“Ngoài cái mã nguỵ
trang cho sự chính thống, là một thế giới lặng câm của đàn áp, bạo hành và sợ
hãi tại Việt Nam”, Đức Tăng Thống
Thích Quảng Độ nói với Phái đoàn Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế
giới đến Thanh Minh Thiền Viện thăm Ngài
PARIS, ngày 26.8.2015 (PTTPGQT) - Hôm qua, thứ ba ngày
25-8, Phái đoàn Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (US Commission
on International Religious Freedon) đã đến Thanh Minh Thiền Viện viếng thăm Đức
Tăng Thống Thích Quảng Độ vào lúc 11
giờ sáng.
Phái
đoàn gồm có Bà Mary Ann Glendon Uỷ
viên Uỷ hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ Daniel I.
Mark, Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ, Giảng sư Chính trị học tại Đại học Villanova,
Bà Tina L. Mufford, Nhà phân tích
chính trị Đông Á Thái Bình Dương, và ông David V. Muehlke, Tham tán chính
trị.
Cuộc
gặp gỡ thảo luận trên một giờ đồng hồ trong không khí cởi mở, thân tình. Đức
Tăng Thống đã hồi đáp mọi câu hỏi liên quan đến tôn giáo nói chung và Giáo hội
Phật giáo Viện Nam Thống nhất (GHPGVNTN) nói riêng.
Về
GHPGVNTN, Đức Tăng Thống cho biết mọi nỗi khó khăn, khủng bố, đàn áp đối với mọi
thành viên Giáo hội cũng như đối với 20 Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh thành
trên toàn quốc. Đặc biệt là sự sách nhiễu, hăm doạ của công an Thừa thiên Huế
đối với vị Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, Cư sĩ Lê Công Cầu, ngăn chận không cho vào
Saigon tham dự các cuộc gặp gỡ với các phái đoàn ngoại
quốc.
Đức
Tăng Thống cũng báo động sự khó khăn, nhiễu phá không còn nằm riêng ở quốc nội
nữa, mà hiện nay đã lan tràn đến Giáo hội hải ngoại tại nội bộ Văn phòng II Viện
Hoá Đạo ở Hoa Kỳ.
Đức
Tăng Thống nhấn mạnh trong cuộc tiếp xúc
rằng :
Như
quý vị đang ngồi trong liêu phòng của tôi, may ra quý vị có thể hình dung được
tâm trạng tôi. Đây chính là thế giới tôi sống từ hơn mười lăm năm qua. Kể từ năm
2001, tôi bị giam cầm tại đây hai năm vì cất lời kêu gọi cho tiến trình dân chủ
hoá Việt Nam. Đến năm 2003, chấm dứt việc giam cầm, thì nhà cầm quyền lại ra
khẩu lệnh quản chế từ đó đến nay không thông qua một cuộc xét xử
nào.
Trường hợp của tôi cũng là trường hợp của nhiều nhà hoạt
động trong các xã hội dân sự, ký giả, nhà hoạt động nhân quyền, tín đồ các tôn
giáo hay các nhà bất đồng chính kiến.
Thật
khó cho người nước ngoài hiểu được thảm trạng của đất nước chúng tôi. Nhìn từ
ngoài, quý vị chỉ thấy sự phát triển kinh tế, nơi an toàn du lịch, một quốc gia
có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Thế nhưng ngoài cái mã nguỵ trang cho sự
chính thống, là một thế giới lặng câm của đàn áp, bạo hành và sợ hãi. Việt Nam
mở cửa kinh tế, nhưng vẫn điều hành bằng chế độ độc đảng và độc tài toàn
trị.
Dân
chúng kêu gọi cho một nhà nước pháp quyền, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản,
vốn được bảo đảm trong Hiến Pháp và các Công ước LHQ mà Việt Nam ký kết. Nhưng
Đảng Cộng sản không dám thực hiện vì sợ mất quyền hành, mất các đặc quyền đặc
lợi cho giới lãnh đạo cao cấp.
|
Đức Tăng Thống
Thích Quảng Độ trình bày tình hình GHPGVNTN với Phái đoàn US Commission on
International Religious
Freedom
|
Tự do
tôn giáo là đích bắn phá của chế độ. Tại Việt Nam, các cộng động tôn giáo, đặc
biệt Phật giáo là tôn giáo của đa số dân chúng, là những tiếng nói mạnh mẽ và
độc lập của xã hội dân sự. Từ bốn mươi năm qua, nhà cầm quyền cộng sản tìm mọi
cách để tiêu diệt GHPGVNTN, sách nhiễu Phật giáo đồ, bắt giam hay thảm sát hàng
giáo phẩm lãnh đạo, ngăn cấm mọi sinh hoạt tín ngưỡng của
họ.
Nhưng
chúng tôi vẫn kiên trì bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN dù phải trả bất cứ
giá nào.
Chúng
tôi yêu cầu quý vị hãy mạnh dạn gây áp lực cho tiến trình dân chủ hoá Việt Nam.
Nhà cầm quyền Việt Nam đang mong cầu những liên hệ ngoại giao và kinh tế với quý
vị, thì đây là cơ hội để quý vị đòi hỏi sự thực thi nhân
quyền.
Khuôn
mẫu phát triển kinh tế nhưng không cải cách chính trị là một thảm hoạ đưa tới hố
sâu chia cách giàu nghèo, quốc nạn tham nhũng, đồng thời vi phạm các quyền chính
trị và kinh tế.
Quý
vị có thể giúp chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam bước lên đường cải
cách. Xin quý vị hãy lưu ý đến hai điều sau
đây :
1. Cải cách hệ thống pháp lý là điều chủ yếu bảo đảm cho
nhân quyền. Hiện nay Quốc hội đang bàn thảo về bộ Luật Hình sự. Đây là thời cơ
gây áp lực bãi bỏ các điều luật mơ hồ tại chương “an ninh quốc gia”, như các
điều 79, 87, 88 hay 259, là những điều thường được nhà nước sử dụng để bắt giam
các bloggers, các tín đồ tôn giáo, hay những ai ôn hoà phê
phán ;
2. Tiến sĩ Heiner Bielefeld, Báo cáo viên LHQ về Tự do
Tôn giáo đã nhấn mạnh trong bản phúc trình gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng “sự
tự quản và độc lập của các “tôn giáo không được thừa nhận” là một thử nghiệm về
tự do tôn giáo tại Việt Nam. Việc đăng ký xin hoạt động tôn giáo chỉ có thể là
một đề nghị, chứ không là nhu cầu pháp lý. Cho nên, tôi thỉnh cầu quý vị khẩn thiết tạo áp lực
để nhà cầm quyền Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, trả tự
do cho tất cả thành viên của Giáo hội, và bảo đảm mọi tự do sinh hoạt tôn
giáo. Với điều kiện như thế, GHPGVNTN mới có thể tham gia đóng góp tích cực
cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và tâm linh của đất nước Việt
Nam.
Nhân
cuộc gặp gỡ, Đức Tăng Thống đã trao cho Phái đoàn Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn
giáo trên Thế giới hai trang nhận xét của Ngài, và tài liệu “The
situation of the Unified Buddhist Church of Vietnam – Tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất”, ghi rõ quá trình 2000 năm Phật giáo du nhập Việt Nam, và những thăng
trầm dưới thời Pháp thuộc cho đến Pháp nạn bị khủng bố dưới chế độ Cộng sản, mà
mục tiêu của hà nước Cộng sản là tiêu diệt GHPGVNTN và hệ thống giáo dục trẻ
Phật giáo, là Gia Đình Phật tử Việt
Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen