Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 7, 2015http://machsongmedia.com
Trong khoá họp tới đây, từ 20 tháng 10 đến 25 tháng 11, Quốc Hội Việt Nam sẽ bàn thảo hay biểu quyết một số luật quan trọng như luật báo chí, tiếp cận thông tin, hội đoàn, tôn giáo, hình sự, thủ tục hình sự... Đây là lúc các tổ chức xã hội dân sự, các chuyên gia và người dân ở trong nước nói chung cần lên tiếng để chỉ ra những bất cập và ảnh hưởng nội dung của các luật này. Khi thông qua rồi, chúng sẽ đóng khung toàn xã hội trong nhiều năm tới mà khó thay đổi được.
Chính quyền Việt Nam đang muốn chứng tỏ cho quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, rằng họ thay đổi khung luật để đáp ứng những quan tâm về nhân quyền. Một mũi nhọn nhân quyền mà chúng tôi thúc đẩy ở ngoài này là Việt Nam phải luật hoá các cam kết về nhân quyền cũng như phải xoá bỏ các điều khoản vi phạm nhân quyền trong luật và các văn bản dưới luật hiện hành. Xét vậy, đây là một nhượng bộ đáng kể của Đảng Cộng Sản và chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, sự nhượng bộ này sẽ chỉ là hình thức nếu như nội dung luật vẫn không thay đổi gì so với hiện trạng. Chẳng hạn, dự thảo của "Luật Về Hội" báo hiệu một thái độ "ăn gian".
Phái đoàn đa tôn giáo người Việt đã nêu quan ngại về Dự Thảo Luật
Tôn Giáo của Việt Nam tại buổi họp với Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo,
ngày 19/06/2015
Chương II, Điều 9.3 của dự thảo quy định rằng một hội mới muốn chỉ
được đăng ký hoạt động khi "lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với
lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó
trong cùng phạm vi hoạt động". Trong suốt 40 năm ở miền Nam và 60 năm ở
miền Bắc, người dân không có quyền lập hội; trong khi đó Đảng Cộng Sản
đã dàn dựng các tổ chức quần chúng bao trùm cả xã hội trong mọi lĩnh
vực, ở mọi địa bàn, dưới tán dù của Mặt Trận Tổ Quốc. Như thế, với Điều
9.3 thì còn không gian nào cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập để được
công nhận và hoạt động công khai?
Dự thảo luật, ngay phần mở
đầu, đã khẳng định tính cách "siêu hội" của Mặt Trận Tổ Quốc và những tổ
chức kiểm soát quần chúng do Đảng Cộng Sản lập ra và điều động: "Luật
không áp dụng với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Công Đoàn Việt Nam, Hội
Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Thành Phố Hồ Chính Minh, Hội
Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam." Có nghĩa là
các tổ chức này nằm trên luật.
Không những thế, Chương IV, Điều 25 của dự thảo quy định rằng "Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó". Nghĩa là ngay khi được chấp nhận hoạt động, hội phi chính phủ sẽ lập tức tính độc lập vì bị chính phủ quản lý.
Trên đây chỉ là những điểm làm ví dụ để cho thấy các tổ chức xã hội dân sự, những chuyên gia về luật, và những người dân quan tâm trong nước phải lên tiếng và lên tiếng cấp thời đối với hàng loạt các dự thảo luật được xem xét hay biểu quyết trong khoá họp sắp đến của Quốc Hội Việt Nam.
Đầu năm nay, BPSOS đã báo động về bản thảo luật tôn giáo với các tổ chức tôn giáo ở trong nước, hỗ trợ phần dịch thuật các quan điểm phản hồi rồi chuyển chúng đến cơ quan LHQ hữu trách, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Gôn Giáo Quốc Tế, Văn Phòng Cho Tự Do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Canada, và nhiều tổ chức quốc tế chuyên về tự do tôn giáo. Qua đó, chúng tôi vận động quốc tế kêu gọi Việt Nam chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội vừa rồi, phái đoàn Hoa Kỳ đã chính thức nêu quan ngại về nội dung của dự thảo luật này với phía Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi diễn tiến về dự thảo luật tôn giáo.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự lên tiếng về các dự thảo luật nói đến ở trên. Hiện nay, một số tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã đồng ý cùng lên tiếng về các luật này. Vấn đề còn lại là sự lên tiếng phải xuất phát từ chính xã hội dân sự Việt Nam. Và sự lên tiếng này phải thực hiện gấp rút vì không còn nhiều thời gian để ảnh hưởng đến những thay đổi luật pháp với tác động lâu dài đến cuộc tranh đấu đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.
Không những thế, Chương IV, Điều 25 của dự thảo quy định rằng "Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó". Nghĩa là ngay khi được chấp nhận hoạt động, hội phi chính phủ sẽ lập tức tính độc lập vì bị chính phủ quản lý.
Trên đây chỉ là những điểm làm ví dụ để cho thấy các tổ chức xã hội dân sự, những chuyên gia về luật, và những người dân quan tâm trong nước phải lên tiếng và lên tiếng cấp thời đối với hàng loạt các dự thảo luật được xem xét hay biểu quyết trong khoá họp sắp đến của Quốc Hội Việt Nam.
Đầu năm nay, BPSOS đã báo động về bản thảo luật tôn giáo với các tổ chức tôn giáo ở trong nước, hỗ trợ phần dịch thuật các quan điểm phản hồi rồi chuyển chúng đến cơ quan LHQ hữu trách, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Gôn Giáo Quốc Tế, Văn Phòng Cho Tự Do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Canada, và nhiều tổ chức quốc tế chuyên về tự do tôn giáo. Qua đó, chúng tôi vận động quốc tế kêu gọi Việt Nam chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội vừa rồi, phái đoàn Hoa Kỳ đã chính thức nêu quan ngại về nội dung của dự thảo luật này với phía Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi diễn tiến về dự thảo luật tôn giáo.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự lên tiếng về các dự thảo luật nói đến ở trên. Hiện nay, một số tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã đồng ý cùng lên tiếng về các luật này. Vấn đề còn lại là sự lên tiếng phải xuất phát từ chính xã hội dân sự Việt Nam. Và sự lên tiếng này phải thực hiện gấp rút vì không còn nhiều thời gian để ảnh hưởng đến những thay đổi luật pháp với tác động lâu dài đến cuộc tranh đấu đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen