Bà Han Qiaoni, năm nay 102 tuổi được xem là nhân chứng cuối cùng của hủ tục bó chân tại Trung Quốc đã được chấm dứt vào thế kỷ trước. Han Qiaoni bắt đầu bó chân từ lúc lên hai tuổi khi mới chập chững viết đi, bàn chân bị bó đã gây biến dạng khiến bà không thể đi lại được bình thường, tuy nhiên đây là một tập tục gần như bắt buộc đối với các bé gái và được xem là một trong những chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ thời bấy giờ. Quan trọng hơn, nó là tấm bùa để giúp họ kiếm được tấm chồng giàu sang phú quý để sống trong nhung lụa suốt cuộc đời còn lại.
Han
Qiaoni sinh ra tại Yuxian một vùng xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Sơn Tây,
miền bắc Trung Quốc. Khi mới lên hai, cũng như các bé gái khác, các bà
mẹ buộc phải bó chân chúng theo cách truyền thống bằng cách bẻ gãy các
ngón chân và quấn chúng bằng những miếng vải dài chỉ chừa ra mỗi ngón
cái, các ngón chân sẽ bị ép cong sát vào lòng bàn chân và sẽ gây đau
đớn trong 6 tháng đầu. Đây cũng là cách phổ biến mà phụ nữ bấy giờ áp
dụng để có được đôi bàn chân theo chuẩn “Sen vàng” với chiều dài cả bàn
chân không quá 7.5 – 10 cm .
Người
ta ước tính có hàng triệu người, chiếm 40 -50% phụ nữ Trung Quốc vào
đầu thế kỷ 19 đã có đôi bàn chân dị dạng chỉ vì hũ tục làm đẹp này. Theo
sử sách, tục bó chân có nguồn gốc từ các vũ công cung đình thượng lưu
vào cuối đời nhà Đường hoặc vào thời nhà Tống, Ngũ Đại Thập Quốc ( 960-1279) và bị cấm vào năm 1912.
Quá trình bó chân
Với
quan niệm bàn chân càng bé thì người phụ nữ càng trở nên hấp dẫn hơn
với những người đàn ông. Với các bé gái, tuổi thông dụng để bó chân là
từ 4 đến 7 hoặc sớm hơn như bà Han Qiaoni khi mới lên hai. Quá trình này
bắt đầu từ việc ngâm đôi chân những đứa trẻ vào chậu nước ấm có pha
thảo mộc. Sau đó các móng chân được cắt ngắn và bàn chân sẽ được mát xa.
Tiếp theo, người ta sẽ bẻ gãy các ngón chân, trừ ngón cái, rồi quấn
chặt và ép chúng vào lòng bàn chân bằng những miếng vải dài khoảng 3 mét
rộng 5 cm. Mỗi ngày hoặc vài ngày sau, các miếng vải sẽ được gỡ ra, đôi
bàn chân sẽ được mát xa và ngâm thuốc sau đó quấn lại chặt hơn, điều
này phải được làm thường xuyên để tránh cho chúng khỏi bị hoại tử. Các
bé gái buộc phải mang những đôi giày nhỏ cho đến khi bàn chân không phát
triển nữa và chỉ dài không quá 7 – 10 cm.
Một đôi chân đạt chuẩn “Sen Vàng”
Một gia đình những phụ nữ người Hán dưới thời Mãn Thanh. Tất cả đều bó chân
Một nhóm phụ nữ có đôi chân bị bó trong những đôi hài nhỏ bé
Ảnh hưởng và quan niệm của xã hội.
Ở
Quảng Đông, vào những năm cuối thế kỷ 19, hũ tục này khá phổ biến trong
các gia đình ở tầng lớp nghèo khó trong xã hội. Cô gái con cả sẽ là
niềm hy vọng đổi đời cho cả gia đình, họ được chăm sóc để có thể trở
thành quý cô và sẽ được gã cho các vị công tử con nhà quyền quý. Do đó
các cô chị cả thường bị bó chân rất sớm để có được những chuẩn mực của
một phụ nữ đẹp thời bấy giờ và theo truyền thống họ chằng bao giờ phải
làm các công việc trong nhà. Ngược lại, các cô em gái sẽ được dạy bảo để
trở thành tỳ thiếp và sẽ cùng họ theo về nhà chồng.
Tuy
nhiên thực tế dị dạng của bàn chân bó làm giới đàn ông kinh hãi. Đôi
chân để trần được xem là một cách gợi tình trong văn hóa Trung Quốc. Vào
thời nhà Thanh, một hướng dẫn cho việc trăng hoa với 48 cách lạc thú
khác nhau để chơi đùa với đôi chân trần trong phòng the. Tuy nhiên gần
như không người đàn ông nào muốn nhìn thấy đôi chân để trần ngoài đôi
giày nhỏ của những phụ nữ bó chân, chúng có thể gây mất thiện cảm đối
với các ông chồng. Một đôi chân bó được xem là kích thích các vị công tử
chỉ khi nó được bó trong những chiếc hài xinh xắn.
Đối
với đàn ông thời này, hấp dẫn nhất của đôi chân bó chính là dáng đi của
những gót sen. Những bước đi ngắn và cách lắc mông đặc trưng của đôi
bàn chân bị bó tạo cho họ những cuốn hút tình dục nhất định, ngoài ra
chính những bước đi không bình thường này cũng tạo cho những phụ nữ bó
chân có vùng cơ co thắt âm đạo phát triển hơn, điều này giúp kỹ năng
giường chiếu của họ đạt đến tuyệt đỉnh.
Một
đặc điểm nữa của người phụ nữ với đôi chân bị bó là họ sẽ không có khả
năng tham vào các sự kiện chính trị và đời sống xã hội do khả năng di
chuyển hạn chế. Đôi chân bó khiến họ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình,
nhất là người đàn ông của đời của mình.
Lịch sử và sự biến mất của đôi chân bó trong xã hội hiện đại.
Phụ
nữ Mãn Châu bị cấm bó chân theo sắc lệnh của Hoàng đế nhà Thanh khi bắt
đầu cai trị Trung Quốc từ năm 1644. Tuy nhiên do hũ tục này đã ăn sâu
vào văn hóa Trung Quốc trong một thời gian dài và dáng đi cực kỳ hấp dẫn
những bàn chân bó của phụ nữ người Hán khiến chị em người Mãn Thanh
đứng ngồi không yên. Cuối cùng họ phát minh ra đôi giày “Hoa bát”, với
chiếc đế cao và nhỏ bằng gỗ để tạo dáng đi lắc mông hấp dẫn không kém
chị em người Hán, đây cũng là dấu hiệu để phân biệt phụ nữ thuộc hai dân
tộc khác nhau vào thời nhà Thanh.
Đôi hài dành cho những đôi bàn chân đã bó
Một đôi hài của phụ nữ Mãn Thanh
Năm
1874, 60 phụ nữ giáo dân Thiên Chúa giáo ở Hạ Môn kêu gọi chấm dứt hũ
tục này và đạt được ý nguyện bởi các tổ chức đấu tranh vào năm 1883.
Phong trào cũng được ủng hộ bởi nhà truyền giáo Timonthy Richard, người
tin rằng Thiên Chúa giáo sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giữa hai giới.
Bàn chân một phụ nữ hiện đại ướm thử một chiếc hài bó chân
Năm
1902, Từ Hy Thái Hậu một lần nữa tái chỉ dụ cấm hũ tục bó chân để trấn
an người nước ngoài của 8 nước liên quân trong cuộc nổi loạn của Nghĩa
Hòa Đoàn. Năm 1912, sau khi triều đình nha Thanh sụp đổ, chính quyền
Quốc Dân Đảng cũng ra lệnh cấm hũ tục bó chân, tuy nhiên cũng như trước
đây, hũ tục này vẫn tiếp diễn theo truyền thống mặc dù bị đặt ngoài vòng
pháp luật. Tại Đài Loan năm 1915, hũ tục này cũng bị cấm tiệt bởi chính
quyền Nhật Bản. Năm 1949, những người Cộng Sản lên nắm quyền tại Trung
Quốc và hũ tục này càng bị nghiêm cấm hơn kể càng các vùng sâu, vùng xa
nơi thường xuyên phớt lờ luật pháp. Lệnh cấm này đã góp phần chấm dứt hũ
tục này cho đến ngày nay và bà Han Qiaoni được xem là chứng nhân cuối
cùng của một hũ tục kéo dài vài trăm năm, gây đau đớn và khổ sở cho hàng
chục triệu phụ nữ qua nhiều thế hệ chỉ vì để đoạt chuẩn quan niệm đẹp
và kiếm một tấm chồng quyền quý.
Theo Wiki & Mail Online
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen