Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận
Bình (trái), Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và Cựu Chủ tị...ch Giang
Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch
Dân? (Getty Image)
Hiện
nay dư luận thế giới đều quan tâm đến chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở
Trung Quốc, những con “hổ” to nhất tưởng chừng như không thể xâm phạm là
Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, hay như cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh
Hồng đều lần lượt ngồi tù và bị quản thúc nội bộ.Khi các con “hổ” lớn đều lần
lượt vào tù thì người ta đồn đoán rằng, con “hổ” lớn nhất đang bị rơi
vào tầm ngắm chính là “siêu hổ” Giang Trạch Dân.
Còn “ruồi” thì rất nhiều, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù. Các quan chức trốn ra nước ngoài cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.
Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?
Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham nhũng mà Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của Tập Cận Bình nhắm vào phe Giang Trạch Dân.
Còn “ruồi” thì rất nhiều, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù. Các quan chức trốn ra nước ngoài cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.
Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?
Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham nhũng mà Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của Tập Cận Bình nhắm vào phe Giang Trạch Dân.
1. Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân?
Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm 2007), Giang Trạch Dân đã lo tính đến việc tìm người của mình kế vị Hồ Cẩm Đào, và Giang Trạch Dân đã chọn Bạc Hy Lai, với mong muốn đưa Bạc Hy Lai lên làm Phó Thủ Tướng rồi sau sẽ thay Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia bảo lại thẳng thừng gạt Bạc Hy Lai, ông đã đưa ra lý do mà không ai có thể phản đối được, đó là vì Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế tại Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công, phải đối mặt với sự dẫn độ nếu đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
Vì thế Bạc Hy Lai không thể ra nước ngoài được, mà trọng trách của Phó Thủ tướng đòi hỏi phải có công du nước ngoài. Do vậy Bạc Hy Lai dần bị loại khỏi ứng viên kế nhiệm, hơn nữa Hồ Cẩm Đào lại thích bạn của mình là Lý Khắc Cường lên nắm quyền.
Những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy các lãnh đạo đã về hưu đều tỏ ra thích Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế Tập Cận Bình đã đột ngột nổi lên trong Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 17.
Để ngăn Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch ép Tập Cận Bình rời bỏ quyền lực giống như ngày xưa Đặng Tiểu Bình đã ép Hoa Quốc Phong về hưu.
Kế hoạch này được giao cho Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang tiến hành hết sức trôi chảy, thì đúng lúc đó phát sinh sự kiện làm đảo lộn tất cả, đó là vào ngày 6/2/2012 cánh tay phải của Bạc Hy Lai là Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân phải chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống,
Bạc Hy Lai hốt hoảng hạ lệnh đuổi gấp với 70 xe cảnh sát và bọc thép, đây cũng chính là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu đá quyền lực cấp cao nhất của ĐCSTQ.
Vậy Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ tài liệu gì? Đó là một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh để công kích Tập Cận Bình, dự tính thực thi sau Tết Nguyên đán 2012. Kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai cùng Chu Vĩnh Khang sẽ thừa cơ cưỡng bức Tập Cận Bình trao quyền.
Trong các tài liệu mà Vương Lập Quân giao Chính phủ Mỹ, không chỉ có tài liệu về sự hủ bại của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, hay tài liệu nội tình về sắp đặt chính biến, mà còn bao gồm một lượng lớn tài liệu về đàn áp Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật nội bộ về mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân Công đã sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí trọng yếu, ai mà tích cực đàn áp Pháp Luân Công đều sẽ được tưởng thưởng thăng quan tiến chức. Vì thế các tay chân của Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, La Cán, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức, kể cả tội ác to lớn nhất trong lịch sử nhân loại là mổ cắp nội tạng người đang sống. Bạc Hy Lai là mẫu đàn em điển hình của Giang Trạch Dân nhờ tích cực phạm tội ác đàn áp Pháp Luân Công mà càng được Giang Trạch Dân tin tưởng giao cho các chức vụ ngày càng cao.
Sau đại hội lần thứ 18, Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta hiểu rằng để thực sự nắm quyền thì phải chặt đứt sự tháo túng của Giang Trạch Dân. Vì thế Tập Cận Bình lên kế hoạch tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân .
Vậy Giang Trạch Dân có điểm yếu gì? Tập Cận Bình tìm ra 3 điểm yếu của Giang Trạch Dân, mà điểm yếu nào cũng là tử huyệt.
Tham nhũng
Từ khi Giang Trạch Dân còn đang nắm quyền, để có sự trung thành của đàn em, Giang Trạch Dân đã làm lơ tất cả các tham nhũng của các quan chức, nhưng đổi lại họ phải phục vụ ông ta thật trung thành.
Vì thế các quan chức tay chân của Giang Trạch Dân đều có chung đặc điểm là tham nhũng.
Giang Trạch Dân xuất thân gia đình hán gian, bán đất cho Nga
Cha đẻ của ông ta là Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng, đảm nhiệm chức Phó Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Giang Trạch Dân cũng từng theo học trường ĐH Trung ương Nam Kinh được điều hành bởi Nhật Bản. Giang Trạch Dân cũng bịa ra là được chú của ông ta nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy.
Sau khi nắm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã giấu kín xuất thân Hán gian của mình, và để có thể leo cao, ông ta bắt đầu ngụy tạo hồ sơ, bịa đặt rằng mình được người chú là đảng viên cộng sản Giang Thượng Thanh nuôi từ năm mới 13 tuổi (mặc dù trên thực tế lúc ấy Giang Thượng Thanh đã qua đời). Vậy là từ một tên Hán gian ông ta đã trở thành “cháu của một liệt sĩ cách mạng”; thủ đoạn này có lẽ ông ta đã học được từ lớp đào tạo đặc vụ(?)
Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21, vậy ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh là Giang Trạch Huệ đã từng nói rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” . Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành một điệp viên cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia), khi có quyền lực Giang Trạch Dân cũng bán rẻ một phần đất ở phương bắc cho Nga.
Đàn áp Pháp Luân Công
Từ năm 1992 Pháp Luân Công bắt đầu được phổ truyền tại Trung Quốc, đây là môn khí công với 5 bài công pháp (rèn luyện thân thể), và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (tu luyện tâm tính) được dân chúng theo tập rất đông, đến năm 1999 ước tính có đến 100 triệu người theo tập.
Giang Trạch Dân vốn là người đã quen nghe người khác ca ngợi bản thân mình. Nhưng thời điểm đó, đi đâu ông ta cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp do tập Pháp Luân Công. Đọc báo hay nghe tin đều thấy nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên Pháp Luân Công. Điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần, trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày càng tăng cao.
Giang Trạch Dân quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của 6 vị Thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, Hà Kiều Thạch.
Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để dọn đường cho Trang Trạch Dân đàn áp.
Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
Trong khi đó Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công.
Với 3 tử huyệt này của Giang Trạch Dân thì Tập Cận Bình chọn đánh vào tử huyệt nào?
Việc Giang Trạch Dân xuất thân từ gia đình Hán gian có thể xem là con át chủ bài sẽ được dùng trong tình huống cần thiết.
Việc đàn áp Pháp Luân Công là một việc quá lớn, và ảnh hưởng mạnh đến từng người dân, nếu công khai việc này, thì uy tín của ĐCSTQ sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng là không thể. Việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCSTQ cũng bị sụp đổ theo, vì thế Tập Cận Bình không dám chọn cách này.
Cuối cùng chỉ còn việc chống tham nhũng là tốt nhất, vì tay chân của Giang Trạch Dân ai cũng tham nhũng cả, chống tham nhũng cũng chính là tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân. Đồng thời việc chống tham nhũng cũng dễ dàng được người dân ủng hộ.
Sau này sự thật về đàn áp Pháp Luân Công nếu dân chúng có biết được, thì Tập Cận Bình cũng xem như là có công vì đã đứng ra tiêu diệt phe cánh Giang Trạch Dân, nhất cử lưỡng tiện.
2. Diễn biến cuộc chiến
CHUVINHKHANG-BACHYLAI
Chu Vĩnh Khang (trái), Tăng Khánh Hồng (giữa) và Bạc Hy Lai (phải)
Sau khi Tập Cận Bình tuyên bố
chống tham nhũng đến cùng, phe cánh Giang Trạch Dân từ “hổ” đến “ruồi”
lần lượt vào tù. Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, đến Cựu Phó Chủ tịch nước
là Tăng Khánh Hồng lần lượt ngã ngựa vào tù, hay quản thúc nội bộ.
Còn “ruồi” bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.
Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức.
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào, các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
Còn “ruồi” bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.
Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức.
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào, các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
3. Giang Trạch Dân phản công
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương năm 2014, vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn.
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 2014.
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo lắng bị khủng bố, các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân, mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương năm 2014, vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn.
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 2014.
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo lắng bị khủng bố, các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân, mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen