tka23 post
Việc để mất thành phố Debaltsevo hôm 18/2 sau thất bại tại cứ điểm sân bay Donesk một lần nữa cho thấy dù với quân số đông hơn, trang bị vũ khí nhiều hơn nhưng quân đội chính phủ Ukraina vẫn không thể chiến thắng được phe ly khai. Dựa vào đâu phe ly khai ở miền đông Ukraina lại có thể liên tiếp đánh thắng quân đội chính phủ?
Ngày 18/2, quân đội Ukraina đã buộc phải rút khỏi thành phố Debaltsevo ở
miền đông trước sức ép của lực lượng ly khai. Đích thân Tổng thống Porochenko, từ sân bay Kiev đã thông báo việc rút khỏi Debaltsevo, trước khi ông bay đến vùng chiến sự để gặp gỡ những quân nhân đã buộc phải di tản khỏi thành phố này.
Debaltsevo, một thành phố có vị trí chiến lược, là chốt chặn quan trọng nằm giữa hai vùng Donetsk và Lugansk.
Việc chiếm được Debaltsevo là thành quả đầu tiên của sự phối hợp giữa lực lượng Donetsk và Lugansk. Trước đó, ngày 20/1, quân đội Ukraina đã đơn phương rút khỏi sân bay Donesk trong im lặng sau nhiều cuộc tấn công nhằm đẩy lùi lực lượng dân quân Donetsk, nhưng bất thành.
Tính đến nay, phe ly khai Ukraina đã kiểm soát một vùng lãnh thổ trải dài 200 dặm từ Biển Đen cho đến biên giới với Nga. Trong đó có các thành phố Donetsk và Lugansk, 2 trong 3 thành phố lớn nhất miền đông Ukraina.
Việc chiếm được Debaltsevo là thành quả đầu tiên của sự phối hợp giữa lực lượng Donetsk và Lugansk. Trước đó, ngày 20/1, quân đội Ukraina đã đơn phương rút khỏi sân bay Donesk trong im lặng sau nhiều cuộc tấn công nhằm đẩy lùi lực lượng dân quân Donetsk, nhưng bất thành.
Tính đến nay, phe ly khai Ukraina đã kiểm soát một vùng lãnh thổ trải dài 200 dặm từ Biển Đen cho đến biên giới với Nga. Trong đó có các thành phố Donetsk và Lugansk, 2 trong 3 thành phố lớn nhất miền đông Ukraina.
Nếu theo dõi tình hình chiến sự tại miền đông Ukraina suốt từ đầu đến giờ, hẳn chúng ta thấy rõ thời gian đầu, lực lượng ly khai bị quân chính phủ tấn công liên tiếp và buộc phe ly khai phải rút vào cố thủ, nhưng thời gian gần đây, cuộc chiến đã có diện mạo hoàn toàn khác.
Quân đội Ukraina đông đảo và thiện chiến hơn so với nhóm ly khai. Kiev đang có hơn 41.000 quân, với vài ngàn người nữa tham gia dân quân tự nguyện. Còn con số này ở phe ly khai là chưa rõ, nhưng nằm trong khoảng 10.000 - 20.000. Nhưng Quân đội Ukraina lại có sự tổ chức yếu kém đến trầm trọng, điều này là một trong số những lý do vì sao đến bây giờ nó vẫn chưa đánh bại được phe ly khai.
Quân đội Ukraina đông đảo và thiện chiến hơn so với nhóm ly khai. Kiev đang có hơn 41.000 quân, với vài ngàn người nữa tham gia dân quân tự nguyện. Còn con số này ở phe ly khai là chưa rõ, nhưng nằm trong khoảng 10.000 - 20.000. Nhưng Quân đội Ukraina lại có sự tổ chức yếu kém đến trầm trọng, điều này là một trong số những lý do vì sao đến bây giờ nó vẫn chưa đánh bại được phe ly khai.
Trong phần lớn thời kỳ hậu Liên Xô, quân đội Ukraina giống như một cái bãi phế thải hơn là một quân đội đích thực. Hàng ngàn xe tăng và xe bọc thép, cùng với hàng trăm máy bay, bị bỏ không. Quân đội được tài trợ một phần qua quỹ đặc biệt của chính phủ, quỹ này lấy tiền từ việc bán vũ khí và cơ sở hạ tầng quân sự mà Ukraina sở hữu. Nhà phân tích quân sự Vyacheslav
Tseluyko từng viết: “Lực lượng vũ trang Ukraina đang ở trong tình trạng
đình trệ, không hề có một lý do nào để tồn tại”.
Đến năm 2000, binh lính có mức lương thấp và ít được huấn luyện đã chiếm 90% sức mạnh quân sự. Rất ít trong số hàng trăm máy bay có thể hoạt động. Phần lớn quân đội được đặt ở phía tây gần biên giới với NATO – một liên minh mà Kiev muốn gia nhập.
Tất cả những điều này được hi vọng là sẽ thay đổi vào năm 2008. Một chính quyền thân NATO lên nắm quyền năm 2007 với chương trình hiện đại hóa quân đội , được chia thành nhiều phần như một sự phản ứng với cuộc chiến giữa Nga và Gruzia. Ngân sách quốc phòng của Kiev được tăng thêm 1/3, với quỹ đặc biệt sẽ chi trả phần lớn tổng số tiền này. Nếu kế hoạch được thực hiện, quân đội Ukraina sẽ chuyên nghiệp hơn, mua sắm trang thiết bị tối tân và chuyển căn cứ về phía đông thay vì hướng về phía tây để đối đầu với NATO.
Nhưng nó lại diễn ra vào thời điểm tệ nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 quét qua Ukraina, khiến tất cả kế hoạch bị chệch hướng. Quân đội phải vật lộn mới có thể chi trả các chi phí thông thường.
Thay vì tăng lên 1/3, ngân sách quốc phòng bị cắt bớt đi đúng bằng con số đó. Binh lính phải ăn những suất ăn ngoài chiến trường vì đã không còn tiền để chi trả cho các nhà thầu làm việc trong nhà bếp quân đội. Các hoạt động diễn tập giảm đến tối thiểu.
Quân đội Ukraina đã phần nào hồi phục trước khi phải bắt đầu cuộc chiến với phe ly khai. Nó không còn là gánh nặng nữa, nhưng quân đội vẫn còn quá lớn, với nhiều vị trí nhân sự bị thừa thãi. Còn các binh lính, thủy thủ và phi công cũng nhận thấy kỷ năng của họ đã bị thui chột.
Khi cuộc xung đột mới diễn ra, phần lớn vũ khí của quân ly khai là những trang thiết bị hay vũ khí bị thu giữ và được mua ở thị trường dân sự, theo ARES, một công ty tư vấn chuyên lần theo các vũ khí sử dụng trong chiến tranh vũ trang.
Cả 2 phe đều đang phần lớn sử dụng những vũ khí hạng nhẹ từ thời Liên Xô.
Bao gồm các phiên bản của súng trường Kalashnikov cổ điển và súng máy
hạng nhẹ RPK. Một vài tay súng ly khai còn liều mình sử dụng súng trường Mosin-Nagant từ thời Thế chiến thứ II. Họ cũng có thể tự sản xuất súng bán tự động.
Với nhiều loại vũ khí cũ hơn, có nhiều mức độ tùy biến. Các loại vũ khí dân dụng – mua ở các cửa hàng súng và qua mạng Internet – đều rất phổ biến với binh lính 2 bên. Nhiều bộ phận được tìm kiếm bất chấp sự lạ lùng đối với chúng của những người lính. Một binh sĩ Ukraina sử dụng khẩu súng trường lắp thêm ống ngắm đắt tiền làm tại Thụy Điển, nhưng lại lắp ngược ở phần đầu, khiến cho chiếc ống ngắm trở nên vô dụng trên thực tiễn.
Nhưng như báo cáo từ ARES giải thích, đó chỉ là một phần. Một binh sĩ Ukraina khác chiến đấu ở miền đông sở hữu ống ngắm Zombie Stopper giá 589 USD. Đối lập với những khẩu súng hoen gỉ, lâu đời và đầy tùy biến ở miền đông Ukraina là thiết bị quân sự khá tân tiến của phe ly khai như súng bắn tỉa VSS và súng máy PKP, những loại súng mà quân đội Ukraina không có.
Phe ly khai còn sử dụng cả súng không giật ASVK, thiết kế để bắn đạn hạng nặng vào xe tăng và các tòa nhà. Phe ly khai cũng có rất nhiều xe tăng và hiện vẫn chưa rõ con số chính xác. Nhưng phần lớn là loại xe T-64, vài chục chiếc T-72B3. Những loại xe tăng này được sản xuất năm 2013 và có ống ngắm tầm nhiệt cùng hệ thống máy tính kiểm soát. Quân đội Ukraina cũng có vài trăm chiếc T-72 cũ hơn trong kho, nhưng chúng không được tối tân như thế này.
Tuy nhiên phía Ukraina lại là phe sử dụng nhiều xe tăng hạng nặng hơn, theo thông tin từ ARES. Vấn đề là quân đội Ukraina có lợi thế về xe bọc thép – phần lớn là trên xe tăng T-64 – không đáng kể nếu xét tới lượng vũ khí chống tăng hạng nhẹ mà phe ly khai sở hữu.
Cùng với các hỏa tiển chống tăng thu giữ được, phe ly khai giờ đã có them hỏa tiển 9K135 Kornet
tối tân . Tuy nhiên, phe Ukraina lại không có thứ vũ khí này.
Phe
ly khai cũng có nhiều các loại hỏa tiển chống tăng bắn trên vai.
Chúng tối tân hơn nhiều so với các loại hỏa tiển làm từ thời Liên Xô
tại Trung Đông. Trong kho vũ khí của phe ly khai có RPG-18 – một loại vũ
khí nữa mà quân đội Ukraina không có trang bị. Ngoài ra phe ly khai còn
có bệ phóng vũ khí nhiệt áp RPO-A và MRO-A, cũng nằm ngoài danh sách trang bị của quân đội Ukraina.
Xét về tương quan lực lượng thì quân đội Kiev đông hơn phe ly khai nhưng họ vẫn thua vì ý chí chiến đấu. Trong khi nhiều binh sĩ Ukraina đào ngũ và dễ dàng ra hàng mỗi khi bị vây hãm thì lực lượng ly khai luôn tràn đầy sức chiến đấu - tự tin ở quân dung - và được tuyên truyền vững vàng về mặt tâm lý.
Trọng Nghĩa
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen