“Kỹ
sư chân đất” Phạm Thanh Liêm (40 tuổi), quê ở vùng sâu thuộc xã Láng
Biển, huyện Tháp Mười đã sản xuất thành công hàng trăm máy nông nghiệp
phục vụ trong nước.
Đặc biệt, nhiều máy nông nghiệp của anh được bán sang Châu Phi và Campuchia.
Anh Phạm Thanh Liêm miệt mài nghiên cứu, sản xuất máy nông nghiệp
Anh
Liêm làm nông nghiệp từ nhỏ, nhận thấy việc làm nông nghiệp bằng thủ
công rất cực khổ nên anh bắt tay vào nghiên cứu các loại máy phục vụ
nông nghiệp.
Với
trình độ lớp 6, anh không thể thiết kế trên bản vẽ được mà anh làm theo
thực tế, tự cắt, tự gọt, tự mài dũa... Những sản phẩm đầu tiên bị hư
hỏng, anh phải bỏ hàng trăm tấn sắt vụn và ống nhựa. Tưởng chừng anh
phải bỏ cuộc, bỏ nghề vì đã đầu tư gần 2 tỷ đồng mà không thu lại được
gì.
Không
nản lòng, sau hơn 3 năm miệt mài tìm tòi, sáng tạo, anh đã sản xuất
thành công máy sạ hàng vào năm 2008 và tiếp tục cải tiến sản xuất được
máy gặt đập liên hợp và nhiều loại máy công cụ khác phục vụ nông nghiệp.
Anh
Liêm cho biết, từ chiếc máy xới tay, anh thay giàn xới bằng giàn ống
nhựa sạ hàng dài 4m, ống nhựa được khoét lổ đều nhau, sao cho lúa vừa
lọt ra ngoài và ống nhựa lăn đều khi máy di chuyển sẽ rơi từng hạt lúa
ra, chỉ cần một người điều khiển để sạ lúa theo hàng.
Hiện
nay, máy sạ hàng kiêm phun xịt thuốc trừ sâu của anh có đặc điểm hoạt
động tốt trên mọi địa hình, sạ hàng có công suất 0,75 - 1ha/giờ, phun
xịt thuốc trừ sâu 1 - 1,25ha/giờ, tiết kiệm được lượng thóc sạ
10kg/1.300m2 (nếu sạ tay phải tốn 30kg/1.300m2, sạ máy 20kg/1.300m2).
Bình quân mỗi máy bán ra thị trường có giá 60 triệu đồng.
Đối
với máy gặt đập liên hợp được anh cải tiến lại từ máy Trung Quốc với
nhiều ưu điểm như máy nhẹ hơn, xuống ruộng không lún, cắt sát gốc lúa,
ít hao hụt, bình quân thu hoạch 5 - 6ha/ngày, mỗi chiếc máy gặt đập liên
hợp bán với giá 380 triệu đồng.
Tiếng
lành đồn xa, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã lặn lội đến nơi mời anh
tham gia dự án “Giúp nông dân Châu Phi trồng lúa” và anh chấp nhận. Sản
phẩm máy sạ hàng, phun thuốc, máy gặt đập liên hợp của anh Liêm được đưa
đến nước Mozambique bán. Anh được nông dân gọi là “ông kỹ sư”. Nhờ bán
được máy mà anh trả được nợ ngân hàng gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, nhiều
khách hàng trong nước và nông dân Campuchia sang đặt hàng, cơ sở của anh
làm ra không đủ để bán.
Máy sạ hàng do anh Liêm chế tạo
Cơ
sở anh bán sang Mozambique tổng cộng 15 máy nông nghiệp phục vụ sản
xuất lúa như: máy gặt đập liên hợp, máy sạ hàng và máy kéo. Vừa qua, anh
còn bán cho nước Nigeria máy bơm nước, máy sạ hàng, máy cày thu về gần 3
tỷ đồng và bán hàng trăm máy các loại sang Campuchia.
Anh
Liêm cho biết thêm, vừa qua có một Tập đoàn chuyên sản xuất máy nông
nghiệp lớn ở Thái Lan có nhã ý mời anh ký hợp đồng vĩnh viễn làm chuyên
gia sáng chế với mức lương bình quân từ 10 - 15 ngàn USD/tháng, ngoài ra
nếu anh sáng chế thành công một loại máy nào phục vụ nông nghiệp được
sử dụng hiệu quả sẽ được trả thêm từ 0,5 - 1 triệu USD. Mặc dù đã 3 lần
đàm phán nhưng anh chưa đồng ý.
Hiện
anh Phạm Thanh Liêm đang mày mò sáng tạo loại máy chỉ ngồi trên bờ
ruộng sử dụng remote điều khiển cho máy chạy thu hoạch lúa, trục đất,
gieo sạ, tự phun xịt nhằm giảm công lao động trực tiếp và độc hại trong
sản xuất.
Nguyễn Văn Trí/Báo Đồng Tháp Online
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen