Nhóm phóng
viên tường trình từ Việt Nam
2015-09-21
2015-09-21
Một tàu cá Việt Nam bị Trung quốc
đâm chìm đang được kéo về
Photo VOV
Ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công trên
biển Đông liên tục năm năm nay là chuyện nhức nhối đối với không riêng gì người
dân huyện đảo này. Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở rộng ngành du
lịch trên huyện đảo Lý Sơn và người dân Lý Sơn chuyển sang làm du lịch thay vì
ra khơi đang là trào lưu ở huyện đảo này. Tuy nhiên, không muốn ra khơi để tránh
bị Trung Quốc tấn công, vào bờ, chưa chắc đã tránh được Trung Quốc vì người
Trung Quốc đã có mặt ở Quảng Ngãi và đang bàn chuyện về xây dựng Lý Sơn với
chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Một ngư dân tên Thiện, từng bị bắt giam trên đảo
Hải Nam, Trung Quốc, đã về làm du lịch, chia sẻ: “Mình thích thì ở khách sạn,
không thì ở nhà dân mỗi ngày 50 ngàn, khách sạn thì trăm tám, hai trăm tám cũng
có. Ở đây có đặc sản là tỏi, rồi hải sản. Khách ở đây toàn là khách nước ngoài,
Trung Quốc nó đi nhiều lắm, nó đi theo tour, quanh bằng xe, mà xe 16 chỗ
á!”
Theo ông Thiện, hiện nay, vùng biển có thể đánh
bắt được đối với ngư dân đánh bắt xa bờ hầu như không còn nữa. Những ngư trường
truyền thống của Việt Nam dọc theo các đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã bị Trung
Quốc cấm đánh bắt. Việc ra ngư trường cũ để đánh bắt còn đáng sợ hơn việc đùa
giỡn với tử thần.
Mặc dù chính phủ khuyến khích ngư dân ra biển
đánh bắt, giữ ngư trường truyền thống và cho ngư dân vay với lãi suất rất thấp
để nâng công suất tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhưng chẳng mấy ai mặn mà với việc
này, trừ khi đã thành con nợ, phải lao như thiêu thân.
Nghĩa là những ngư dân từng nhiều lần bị Trung
Quốc đánh đập, cướp tài sản, lâm vào nợ nần, tiếp tục vay tiền để đánh bắt trả
nợ mà càng vay càng gặp rủi ro, cuối cùng lao đầu như thiêu thân giữa biển cả,
nợ ngày càng chồng chất. Nhiều gia đình đã nợ lên vài tỉ đồng với ngân hàng vì
tàu thuyền bị cướp phá, ngư dân bị đánh đập, nợ càng lúc càng ngập nhà. Mối nguy
không còn nhà để ở là nhìn thấy trước mắt.
Nhà cầm quyền Quảng Ngãi đang có ý định
mời một công ty Trung Quốc tư vấn quy hoạch Lý Sơn.RFA
Đối với những ngư dân chưa lâm vào nợ nần, chưa
ngập ngụa trong tiền lãi tháng thì chỉ mong muốn thoát khỏi cảnh đánh bắt xa bờ,
lo sóng gió thì ít mà lo Trung Quốc bắt bớ đánh đập thì nhiều. Ngành du lịch
trên đảo Lý Sơn như một cánh cửa mở ra hy vọng cho những ngư dân. Hầu hết ngư
dân đều tìm mối để bán tàu thuyền, chuẩn bị cho công việc phục vụ du lịch biển
đảo.
Ông Thiện phác họa giấc mơ du lịch của ông nghe
ra khá thú vị, đương nhiên chuyện này người ta đã làm trước ông nhưng ông muốc
thực hiện nó với giá tiền rẻ hơn, hấp dẫn khách hơn. Khu vườn của ông sẽ được
cải tạo thành khu nhà nghỉ sinh thái, thức ăn chủ đạo trong khu nhà nghỉ này sẽ
là các món hải sản do chính ông đánh bắt về và vợ của ông sẽ tuyển chọn lá tỏi
trên đảo để xào với hải sản. Những món lá tỏi Lý Sơn xào hải sản tươi ngon được
bán với giá rẻ, hấp dẫn sẽ là điểm mạnh của khu nhà nghỉ sinh thái gia đình
ông.
Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin từ các báo
trong nước, giấc mơ du lịch của ông Thiện bị phai nhạt đi rất nhiều. Tập đoàn
CPG của Trung Quốc với danh nghĩa là doanh nghiệp từ Singapore đến tư vấn cho
Việt Nam về vấn đề xây dựng, cải tạo phục vụ du lịch đảo Lý Sơn đã khiến người
dân Lý Sơn, Quảng Ngãi hết sức lo lắng. Bởi hơn ai hết, người Lý Sơn hiểu được
người Trung Quốc họ âm mưu gì và sẽ đối xử ra sao với người Việt
Nam.
Tập đoàn CPG là ai?
Một người làm kinh doanh du lịch khá lâu ở Quảng
Ngãi, ông có mối liên hệ mật thiết với ngư dân Lý Sơn và thường xuyên đưa khách
ra Lý Sơn, không muốn nêu tên, ông chia sẻ: “Có đầy đủ các tuyến biển đảo,
như chùa Đục, chùa Hang, bảo tàng Hoàng Sa… Nhiều lắm! Hải sản ở Lý Sơn thì đắt,
ốc, mực gì cũng đắt, mấy trăm ngàn một ký. Khách đông nên nhiều khi không còn
phòng…!”.
Vị này cho biết thêm là theo chỗ tìm hiểu của
ông, nếu như Quảng Ngãi để công ty CPG tham gia cải tạo Lý Sơn phục vụ du lịch
thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà. Ngư dân Lý Sơn rơi vào cảnh tránh vỏ dưa
lại gặp vỏ dừa. Tránh bị Trung Quốc đánh đập, cướp bóc trên biển, về làm du lịch
lại bị Trung Quốc chèn ép, lừa đảo và thậm chí có thể đến một lúc nào đó, lại
phải chịu sự đô hộ của người Trung Quốc.
Ngư trường của ngư dân Lý Sơn ngày càng
bị thu hẹp. RFA
Vì sau một ngày làm việc với ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi, thứ mà CPG nhận được là lời khen của ông Bí thư tỉnh ủy Quảng
Ngãi Lê Viết Chữ về “những ý tưởng tốt và có tính thiết thực” của CPG. Và ông
này cũng bày tỏ mong muốn CPG tiếp tục tư vấn, thi công, từ nuôi trồng thủy sản
đến cải tạo đảo và xây dựng các hạng mục từ đất liền ra đảo và từ đảo vào đất
liền để phục vụ du lịch.
Trong khi đó, CPG thực chất là một tập đoàn của
nhà nước Trung Quốc. Trung tâm đầu não của CPG vẫn là chính phủ Trung Quốc. Tập
đoàn CPG được nhà nước Trung Quốc mua lại qua một số lần mua bán trước đó tại
Singapore. Nói cách khác, CPG là một tập đoàn kinh tế đã được nhà cầm quyền Cộng
sản Trung Quốc mua lại và nó phục vụ cho hoạt động kinh tế của nhà nước Cộng sản
Trung Quốc.
Việc rước CPG về Quảng Ngãi để khảo sát, nghiên
cứu và đưa ra những ý tưởng để đi đến thi công, xây dựng phục vụ du lịch chẳng
khác nào cõng rắn cắn gà nhà. Bởi Lý Sơn là một đảo trọng yếu, chiếm vị trí vô
cùng quan trọng. Mọi bí mật quân sự trên đảo bị lộ thì khó mà lường được mối
nguy sẽ đi đến đâu.
Trong khi đó, trước khi diễn ra buổi hội thảo
giữa nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi với CPG, chắc chắn nhà cầm quyền tỉnh này
phải đưa các chuyên gia của CPG ra thăm đảo, đi khảo sát thực địa và nghiên cứu
cụ thể. Điều này chẳng khác nào nhà cầm quyền tự vạch áo cho kẻ khác thăm dò thử
chỗ nào nhạy cảm, đâu là tử huyệt trên cơ thể.
Điều này làm cho người dân Lý Sơn hết sức thất
vọng bởi với người dân huyện đảo này, bất kì sự xuất hiện nào của người Trung
Quốc trên đảo cũng là mối nguy, cũng được theo dõi chặt chẽ. Nhưng một khi chính
quyền tỉnh dắt người Trung Quốc về thăm dò, khảo sát huyện đảo thì e rằng, cho
dù đã có hàng trăm bộ định vị vệ tinh, chip nghe lén cài trên đảo cũng chẳng có
ai làm gì được họ. Và sắp tới đây, nếu CPG sang thi công ở Lý Sơn thì thêm một
pháo đài Trung Quốc sẽ có mặt nơi này, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp
theo!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt
Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen