Đầu năm 1930, Hồ Quang với tư tưởng Mác-xít đã sáng lập Đảng Cộng sản
Đông Dương. Trong bản Luận cương của Hồ Quang bao gồm các điểm: đánh đổ
chế độ phong kiến ở Việt Nam; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế
quốc giao cho chính quyền công - nông - binh quản lý; tịch thu các đồn
điền và tài sản của đế quốc và tư bản tay sai để phân phối lại cho người
nghèo; thực hiện chính sách lao động tám tiếng một ngày, thực thi giáo
dục phổ thông và quyền bình đẳng với nữ giới...
Hồ Quang chủ
trương (1) đánh đổ chế độ phong kiến; (2) tịch thu tài sản đế quốc để
phân phối lại cho người nghèo ; (3) thực thi giáo dục phổ thông và (4)
quyền bình đẳng với nữ giới.
Trong 4 điểm chính Luận cương của Hồ Quang thì Đảng CSVN đã làm được gì tốt đẹp hơn để thay thế phong kiến?
Theo cuốn HCM Toàn Tập (cuốn 7) xuất bản 2 năm 1953-1955 định nghĩa chế
độ Phong kiến như sau: "Từ mấy nghìn nǎm nay, xã hội Việt Nam bị chế độ
phong kiến thống trị. Chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột
nông dân."
Chúng ta thấy chế độ phong kiến không chỉ đơn thuần là
"địa chủ và nhân dân" như ông Hồ định nghĩa, mà "phong kiến" còn nói
tới quan quyền, vua chúa, một chính thể gia đình trị ; "con vua thì lại
làm vua"... Vua và Quan trong chế độ Phong Kiến không do dân bầu, không
ai ra ứng cử mà chỉ là sắp đặt của chính phủ cho các vị trí nầy.
Khi nói tới "phong kiến" chúng ta cần nói tới Văn Hóa và Xã Hội là
"người bóc lột người", "giàu bóc lột nghèo", "quan bóc lột dân", "chủ
bóc lột tôi tớ"...
Vì luật lệ phong kiến được đặt ra để bảo vệ
cho Vua Quan, do đó tầng lớp thượng lưu gần gũi với Vua Quan cũng được
ưu đãi theo, chỉ có đám dân nghèo là tầng lớp bị thiệt thòi.
Trong Văn Hóa Phong Kiến đời sống người phụ nữ chịu ảnh hưởng Nho Giáo
phải tuân theo Tam tòng, tứ đức.Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô
chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng
tử; Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha anh, lấy chồng thì theo
chồng, chồng chết thì theo con. Tứ Đức: Cửu tần chưởng phụ học chi pháp,
dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công...
Cho
tới ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy chế độ Cộng Sản vẫn tồn tại âm hưởng
phong kiến "Trọng nam, khinh nữ" ở một số gia đình, và trong xã hội
thì vẫn "người bóc lột người", "giàu bóc lột nghèo", "quan bóc lột dân",
"chủ bóc lột tôi tớ"...
Hồ Quang chê bai chế độ Vua Quan không
do ai bầu lên mà tự đặt mình lên vị trí quyền lực, thì thử hỏi đảng CSVN
do ai bầu lên!!! Các quan như Công An, Bộ Trưởng, Thứ Trưởng... nào có
được nhân dân bầu mà chỉ do đảng cử lên...
Nếu như vậy thì Hồ
Quang đạp đổ chế độ phong kiến để đưa chế độ "Phong Cùi" Cộng Sản thay
thế thì nó còn TỆ HẠI hơn cả thời "Phong Kiến".
Như các bạn biết
là thời Phong Kiến, các thí sinh nghèo học giỏi có thể đi dự thi phúc
hạch của Nam triều ở thành Nam. Kinh thành sẽ lấy 60 cử nhân và 200 tú
tài (lệ triều đình "nhất cử tam tú", nghĩa là chấm được một cử nhân thì
lấy thêm ba tú tài) để làm Quan"
Trong thời Cộng Sản thì sao? Cho
dù một người học giỏi, một người khoa bảng mà KHÔNG phải là Đảng viên
thì cũng khó lòng được làm Quan, chúng ta chưa cần nói tới một học sinh
nghèo học giỏi như thế nào!
Theo Thùy Trang nghĩ, nếu cho nhân
dân Việt Nam trở lại sống dưới một triều đại Vua Chúa, Phong Kiến thì
cũng đỡ hơn là sống dưới thời đại Cộng Sản.
(*) Thử hỏi các bạn,
là nếu cho bạn chọn lựa, thì giữa chế độ Vua Chúa Phong Kiến và chế độ
Cộng Sản, bạn sẽ chọn sống ở chế độ nào? Hãy trả lời thành thật với lòng
mình.
Nguyễn Thùy Trang
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen