Tú
Anh
Một sân gôn bất hợp pháp bị phá bỏ,
chuyển thành ruộng ngô, ngoại ô Bắc Kinh, 16/06/2014.Reuters/Kim
Kyung-Hoon
Chính quyền Trung Quốc ra lệnh đóng cửa « 66 sân gôn bất hợp pháp »
trên toàn quốc. Quyết định này phản ánh tâm lý nghi kỵ của đảng cộng sảng Trung
Quốc đối với một môn thể thao bị xem là của giới thượng lưu tư sản.
Theo bản tin của AFP, bộ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc vửa mở
lại cuộc chiến chống đánh gôn trong khuôn khổ chiến dịch bài trừ lối sống xa hoa
của quan chức đảng và nhà nước.
Lệnh cấm này liên quan đến 66 sân gôn trên toàn quốc (10%) kể cả ở Bắc Kinh và đảo Hải Nam, nơi nghỉ mát của giới đại gia và quan quyền Trung Quốc.
Trong một thời gian dài, môn đánh gôn bị chế độ Mao xem là môn giải trí của giới tư sản tây phương.
Cho đến thập niên 1980, trong bối cảnh đổi mới « làm giàu trước đã » của Đặng Tiểu Bình thì sân gôn đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng và nhanh chóng phát triển.
Hầu hết sân gôn ở Trung Quốc, khoảng 600, đều không có giấy phép xây dựng. Để bảo trì, những thảm cỏ xanh ngút ngàn này phải tiêu dùng rất nhiều nước trong khi các tỉnh phía bắc của Hoa lục bị thiếu nước trầm trọng.
Cách nay 10 năm , năm 2004, chính phủ Trung Quốc ra lệnh « tạm ngưng » xây dựng sân gôn.
Từ sân gôn ...
Nhưng theo AFP, ở Trung Quốc chuyện gì nhà nước cấm thì cứ cấm. Trong 10 năm qua, số sân gôn tăng gắp 3 lần từ 200 lên 600.
Trung Quốc cũng hãnh diện có sân gôn lớn nhất thế giới như ở Thẩm Quyến : 20 km2, 18 lỗ.
Dan Washburn, tác giả quyển sách « Trái cấm : Đánh gôn và Giấc mơ Trung Quốc », cho biết từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình được phát động, nhiều quan chức vẫn tiếp tục chơi gôn nhưng mượn tên người khác.
... đến trại lính
Cũng trong bối cảnh chống tham nhũng, bộ quốc phòng Trung Quốc chỉ thị quân đội phải tiết kiệm khi xây doanh trại : không sử dụng vật liệu đắt tiền hay nhập từ nước ngoài. Mọi vật liệu đắt tiền, sang trọng bị « cấm triệt để ». Ưu tiên sử dụng sản phẩm Trung Quốc.
Lệnh cấm này liên quan đến 66 sân gôn trên toàn quốc (10%) kể cả ở Bắc Kinh và đảo Hải Nam, nơi nghỉ mát của giới đại gia và quan quyền Trung Quốc.
Trong một thời gian dài, môn đánh gôn bị chế độ Mao xem là môn giải trí của giới tư sản tây phương.
Cho đến thập niên 1980, trong bối cảnh đổi mới « làm giàu trước đã » của Đặng Tiểu Bình thì sân gôn đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng và nhanh chóng phát triển.
Hầu hết sân gôn ở Trung Quốc, khoảng 600, đều không có giấy phép xây dựng. Để bảo trì, những thảm cỏ xanh ngút ngàn này phải tiêu dùng rất nhiều nước trong khi các tỉnh phía bắc của Hoa lục bị thiếu nước trầm trọng.
Cách nay 10 năm , năm 2004, chính phủ Trung Quốc ra lệnh « tạm ngưng » xây dựng sân gôn.
Từ sân gôn ...
Nhưng theo AFP, ở Trung Quốc chuyện gì nhà nước cấm thì cứ cấm. Trong 10 năm qua, số sân gôn tăng gắp 3 lần từ 200 lên 600.
Trung Quốc cũng hãnh diện có sân gôn lớn nhất thế giới như ở Thẩm Quyến : 20 km2, 18 lỗ.
Dan Washburn, tác giả quyển sách « Trái cấm : Đánh gôn và Giấc mơ Trung Quốc », cho biết từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình được phát động, nhiều quan chức vẫn tiếp tục chơi gôn nhưng mượn tên người khác.
... đến trại lính
Cũng trong bối cảnh chống tham nhũng, bộ quốc phòng Trung Quốc chỉ thị quân đội phải tiết kiệm khi xây doanh trại : không sử dụng vật liệu đắt tiền hay nhập từ nước ngoài. Mọi vật liệu đắt tiền, sang trọng bị « cấm triệt để ». Ưu tiên sử dụng sản phẩm Trung Quốc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen