Paris, giờ này sắp giờ thứ 24 của một ngày cuối
tuần, thứ Bẩy. Và mùa Đông đang về tới, với cái lạnh rất khắt khao đã mấy ngày
nay. Cảm giác lạnh thấu khắp toàn thân và tim óc càng dữ hơn, khi tôi bấm vào
link trên để nghe và đọc lại bài thơ bất hủ đó của Trần Chiêu Yên. Tiếng nhạc
đệm rải theo từng câu thơ đi cùng từng hình ảnh : như những bước chân buồn thê
lương gõ nhịp vào hồn người sao mà da diết, đau thương đến thế!! Tôi cứ
run lên bần bật và không kiềm nổi nước mắt!! Đã bao lần tôi coi, vậy
mà lần nào tôi cũng nguyên si cảm giác này. Tôi muốn gục đầu xin được
tạ tội cùng người, những con người vô tội và thân cô, thế cô của Mẹ Việt
Nam tôi. Tạ tội trước những người đã nằm xuống chỉ vì những lý
do thật là vô nghĩa lý(??) Tạ tội trước cả những người còn đang
lay lắt nơi quê nhà, hay những người đang "tha phương" khắp các ngả
đường thế giới. Linh hồn tôi rã rời như những mảnh vụn vỡ vô hình của một hành
tinh siêu nhiên trong và ngoài trần thế. Ấy là khi tôi cảm nhận thấy
nỗi đau của Chúa Cha tôi trên con đường lên ngọn đồi
Gô-Gô-Tha, với thân hình đẫm máu, mỏi mệt, nhức buốt với cây thánh-giá
trên đôi vai cứu-thế và bị đóng đinh bởi người-đời trên chính cây thật tự
đó!!
Cuốn phim cuộc đời bất hạnh của cả một nửa dân tộc
tôi đó!!
Với bắt đầu :
...những ngày khói lửa dậy trời
Nam
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận !
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận !
Tôi nhìn thấy gì : những chiếc xe tăng lạc loài trên
đường phố Sài Gòn trước con mắt còn quá bất ngờ, quá ngạc nhiên của người dân
thành phố. Hẳn họ vốn quen những ánh đèn màu? Hẳn họ ưa sự yên bình trong
những nhộn nhịp của một mạch đời đã là nền nếp và khá là đầy đủ tiện nghi?? Hẳn
họ chưa thể nào nghĩ ra sự thể đã là như vậy: một ngày lá cờ đỏ sao vàng kia
cùng đoàn quân màu áo chiến binh thật khác lạ...ào ào tuôn vào thành phố của
họ, như của chính mình??? Nơi những con người thắng trận đó, trên gương mặt họ
với vẻ nửa ngạo mạn, xong cũng nửa tự thấy mình lạ lẫm giữ nơi đây không? Chắc
chắn là có và có thể nói rất nhiều là đằng khác! Giản đơn, ngay cả một người đi
xa nhà thật lâu khi trở về còn cảm thấy xa lạ chính nơi mình với xung quanh?
Huống hồ, đây chỉ quen nghĩ đó là nhà của mình, nhưng ngôi nhà mình chưa
hề ở trong đó bao giờ, ngay cả trong trí tưởng ?
Hai người con của Mẹ Việt Nam lạ quá trước mắt nhau.
Một người tự xưng là đoàn quân đi giải phóng? Một người hoàn toàn không hiểu
mình cần được giải phóng khỏi điều gì? Nhưng chắc chắn, có một người tự cho
mình là kẻ chiến thắng? Còn một người kia biết mình trong hàng ngũ
chiến bại. Nhưng hẳn ít ai trong họ, cả hai phía của hai nửa trái tim Mẹ Việt
Nam kia, có thể nghĩ rằng một ngày rất không xa nữa, thế sự sẽ đổi dời nơi đây.
Những thắt nơ tội lỗi được buộc thêm một lần nữa. Buộc nơi thân thể đã nát bầm
của mình, với bao vết thương găm hằn đầy những mảnh đạn, xác bom...sau hai mươi
năm khói lửa điêu tàn. Rồi sẽ lại thêm vào trên đó những vết thương không phải
bằng sắt thép, mà tàn ác hơn là bằng chính tâm địa, lòng dạ quá lạc
loài về sự độc ác của con người chóp bu cộng sản. Một kẻ bị sai đi làm
điều ác nghiệt mà biết hay không biết mình đã làm một việc của kẻ sát nhân? Một
người chịu những tội ác kia đổ lên đầu mình có biết hay không biết lý do bởi vì
đâu? Quá nhanh như một cơn ác mộng!! Mà lại quá lâu hơn một cơn ác mộng, hết
ngày này qua tháng khác, năm trôi theo năm dài, và đã hai ba mươi năm có lẻ
nhiều tháng, nhiều ngày!!!
Và Lời Trần Tình :
...những ngày lận đận
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Không một ai biết trước mình sẽ bị đi tù dễ như thế
: rất dễ như mời đi họp tổ dân phố một hôm kia, không kể hôm đó trời mưa hay
trời nắng, chỉ biết có một hôm đi rồi không trở về nhà. Đi tù nhưng lại được
đặt cho cái tên nhẹ như bấc: đi học tập. Học gì? Học bài học thua trận cộng sản
thì "biết tay" ra sao?? Bài Học ấy kéo dài hơn tất cả mọi bài học
trên thế gian này, bao nhiêu thời gian vẫn không đủ: 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30
năm...
Và cũng không một ai, trong số những người vợ ở
nhà, biết trước có một ngày chính mình sẽ lao ra ngoài đường, để làm
ra được đồng tiền quá đắt trên đôi vai gầy, với chút sức
hèn mọn mà nuôi đàn con thơ dại vắng bóng cha.
Những khốn khổ đến tận cùng, chất chồng
lên người mẹ không đủ, chạy sang phần bao nhiêu đứa trẻ thơ !?
Nắng Mưa Đời trên thân xác tù đày của cha. Nắng Mưa
Đời trên đôi vai gầy của mẹ. Nắng Mưa Đời trên vai nhỏ của con.
Và cứ thế nối tiếp đoạn trường :
...những ngày mưa, nắng
Đi mò cua, giúp mẹ buổi cơm chiều
...những ngày nước ngập mái tranh xiêu
Đêm u tịch hãi hùng : "kinh tế mới"
Hành hạ người cha chưa đủ, hành hạ người mẹ
chưa yên, phải hành hạ thêm những đứa con của người cha và người mẹ :
những đứa trẻ thơ bỗng cũng trở thành tội đồ của chủ nghĩa, một
chủ nghĩa cộng sản qoái thai hơn cả quỷ. Chế độ lại bày đặt ra
thêm cái tên tưởng quá giản đơn kia, mà lại hóa quá kinh hồn :
Kinh Tế Mới !! Mới cái gì? Mới vô lương và mới mưu mô: đuổi
người đi để chiếm nhà cửa và tài sản cho dễ. Đẩy người lành
vào nơi rừng xa núi thẳm để bưng mắt, bít tai cho khỏi phải
bị cắn rứt lương tâm? Nhưng lương tâm còn đâu mà cắn rứt??
Bảo phải quên đi ư? Kẻ gieo ra oán thù đi khuyên
người bị mình gây oán: thôi hãy quên đi chuyện ngày đã qua, coi
như không biết, không nghe, không thấy?? Có chết mất thân xác con người,
nhưng hồn linh ấy vẫn còn sống để còn nghe, còn thấy và còn
biết? Biết những ngày quá khứ, biết ngày hiện tại và biết tới
những ngày tương lai: cộng sản đã, đang và sẽ còn đối
xử với họ ra sao?? Cớ sao người đang còn thở, còn nghe và còn nghĩ
suy lại bảo phải quên đi, câm nín đi, cũng như khác nào nói họ hãy
chết đi cùng với quá khứ đau thương, không bao giờ hết rỉ máu
nơi tim, óc và tâm thần.
Rồi một ngày...
Giờ, tha phương, quê nhà
xa dịu vợi
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
...một ngày, sau khi đã trả giá quá đắt cho sự
sống, đôi khi là đi tìm sự sống trong cái chết, để được sống làm
người tự do, trong bầu trời dân chủ. Mới lại càng thấm hơn nỗi đau quá khứ!!!
Bởi vậy, dẫu có đi xa nơi Quê Cha Đất
Tổ ấy ngàn vạn dặm đường vẫn mang nguyên si
đau đớn. Một nửa vết thương còn nằm lại nơi chôn rau cắt
rốn với những người còn ở lại chịu đọa đày tiếp và hơn lên bởi
lũ bạo quyền cộng sản ác nhân. Còn một nửa theo thân xác lưu
vong cùng Đời. Bởi vậy, đời người viễn xứ tươi xác mà
sầu lòng. Đố ai còn chút lương tâm mà không cảm thấy ray
rứt trong mình, thương xót cho nửa phần thương đau của chính
mình vẫn lay lắt, vẫn hoang vu và hoang dã trước những giản đơn là dân chủ, tự
do. Bởi thế, ngay cả chút nhân quyền làm người cũng không được cho phép. Nhà
nước "xã hội chủ nghĩa cao quý" cấm hết tất cả, cả quyền được làm
người và cả quyền phải làm người. Phải chăng, bởi họ, người cộng sản chóp bu
ấy, không phải là con người, mà đã là dã thú !
Trong sâu
thẳm tiềm thức:
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc
Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng
Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung
Khổ đến nổi đem con mình đi bán !
Ngày
xưa, khi khốn khổ tận cùng, mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con,
và con cũng bỏ học cùng mẹ sớt chia nặng nhọc để nuôi mẹ và nuôi mình. Nhưng
hôm nay, trong cùng cực của mọi khốn cùng mẹ đành lòng đem con đi bán! Bán con
mình để nuôi ai? Nuôi chế độ "xã hội chủ nghĩa tốt
đẹp" ấy đã hẳn rồi, nếu suy xét cho thấu lý, thấu
tình!? Người mẹ bán con có thể không hiểu ra điều đó, nhưng Mẹ Việt nam
hiểu và biết vì sao đứa con của mình lại đi bán những đứa con của mình??
Mẹ Việt
Nam là chính nơi những người con của mình đã hiểu và đã biết điều gì đi ra từ
những nỗi đau dân tộc ấy hôm nay? Nguồn gốc, gốc rễ của những dây mơ, rễ má,
những nhằng nhịt võng lưới đan xen vào nhau ấy là do đâu, vì đâu, tại ai, ai là
đầu đảng của mọi vấn đề, mọi sự???
...và đây
những đối thoại:
Tôi chống anh KHÔNG PHẢI
VÌ DĨ VÃNG
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH !
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH !
-
Thôi đừng nhớ tới dĩ vãng nữa, hãy quên đi !! Và quên đi !! Vì điều đó sẽ gây
ra hận thù dân tộc...Không có lợi cho nhà nước? Không có lợi cho người cầm
quyền ?? Đừng chống đối chúng tôi nữa ! (( một phía nói, một phía nghĩ và một
phía hăm dọa ))
- Ah! Nếu
không có Quá Khứ làm sao có Hiện Tại và Tương Lai ? Những nỗi đau cho ta
hiểu và biết thêm về con người và về cuộc đời...Cho ta lớn lên trong con
mắt và trong đầu óc, có phải? Để ta đừng có ngu ngơ, khờ khạo trước
những giả dối và lừa phỉnh bịp bợm?? Để ta nhìn vào hiện tại và hướng về tương
lai được rõ hơn, đúng hơn. Và những nỗi đau của quá khứ kia vẫn còn đó và sẽ
còn đó trong mỗi con người hôm nay và ngày mai nơi quê hương tôi đó, một Việt
Nam. Không phân biệt mọi con người, không phân biệt mọi lứa tuổi = cùng oằn oại
như nhau và cùng vô phương hướng như nhau khi ngước về phía trước !! (( một
phía nghĩ, một phía nhìn, một phía trả lời ))
Thì anh ơi, nói chi lời lừa phỉnh
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hoà giải với người dân quốc nội :
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hoà giải với người dân quốc nội :
- Hãy đừng để tất cả cùng phải đồng ý một câu nói bất hủ : hãy nhìn những gì cộng sản làm, mà đừng tin những gì cộng sản nói !!
- Nếu
thật một lần muốn lấy lại lời nói của mình, hãy làm ngay điều cần phải làm với
những người còn ở ngay trong lòng Mẹ Việt Nam đó. Chứ không hẳn là chỉ với
chúng tôi, một nhúm người đang bị cắt lìa ở hải ngoại?
...Đây những điều cần làm ngay,
nếu còn biết nghĩ suy như một con người bình thường:
Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hoà hợp hoà giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Nếu thật tình thì hãy mau giải thể
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hoà hợp hoà giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Nếu thật tình thì hãy mau giải thể
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Hứa với
anh, tôi là người đi trước !!!
TrầnChiêuYên
(17/04/2006)
(17/04/2006)
Đối thoại
này chỉ một bên dám tiếp tục, bởi đã hiểu và đã biết quá người cộng sản là ai
và người cộng sản muốn gì, đằng sau những vỏ bọc lòe loẹt, mỹ miều?!
Trị vì và
muốn mãi trị vì, không cần biết thế thái, nhân tình. Không cần biết mọi câu
châm ngôn của mà mọi con người đều đã học, đã biết: "gieo gió gặt
bão","trồng cây nào ăn quả đó", "lưới trời lồng
lộng, tuy thưa mà khó tránh", "một người có tội mà biết ăn năn,
còn hơn chín mươi chín kẻ tự xưng là công bình mà không biết hối
cải"...
Kết thúc
cuộc đối thoại, cuối cùng thành độc thoại !?
Những suy tư này tôi đã từng và đã bắt gặp ở rất
nhiều ở các bạn bè tôi, hay những con người tôi gặp, tôi biết, tôi nghe. Cả
ngoài cõi thật và trong cõi ảo, nơi những ngày tôi đang sống đây. Đặt biệt là
nơi Trần Chiêu Yên, một thi sĩ mà tôi rất kình trọng và quý mến qua lời thơ.
Những bài thơ của Trần Chiêu Yên luôn làm tôi rúng động tâm hồn,
khuấy động lương tâm tôi và cho tôi được nghĩ suy thêm và trăn trở thêm
cho vận mệnh của gần một trăm triệu con người Việt Nam tôi đó.
Tôi lớn lên theo năm tháng về tuổi đời, nhưng tôi
được trẻ trung trở lại theo thời gian của tuổi Thơ-Văn Trong đó có một
phần nhờ những lời thơ, ý nhạc của những con người rất đồng điệu với tôi về
khoảng trời văn học nghệ thuật. Đồng cảm trong khoảng không gian có tiếng nói
Yêu Thương. Yêu Thương quê hương tôi với những cánh đồng lúa ngát hương
mỗi mùa trổ bông lúa mới, yêu lũy tre xanh có gió làm dịu mát mỗi trưa hè oi ả.
Yêu những con sông chạy dài như những bài thơ nổi trôi bồng bềnh trong
Sóng Triều Yêu Thương và Xa Xót cho muôn người dân Việt Nam tôi. Yêu những mái
tranh có khói lam chiều nồng ấm chất thôn quê. Yêu những câu chuyện ngày xưa bà
tôi hay kể đi kể lại mỗi đêm về. Yêu những quãng đời chưa từng có tôi hay đã có
tôi trong đó, ghi khắc một thời những kỷ niệm không thể phai phôi: đó là những
bài thơ xưa tôi thích, đoạn văn xưa tôi ưa, bài hát xưa tôi mê mải lắng
nghe...Ở đó những mẩu đời in lại thành trang dòng còn mãi mãi.
Tôi cám ơn thi sĩ Trần Chiêu Yên bài thơ rất đặc
biệt này, tôi cám ơn người đệm đàn cho bài thơ đó. Mà mỗi khi tôi tìm để đọc và
nghe trên nền nhạc tôi đều được thổn thức trong cảm giác quá vợi vời và quá đau
thương. Chưa khi nào tôi thấy một bài thơ thể hiện trên nền nhạc mà hay đến
vậy, hòa hợp đến vậy. Mỗi nốt dương cầm như một bước chân Thơ cứ thế gõ vào hồn
tôi để cho tôi đi hết được chiều sâu, chiều rộng, chiều dài của tháng năm, cuộc
đời người Việt Nam tôi một thời trầm luân nhất, chỉ giản đơn qua những con chữ
rất thật và rất thơ của thi sĩ, cùng với những hình ảnh qua đoạn
video clip này. Đôi khi tôi bật khóc vì yếu mềm hay vì thương cảm hay
vì đồng cảm? Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi quả quyết rằng có một phần
nhiều trong đó là sóng từ của hồn tôi bắt được sóng từ của hồn thi sĩ, sóng từ
của hồn người đêm đàn, sóng từ của người làm ra bản nhạc ( linh hồn bản nhạc!)
tất cả hội tụ lại. Và cùng hội tụ một lượt với tất cả những hồn linh đau đớn
của con Mẹ Việt Nam. Từng ấy hội tụ đã đè trĩu lên tôi, lên từng cảm nghĩ và
từng suy tưởng !! Con gái tôi nó học đàn piano đã mười năm, khi trưa nay ngồi
ăn cơm, nó nghe bản nhạc này và nó bảo với cả nhà : Con nghĩ là con biết bản
nhạc này, nhưng con chưa tìm được ở nơi đâu trong trí nhớ của con kia !! Nhưng
mà hay quá mẹ ơi, buồn chi đâu và tha thiết chi đâu. Tôi hỏi nó : có phải con
nói thế là nhờ nó như nhịp những bước chân người thả trên con đường mỏi mệt,
hoang lạ và nhất là khi có tiếng hòa âm một giọng ai đó rất xa xăm? Như lời của
những linh hồn vọng tưởng lại với thời gian ?? Nó nhìn tôi gật đầu và mắt nó
cũng ướt nhè ! Rồi tôi nói với nó: bản nhạc đó nằm trong chinh trái tim con
đó, một trái tim Việt Nam. Và mỗi người nghe nó là tác giả của bản nhạc. Mẹ đặt
tên bản nhạc đó của mẹ là "Lời Trần Tình Bi Thương và Hào
Hùng"!!
Tôi viết những dòng này để tặng cho Đời. Tặng cho
người, những con người khốn khổ của Mẹ Việt Nam tôi, cho bạn bè, cho người
thân...Cho thi sĩ Trần Chiêu Yên và cho công cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ của
tất cả những người đang tranh đấu hôm nay cho một tương lai rạng ngời của quê
hương tôi ngày mai. Và cuối cùng tôi xin dâng tặng cho nàng-thơ của thơ-văn
nghệ thuật, cho Nhạc và cho Thơ !!
Paris, thứ Bẩy - 16 Dec
2007
ThyThy_Hoàng Thy Mai Thảo
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen