Samstag, 16. Mai 2015

Tâm tư sau khi đọc tham luận Đinh Hoàng Thắng

Subject: [ChinhNghia] Tr : Tâm tư sau khi đọc tham luận Đinh Hoàng Th��ng : Việt nam nên chủ động tạo thế quân b��h địa chính trị, tự tin xây dựng Chính sách ngoại giao Trung đạo,Trung Vị cho một quốc gia có chủ quyền biết tự trọng nhằm củng c�� nền độc lập dân tộc, lợi dụng thế liên lập trên thế giới; chấm dứt tiểu xảo Đu Dây chỉ là "ăn đong, chạy bửa " thụ động, ngắn hạn; thật không xứng đáng với lợi thế địa chiến lược lớn của đất nước và truyền thống bất khuất tự cường oai hùng của dân tộc Việt vào thế kỉ 21 này.

Tương lai Việt Nam ở CĐ/LH Đông Nam Á.
 Tâm tư sau khi đọc tham luận Đinh Hoàng Thắng :  Việt nam nên chủ động tạo thế quân bình địa chính trị, tự tin xây dựng Chính sách ngoại giao Trung đạo,Trung Vị cho một quốc gia  có chủ quyền biết tự trọng nhằm củng cố nền độc lập dân tộc, lợi dụng thế liên lập trên thế giới; chấm dứt tiểu xảo Đu Dây chỉ là "ăn đong, chạy bửa " thụ động, ngắn hạn; thật không xứng đáng với lợi thế địa chiến lược lớn của đất nước và truyền thống bất khuất tự cường oai hùng của dân tộc Việt vào thế kỉ 21 này.
Bài tham khảo có tầm cao xa,một số ý kiến sáng giá cho một nền ngoại giao chủ động, tự tin và sáng tạo.
Xin giới thiệu.
GS NGUYỄN Thái Sơn
Conseiller Scientifique et Diplomatique de l'Académie de Géopolitique de Paris.  
Tam giác Việt - Trung - Mỹ: Tạo thế quân bình, chủ động và độc lập
Đi dây chỉ để giữ quyền bính cho cá nhân và lợi ích nhóm. Quân bình là chủ động xây nền móng chính sách để phục vụ quyền lợi xã tắc và người dân. Bên này che đậy, bên kia minh bạch. Để quân bình, phải dựa vào đồng thuận và nội lực, kết nối dân tộc với quốc tế, “hòa đồng bộ” đất nước với các vận động địa-chính trị khu vực. Hẳn nhiên, tạo thế quân bình luôn là thách thức lớn đối với quá trình hoạch định chính sách của các quốc gia vừa và nhỏ.
Sau đợt nghỉ lễ, dư luận quan tâm tới cụm thời sự nóng trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ chèo chống ra sao để con thuyền chiến lược không chòng chành? Làm thế nào để Việt Nam kiến tạo được thế quân bình ngoại giao trong trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ? Từ các phân tích về chuyến thăm cấp nhà nước vừa qua của TBT tại CHND Trung Hoa, nhiều vấn đề nêu ra vẫn chưa tìm được câu trả lời khả tín. Thế bấp bênh trong quan hệ tay ba Việt – Trung – Mỹ đang bước vào một khúc quanh vừa có nhiều ẩn số nhưng cũng vừa có khả năng mở ra không gian mới để đạt tới trạng thái cân bằng.
Bất ngờ, phức tạp, khó dự đoán
Tại sao Trung Quốc bất ngờ, nhiệt thành và đón đoàn cấp cao Việt Nam với một nghi lễ hoành tráng đến vậy? Dư luận còn nhớ thời gian Trung Quốc cắm giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam, phía ta đã ba, bốn chục lần “giao thiệp” với Bắc Kinh để có một chuyến thăm cấp cao nhằm dàn xếp xung đột nhưng Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối. Lần này, chuyến thăm được cho là khá bất ngờ, vì dường như nó liên quan tới một lời mời trước đó từ phía Hoa Kỳ mời TBT Việt Nam thăm Mỹ? Bất ngờ nhưng tại sao vẫn kịp chuẩn bị những 7 văn kiện quan trọng để ký kết?
Bang giao Việt – Trung sau các thỏa thuận vừa rồi, sẽ phát triển mạnh mẽ hơn hay trở nên phức tạp hơn, nhất là trong những lĩnh vực được coi là nhậy cảm? Việc hai bên cam kết phối hợp giữa ba nhóm công tác: cơ sở hạ tầng + hợp tác tiền tệ + cùng phát triển trên biển, trong khi thừa nhận độ tin cậy chính trị giữa hai nước chưa cao nói lên điều gì? Nếu sự phối hợp giữa ba nhóm này liên quan mật thiết đến “con đường tơ lụa mới” và “con đường tơ lụa trên biển” (NSR&MSR) thì sự phối hợp này rồi đây sẽ đẻ số? Nhớ lại câu chuyện bô-xít Tây Nguyên trước đây cũng chỉ có một dòng trong Tuyên bố chung nhưng sau đó đã sinh ra bao hệ lụy trên nhiều phương diện.
Thật khó dự đoán các bước đi sắp tới của Trung Quốc. Kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 mà người dân Việt Nam đâu thấy Ban lãnh đạo Trung Quốc gửi điện mừng tới Lãnh đạo Việt Nam? Trong các đoàn khách quốc tế, chỉ thấy các phái đoàn Lào, Campuchia, Cu Ba mà hoàn toàn vắng bóng đoàn Trung Quốc. Ấy vậy mà chỉ mới cách đấy mấy hôm, họ vừa tái khẳng định với TBT Việt Nam về phương châm “16 chữ” và “4 tốt”. Trung Quốc đã tái lập khuôn khổ bang giao tưởng như đã bị bỏ qua khi lãnh đạo Việt Nam từng tuyên bố, không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông. Thường xuyên răn dạy về “đại cục” nhưng “đồng chí tốt” lại quên cả cái ngày được cho là trọng đại của “láng giềng tốt” thì trong quan hệ thế nào rồi cũng chẳng có sự cố!
Ngày 1/5, phản ứng thẳng thắn đối với đề nghị của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố: bất kể mục đích của các hoạt động bồi đắp vừa qua của Trung Quốc tại Biển Đông như thế nào đều không giúp ích gì cho hòa bình khu vực. Đây là phản ứng khá trực diện từ chính quyền Mỹ đối với “viên đạn bọc đường” của Bắc Kinh. Chỉ mấy giờ trước đó cùng ngày, Bắc Kinh chèo kéo sẵn sàng để cho Hoa Kỳ và các nước khác sử dụng các cơ sở do Trung Quốc vừa kiên cố hóa tại Trường Sa. Phải chăng Trung Quốc đang chuẩn bị để ra tuyên bố về “Khu vực Nhận dạng Phòng không” (ADIZ) sau khi hối hả bồi đắp xong 8 đá và rặng san hô cưỡng chiếm từ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để biến chúng thành các đảo nhân tạo chuẩn bị cho các căn cứ dân sự và quân sự?
Hình thức không quyết nội dung
Đừng để cho cái bên ngoài đánh lừa. Do văn hóa chính trị khác nhau, Hoa Kỳ có thể sẽ đón đoàn TBT Nguyễn Phú Trọng theo cách của mình mà không “trống dong cờ mở”. Hẳn nhiên người Mỹ sẽ không căn cứ vào chuyến thăm Bắc Kinh của TBT để quyết định nội dung làm việc với người đứng đầu ĐCSVN khi thăm Hoa Kỳ. Mỹ và Việt Nam đến với nhau xuất phát từ các lợi ích căn cơ về chiến lược. Các lợi ích ấy căn cơ đến mức mà cựu Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam Pete Peterson tuyên bố, quan hệ Mỹ – Việt đã trưởng thành đến độ tự nó có thể tiến lên về phía trước mà không nhất thiết cần sự “chống lưng” của các chuyến thăm cấp cao[1].
Tuy nhiên, vị cựu Đại sứ, từng là một “phi công mặc áo ngủ” tại Hỏa Lò, cho hay chính phủ và người dân Hoa Kỳ nồng nhiệt đón đoàn của TBT, nếu phía Việt Nam mang tới nước Mỹ những cam kết cụ thể. Dĩ nhiên là trên mọi cấp độ: chính quyền, lập pháp và người dân.[…].
Dù sao, kết quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng không khó dự đoán. Nghị trình chính của chuyến thăm khá minh bạch. Hai bên quyết tâm thúc đẩy TPP; bàn thảo để Mỹ trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; thỏa thuận về các nhóm giải pháp, từ kinh tế-thương mại đến chính trị-an ninh trong thời gian tới để nếu hội đủ các điều kiện sẽ nâng quan hệ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”. Điều quan trọng là TBT sẽ có cơ hội tiếp xúc với các nhà lãnh đạo từ cả hai đảng đang quyết tâm đẩy “tái cân bằng” sang giai đoạn mới như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter khẳng định trong chuyến kinh lý châu Á vừa qua.
Thỏa thuận lịch sử Mỹ – Nhật có thể là một tham chiếu để các nước trong khu vực nhận thức rõ hơn, trong kỷ nguyên châu Á-TBD đang cuộn sóng này, đến những quốc gia “mạnh vì gạo bạo vì tiền” như xứ mặt trời mọc cũng phải “xoay trục”. Trước đó, Mỹ gia tăng quy mô tập trận với hải quân Philippines, kêu gọi ASEAN có thể cùng hoạt động tuần tra hỗn hợp trên Biển Đông. Và bản thân Tổ chức cấp vùng này lần đầu tiên trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN-26 đã gián tiếp lên án Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng các đảo đá trên Biển Đông là phá hoại hòa bình và an ninh khu vực. Trước hiểm họa chung, từ những bài học của các cuộc chiến tranh thế giới trước đây, nhân loại không thể lơ là cảnh giác!
Đa phương hay khả năng chèo chống?
Giới quan sát vẫn đánh giá tích cực đối với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đa phương hóa, da dạng hóa là để cân bằng. Nhưng từ nay là lúc phải chuyển “chính sách cân bằng” hay “quân bình về ngoại giao” lên cấp độ cao hơn và chủ động hơn so với thời kỳ phát triển theo chiều rộng trước đây. Khi quan sát thế quân bình ngoại giao với các đại cường, giới phân tích có nhiều đánh giá lẫn lộn về nghệ thuật ngoại giao của Việt Nam dưới các hiệu ứng của những chuyển động ngầm về địa-chính trị trong khu vực. Thật ra, kiến tạo thế quân bình khác với đi dây trên một số phương diện, đặc biệt trong tương quan với tam giác bất cân xứng Việt – Trung – Mỹ.
Thứ nhất, thế quân bình là chủ động và độc lập trong quá trình hoạch định chiến lược quốc gia.Còn đi dây thì bị động. Thời chiến tranh, tuy phải phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn giữ thế độc lập tương đối với cả hai “ông anh”, dù có lúc phải trả giá khá đắt. Ngày nay, trước thế cạnh tranh toàn cầu Trung – Mỹ, hơn bao giờ hết, Việt Nam càng phải giương cao ngọn cờ độc lập. Ngày nay, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để độc lập trên thế liên lập với khu vực và toàn cầu so với độc lập trong tình huống “hai phe bốn mâu thuẫn” trước đây.
Thứ hai, thế quân bình là một trong những chỉ số về năng lực cầm quyền với tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo. Đi dây chỉ là “ăn đong, chạy bữa” vì quyền bính cá nhân/lợi ích nhóm, tạo thế quân bình là chủ động xây nền móng chính sách để phục vụ quyền lợi xã tắc và người dân. Thế quân bình là chiến lược dài hơi và lấy “trung đạo” làm căn bản. Đi dây chỉ là chiến thuật và hàm chứa nhiều mạo hiểm. Khi xã hội cần dân chủ hóa, doanh nghiệp cần kinh tế thị trường, quản trị nhà nước cần pháp quyền, thì vấn đề không phải là “theo Tàu hay Mỹ”, vấn đề là phải theo Việt Nam.
Thứ ba, quân bình giữa người Việt trong nước với cộng đồng Việt kiều tạo ra nền móng hòa hợp và hòa giải dân tộc, xây dựng đồng thuận xã hội, góp phần thống nhất giữa nội trị với ngoại giao. Phải tích hợp đủ nội lực và đoàn kết bên trong tốt để tạo niềm tin đối với công chúng cả trong lẫn ngoài nước, “hòa đồng bộ” quốc gia với khu vực và thế giới thì tiếng nói của người đứng đầu mới có trọng lượng trên trường quốc tế. Đối ngoại không còn có thể quan niệm chỉ là “kéo dài” của đối nội; giờ đây, đối ngoại và đối nội là một tổ hợp chính sách, hai mặt của một chiến lược nhất quán.
Thứ tư, muốn phát huy tối đa thế quân bình, người lãnh đạo cần có bản lĩnh.Kẻ xâm lược thì phải để người dân gọi đúng tên và phải tìm cách ngăn chận như đã làm với quân Trung Quốc 30 năm về trước ở biên giới phía Bắc. Bành trướng, bá quyền, bất chấp quyền và lợi ích chính đáng của láng giềng là phi nghĩa, như nhân dân ta và bè bạn thế giới đã khẳng định đối với hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những ngày này[2]. Hy vọng, từ nay báo chí sẽ không phải phiếm chỉ “tàu lạ” khi Trung Quốc cướp phá, tịch thu tài sản của ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuối cùng, để hóa giải các bức xúc trong xã hội hiện đại, cần nói hết sự thật về lịch sử đất nước với thế hệ trẻ.Nói lại sự thật lịch sử của đất nước là để thế hệ trẻ được trang bị đầy đủ nhận thức về cách ứng xử với các mối quan hệ lớn vượt ra ngoài khuôn khổ của quốc gia. Đương nhiên, phân tích sâu vào động lực và các thành tố của chính sách, còn có nhiều sự khác nhau giữa “ăn đong” với chiến lược quân bình về ngoại giao. Nhưng khoa học chính trị thời nay vẫn phải ngã mũ trước “minh triết” của tiền nhân khi các cụ đúc kết: “Phàm là bậc nhân chủ (nhà vua) tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”[3]./.
.............................
[1]Cựu Đại sứ Pete Peterson trả lời phỏng vấn trên đài BBC, Streamed Live on Apr 28, 2015. Vietnam War 40 years on: A conversation with former veteran and Ambassador Douglas Pete Peterson.https://www.youtube.com/watch?v=B_L3n6AreII
[3]Lời của Quốc sư khuyên Vua Trần Thái Tông 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen