”
Đúng
như bạn Nguyễn Tuân nhận xét, cần phải
đi đến tận cùng sự việc vạch rõ những
kẻ đứng sau và những kẻ điều khiển
cho vây cánh bảo kê các xe vua này.
Điều tra đến nơi đến chốn
Trước
sự việc này, hầu hết người dân mong mỏi
các cơ quan điều tra phải làm đến nơi
đến chốn. Đã bắt được những kẻ
bán logo xe vua thì những kẻ đó phải biết bán cho
ai, người mua phải biết rất rõ giao thiệp với
ông cảnh sát giao thông nào, tên gì, làm ở đâu và ông cảnh
sát đó phải biết hàng tháng lãnh được bao
nhiêu và phải chia chác cho những cấp nào, thanh tra giao
thông cũng phải dính vào mới nuốt trôi được.
Tóm
lại tất cả đều có tên tuổi, cấp bậc,
chức vụ rõ ràng. Nếu lôi được trọn vẹn
những cái tên này mới đáng là một cuộc điều
tra mang lại kết quả chống tham nhung từ dưới
lên trên ở VN.
Đây
là một cuộc điều tra không còn khó khăn vướng
mắc gì nữa, chỉ việc tra hỏi những kẻ
bị bắt quả tang là lòi ra hết. Vướng mắc
nếu có chỉ còn là “chuyện tình cảm, có đi có
lại” giữa các quan to với nhau mà thôi. Vụ này
không làm đến nơi đến chốn thì chẳng còn
mong gì điều tra các vụ khác.
Nếu
không làm được người dân chỉ còn biết lắc
đầu ngao ngàn “hết thuốc chữa”. Chính
những loại xe này là thủ phạm cày nát mọi con
đường giao thông. Lại lấy tiền dân ra sửa
chữa tu bổ, làm mới. Làm mới rồi lại lại
hư, lại sửa, chỉ có anh dân đen đưa vai
ra gánh chịu hết.
Nói
hoài nói mãi rồi mọi chuyện cũng vẫn như cũ.
Trơ trẽn đến thế là cùng
Cũng
như vụ xây tượng 14.000 tỉ đồng của
tỉnh Sơn La. Mặc dù bị lên án tả tơi, thậm
chí câu bình luận đầy giận dữ của giáo
sư Toán học Ngô Bảo Châu được loan truyền
trên mạng khiến hầu như toàn dân VN đồng
tình:
“Trẻ con ăn không đủ no, áo
không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ
ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là
khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Ấy
vậy mà tỉnh này phớt lờ, vẫn giữ mức
kinh phí 1400 tỷ xây dựng tượng đài. UBND tỉnh
Sơn La cho biết, Tỉnh đang giao cho các cơ quan
chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư các dự án theo quy định
Luật đầu tư công, chỉ đạo thẩm
định các báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính thẩm định (phần nguồn
vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ), dự trù báo
cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương
đầu tư các dự án tại kỳ họp chuyên
đề lần thứ 6 (tổ chức vào trung tuần
tháng 9.2015).
Chúng
ta hãy đợi xem thái độ cương quyết
trơ trẽn đến độ bị coi là “khốn
nạn hoặc thần kinh” này của tỉnh Sơn
La có thực hiện được không và chính phủ VN có
thái độ như thế nào về việc này.
Dân
thì quá chán các ông quan này quá rồi.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen