Ngô Quảng
@S:-- DienDanCTM
Quan sát các thủ thuật của Bắc Kinh trong suốt hơn 10 năm qua tại Biển Đông, một số nhà phân tích tình hình quốc tế nhận định rằng Trung Quốc hiện nay đang trong giai đoạn "nói nhẹ - làm mạnh". Nghĩa là trong 6 tháng qua, đang lúc ra tay xây phi trường, quân cảng ở bãi Gạc Ma, thay đổi hiện trạng 6 bãi đá và xây dựng các đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung quốc đã cưỡng chiếm, giọng lưỡi Bắc Kinh được cố tình cho "nhẹ nhàng" hẳn lại đối với một số sự việc vừa xảy ra gần đây. Ngược lại, trong những giai đoạn cần dồn nhiều sức lực vào đối phó với các vụ việc trong nước, là lúc người ta có thể thấy Bắc Kinh dùng tối da "võ mồm" khi có các vụ đụng chạm với các nước khác tại Biển Đông.
Thật vậy, vào
tháng 11 năm 2014, khi Manila bắt 9 ngư dân Trung quốc về tội đánh cá trái phép
ở vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines, người ta chỉ thấy Bắc Kinh lên
tiếng phản kháng chiếu lệ chứ không đao to búa lớn đe dọa như đã từng làm trước
đây.Ngoài lý do để tránh bớt sự chú ý đến các công trình xây dựng quân sự
trên các đảo, Bắc Kinh cũng không muốn đẩy Philippines đi sát thêm với Nhật Bản
trong nỗ lực phòng vệ chung, chống Trung quốc xâm lược. Thế là Bắc Kinh gần như
mặc kệ Manila lúc nào muốn thả thì thả.
Vào tháng 12 năm 2014, một vụ việc tương tự xảy ra trong vùng biển của
Indonesia. Chính quyền nước này đã bắt 22 ngư phủ Trung quốc về tội xâm phạm
lãnh hải. Bắc Kinh cũng chỉ lên tiếng cho có, yêu cầu Jakarta thả chứ không dùng
giọng đe dọa như trong quá
khứ.
Chỉ riêng đối với Việt Nam thì thái độ của Bắc Kinh khác hẳn. Không những
Bắc Kinh biết Hà Nội không dám đụng đến ngư phủ Trung Quốc mà ngược lại, trong 6
tháng qua, hải quân đội lốt ngư chính Bắc Kinh liên tục bắt, cướp, đập phá các
tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Hà Nội vừa không dám phản đối Bắc Kinh đang leo
thang nhanh chóng việc xây thêm các căn cứ quân sự mà cũng không dám phản đối
Bắc Kinh về việc họ tiếp tục tấn công ngư dân Việt
Nam.
Ngoài thái độ tiêu biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lo
lắng cho Bắc Kinh khi thấy dân chúng Việt Nam ghét các hành vi xâm lược của Bắc
Kinh quá, người ta chỉ thấy giới lãnh đạo Hà Nội nói với theo ủng hộ Philippines
kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài
theo Công Ước Luật Biển 1982 nhằm phản đối yêu sách Đường lưỡi bò và việc Trung
Quốc xâm phạm các vùng biển của Philippines tại Biển Đông. Còn Hà Nội không dám
đứng riêng một vụ kiện Trung Quốc.
Theo học viện Nghiên cứu Quốc tế của Singapore thì một lý do nữa khiến
Bắc Kinh "nói nhẹ" trong lúc này là vì họ sợ các quốc gia trong vùng tẩy chay đề
án ''Năm 2015 là năm hiệp tác trên biển của vùng Đông Nam Á”. Đây là kế sách để
Bắc Kinh vừa kình với chính sách xoay trục về Á Châu của chính phủ Obama, vừa
nhằm mục tiêu chia rẽ trong nội bộ khối ASEAN và chia rẽ mối quan hệ giữa ASEAN
và Nhật Bản. Hiện tượng tuyên bố thiết lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Á Châu
(Asian Infrastructure Investment Bank) trong những ngày qua là một thí dụ cụ
thể.
Liệu việc Bắc Kinh tung tiền ra có làm mờ đi những lo âu về các hành động
ngang ngược và đầy tính "chuẩn bị lấn át bằng quân sự" của họ tại Biển Đông hay
không? Có lẽ câu trả lời còn tùy thuộc vào từng chính phủ trong vùng.
Hiện nay cả Philippines lẫn Indonesia đều muốn liên minh với Nhật để
phòng thủ chung. Chuyến đi Tokyo của Tổng thống Indonesia vào ngày 22.03.2015 để
nâng cấp lực lượng tuần duyên của Indonesia là một bằng chứng điển hình.
Chỉ riêng Hà Nội vẫn thề sống mãi với chính sách "Ba Không" dù Bắc Kinh
có xây thêm căn cứ quân sự nào nữa hay không, có kéo thêm giàn khoan vào thềm
lục địa Việt Nam nữa hay không, hay có đẻ ra thêm ngân hàng nào nữa hay không.
Người ta chỉ còn một câu giải thích duy nhất về thái độ lạ lùng này là:
giới lãnh đạo CSVN đã thực sự xem Biển Đông là lãnh hải của Tàu như Tổng Bí Thư
Nguyễn Văn Linh và Thủ Tướng Đỗ Mười đã ký kết bàn giao tại Hội Nghị Thành Đô
năm 1990./.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen