Một con thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam. (DR)
Ám
ảnh khó giãi bày về người thân qua đời trong những cảnh ngộ bất hạnh là
tâm trạng thường trực của rất nhiều người gốc Việt thuộc thế hệ trước
1975. Tuần san Le Nouvel Observateur dịp 30/04 năm nay có một bài viết
đặc biệt về chủ đề này, mang tựa đề « Người-chết-ở-biển ». Ký ức về một
người chú từng chiến đấu trong quân đội miền Nam, cuộc đối thoại với một
người thân khác từng là bộ đội miền Bắc, cho thấy nhiều người Việt
trong cùng một gia đình vẫn vô cùng xa cách, cho dù bốn thập niên đã
trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất.
Trong
khi thực hiện một đề tài về những người tỵ nạn Phi Châu bị chìm tàu tại
Lampedusa, người phóng viên gốc Việt Doan Bui (có thể là Doãn Bùi) bất
ngờ nhận được những thông tin và hình ảnh một người chú họ mất tích trên
đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam, cách nay hơn 30 năm. Hình ảnh
người chú họ 12 tuổi « với gương mặt tròn trĩnh, cặp mắt mở to, như muốn nói “hãy nhớ đến tôi’’ ! » không ngừng ám ảnh người phóng viên.
Bác
sĩ trẻ Bùi Thế Cầu, thuộc thế hệ gốc Bắc di cư 1954, từng phục vụ trong
quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết thúc, như cả triệu người
Việt có liên quan đến chế độ cũ, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau hai
năm đày ải, viễn ảnh tương lai khép kín, với lý lịch bị ghi phục vụ
trong quân đội miền Nam, người thanh niên Bùi Thế Cầu quyết định vượt
biên. Lần thứ nhất không thành công, bị bắt và bị bỏ tù hai năm. Trong
cuộc ra đi thứ hai năm 1982, ông đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển.
Không
còn ai nhớ về ông, ngoại trừ một người em gái. Trở lại với số phận bi
thảm của ông Bùi Thế Cầu cũng là dịp để bà nhớ đến thảm kịch trên đường
vượt biển của rất nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, vì bị chặn hết
đường sống tại quê hương.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen