Donnerstag, 27. August 2015

:Những nguyên nhân tạo ra mọi tệ nạn trong xã h ội Việt Nam như hiện nay ...

....... Do hệ thống độc đảng, độc tài lãnh đạo, và cái dàn lãnh đạo cấp cao của đất nước Việt Nam từ đời này qua đời khác, rồi cho đến hiện nay đều quá tồi; cộng với cái bản chất người Việt hiền lành, an phận trở nên mụ mị, bị chế độ lừa là người dân nhờ ơn đảng giải phóng khỏi ách nộ lệ thực dân....
....hễ độc tài quản lý tư tưởng thì không bao giờ có dân trí. Không có dân trí thì giữa con người đối xử với con người man rợ như sống trong thời kỳ hoang dã là chuyện đương nhiên.

Những nguyên nhân tạo ra mọi tệ nạn trong xã hội Việt Nam như hiện nay

Nguyễn Dư

                                       
Trong vòng khoảng một tháng trời mà ba vụ giết người làm chấn động trong toàn xã hội Việt Nam: một, là do mâu thuẫn trong cuộc sống nên hung thủ ra tay cướp của và giết một loạt sáu mạng người trong cùng gia đình để trả thù. Còn hai vụ kia: gia đình gồm bốn người, và một gia đình khác cũng bốn người bị giết chỉ vì tranh chấp, thù vặt, nhỏ nhen. Ba vụ án kể trên, thật ra nếu sống trong một xã hội có dân trí bình thường thì không thể có vì nó không đáng để cho các hung thủ còn rất tỉnh táo ra tay, làm những chuyện động trời như thế. Khó ai có thể tưởng nổi, thực tế ở trong xã hội Việt Nam hiện nay mà chúng ta cứ ngỡ như đang đọc trong truyện kiếm hiệp giả tưởng, giết người hàng loạt như trở bàn tay của tác giả Kim Dung. Mỗi ngày đọc báo, còn nhiều vụ việc, nhiều vụ giết người vì những chuyện lãng nhách, không thể kể hết!

người ta cho rằng do giáo dục và quản lý của gia đình, của nhà trường; nguyên nhân của những đứa trẻ ham chơi game bạo lực, cờ bạc, cá độ, đi hoang, lêu lổng; do tệ nạn xì ke ma túy; do lười lao động... Tất cả những đổ lỗi đó đều không sai!

Nhưng nguyên nhân nào đưa đến tình trạng xã hội như thế? Nhiều người đã phân tích. Mỗi người đưa ra một vài cách nhìn theo quan điểm của riêng mình, nhưng chưa đủ, chưa phải là nguyên nhân chính để kết luận. Đó mới chỉ là những nét chấm phá trên một bức tranh.

Tại sao người ta không tự hỏi: nguyên nhân nào bao quát hơn, rộng lớn hơn cách nhìn hẹp hòi như thế? Nguyên nhân nào bắt nguồn trên tất cả mọi nguyên nhân như đại khái vừa nêu?

Dạ xin thưa: Do hệ thống độc đảng, độc tài lãnh đạo, và cái dàn lãnh đạo cấp cao của đất nước Việt Nam từ đời này qua đời khác, rồi cho đến hiện nay đều quá tồi; cộng với cái bản chất người Việt hiền lành, an phận trở nên mụ mị, bị chế độ lừa là người dân nhờ ơn đảng giải phóng khỏi ách nộ lệ thực dân. Ngày xưa họ có công, thì ngày nay được đền ơn đáp nghĩa là hợp lý! Thế cho nên người dân không đấu tranh để chọn lựa cho mình đường lối nào khác hơn ngoài sự chấp nhận sống như một đàn cừu dưới một hệ thống chăn dắt của những con người tồi tệ, thao túng quốc gia đó.

Chính vì lãnh đạo tồi nên để thất thoát của quốc gia nhiều tỉ Mỹ kim mà vẫn được đồng bọn (cũng tồi) "tín nhiệm cao (!?)" -một số tiền mà mọi người có thể nhìn thấy;
còn những thứ không thể kiểm chứng đã mờ ám lọt vào túi cán bộ, các quan tham có chức có quyền thì không thể tính nổi. Người ta chỉ biết và chỉ nhìn được qua nhiều hiện tượng trong cuộc sống của nhiều cán bộ đảng viên mà thôi.

Xã hội quá bất công! Vật chất hào nhoáng của những kẻ có tiền tạo ra lòng tham làm cho những tầng lớp cùng đinh lóa mắt: Những xe sang bóng lộn, điện thoại đời mới, nhà cửa ăn ở tiện nghi, đủ các loại giải trí hạng sang quyến rủ khắp nơi (có nhiều khi ở các nước văn minh còn không có những loại giải trí độc đáo đó) nhan nhản xảy ra trước mắt, phục vụ các "quan" không thiếu trên đời, chỉ có điều là những thành phần nghèo thiếu tiền là không được hưởng mà thôi. Một bà có con bị tuyên án tử hình vì chặt lìa bàn tay nạn nhân để cướp điện thoại, không nhận án do con mình mà còn đi đổ tội nạn nhân: Ai biểu có của mà đi khoe!

Nếu trong một xã hội người dân được hưởng sự công bằng, mọi gia đình có nếp sống tương đối ổn định gần ngang nhau, không phải "giật gấu vá vai"; không có cái cảnh những kẻ trọc phú ăn chơi trác táng, vô độ; không có cái cảnh nhà hàng, vũ trường, những món ăn sang trọng hoành tráng, tốn kém lôi cuốn, mời gọi khó có thể kềm lòng làm chủ được bản thân, thì người ta vẫn còn có thể giữ được lễ nghĩa, hơn là làm mất đi danh dự, nhân phẩm, hoặc phạm tội ác một cách tàn bạo để phải bị trừng phạt nặng nề.

Có thể nhiều cán bộ cao cấp đã biết rõ về tệ nạn xã hội hiện nay, nhưng vì quá ngu dốt, u mê không có tầm nhìn xa, trông rộng nên cách điều hành quốc gia của họ chỉ mang tính vá víu, tạm thời bằng cách cho học tập người này, nêu gương người nọ; lấy hình tượng ông Hồ và những biểu dương, khen thưởng, đề bạt cá nhân trong những phong trào, vô tình tạo ra sự ganh đua vô bổ, vô trách nhiệm; tranh giành, chạy đua, phấn đấu theo cái danh ảo tốn kém và giả dối.   

Những tội phạm thì có nhà tù "quản giáo" gọi là học tập cải tạo. Nhưng khi muốn cải tạo một con người, nó phải đi kèm với nhận thức về thực tế, thực trạng trong xã hội hiện nay. Không thể khuyên người khác sống đạo đức khi chính mình (đảng viên) và xã hội không lành mạnh, không đạo đức. Nói và làm, học tập không đi đội với thực tế  thì chỉ là nói suông để ru ngủ, lừa gạt, làm cho người ta không còn tin tưởng vào chế độ để thay đổi nhận thức. Bắt, "cải tạo tốt" rồi lại thả ra, không có cuộc sống ổn định mà lại còn nhìn thấy những cái hào nhoáng choáng ngợp trong cuộc sống xung quanh, không kềm lòng nổi thì làm sao khỏi phạm tội tiếp; rồi lại vào tù thì chẳng khác nào như bắt cóc bỏ dĩa. Trấn áp chưa phải là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm.

Chính quyền không thể thay đổi nhận thức con người bằng cách là bắt người ta nhìn xã hội viễn vong theo quan điểm của riêng mình, phấn đấu theo ý đảng! Chúng ta thấy hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa toàn là những người trí thức, cộng sản cải tạo được gì từ họ, hay chỉ tạo ra và chuốc lấy sự căm thù, khinh bỉ thêm về chế độ cộng sản mà thôi.

Hàng vài trăm tù nhân bất đồng chính kiến hiện nay, nhiều người bị bắt nhốt nhiều năm liền, khi thả ra, chính quyền có trói buộc tư tưởng, có khuất phục họ được không? Còn những trường hợp công an đánh lén, đánh hội đồng ngoài đường để dằn mặt theo kiểu xã hội đen; tạt cứt đái thối tha vào nhà những người bất đồng chính kiến để dằn mặt, những việc làm đó chỉ để trên cả thế giới người Việt có lương tâm, người ta nhìn vào khinh bỉ, họ cho là một tập đoàn lãnh đạo quốc gia ti tiện, nhỏ nhen, tồi bại.  Ai chỉ đạo trong những hành động ti tiện, nhỏ nhen, tồi bại đó? Đảng! Ai lãnh đạo đảng? Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lú lẫn, khù khờ, nhu nhược cỡ ông này thì làm sao chỉnh đốn đảng của ông để lành mạnh hoá hàng ngũ.

Những ông bà có chức, có quyền, có trách nhiệm với đảng của họ thì phải biết nhục cho những đảng viên dưới quyền, hành xứ với dân mất nhân tính; đàng này chuyện trấn áp ti tiện xảy ra liên tục từ năm này tới năm khác không giảm, "Đảng cộng sản hãy đi chết đi" như lời của bé Phương Uyên chửi rủa là chính xác.

Điều cần thiết hiện nay là phải có dân chủ thì xã hội mới có công bằng rồi mới đi đến văn minh. Nếu có dân trí, có công bằng, có dân chủ thì không có cảnh giết người hàng loạt rất man rợ như những con người còn sống trong thời kỳ hoang dã.

Dân chủ bắt nguồn từ tự do ngôn luận để răn đe, giáo dục tất cả mọi thành phần trong xã hội, không chừa một ai; tạo ra cho mọi người nhận thức đúng, sai thì mới có hành động hợp lý mà sửa mình. "Đánh nhau" bằng ngôn từ, bằng văn chương ẩn ý, bóng bẩy; chứ không bằng cứt đái, dùi cui, nhà tù, lấy côn đồ ra để dằn mặt, và cũng không có cái cảnh nói chuyện phải quấy với nhau bằng tay chân hay bằng dao búa. Luật pháp phải nghiêm minh với bất cứ những ai, những hạng người dùng bạo lực.

Không ai đi đòi dân chủ bằng bạo lực. Chỉ có cộng sản mới phát động, lôi cuốn, kích động chém giết lẫn nhau để đòi dân chủ, nhân quyền theo kiểu của cộng sản.

Có người còn bảo do dân trí thấp nên chưa thể có dân chủ. Đây là một câu nói đầy ngang ngược, ngụy biện để hưởng lợi lộc một cách ngu xuẩn. Không có dân chủ thì làm sao có dân trí?! Định hướng tư tưởng, định hướng sự suy nghĩ thì làm sao có dân chủ để trở thành dân trí cao! Hay nói trắng ra: hễ độc tài quản lý tư tưởng thì không bao giờ có dân trí. Không có dân trí thì giữa con người đối xử với con người man rợ như sống trong thời kỳ hoang dã là chuyện đương nhiên.

Nguyễn Dư

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen