Đoan Trang -
Bình thường, dối trá đã là điều khó chấp nhận. Sự dối trá ở nhà báo
và/hoặc cơ quan báo chí thì nó chỉ có thể là sự khốn nạn. Và sự dối trá ở
môt cơ quan báo chí có tính “chính thống” cao ngất như Thông tấn xã
Việt Nam, đại diện cho các quan điểm chính thống nhà nước, thì mức độ đê
tiện của nó tăng lên gấp đôi.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 12/3/2015, viết như sau về sự kiện “Việt Nam đối thoại văn hóa, tôn giáo tại Hội đồng Nhân quyền”.
“Trong
báo cáo cũng như trình bày trước Hội đồng Nhân quyền, Báo cáo viên đặc
biệt về tôn giáo và tín ngưỡng Heiner Beilefeldt đã đánh giá cao sự hợp
tác và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng Việt Nam trong suốt thời
gian chuyến thăm.
Báo
cáo cũng ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc
thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển số
lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các
tỉnh trong những năm vừa qua; đồng thời khuyến nghị Việt Nam tiếp tục
hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng, điều tra làm rõ
các cáo buộc liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bày tỏ ý muốn
tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong quá trình thực hiện vai trò Báo cáo
viên đặc biệt của mình”.
Trong khi đó, trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 10/3 vừa qua, những gì ông Heiner Beilefeldt nói là:
“Tôi
đã nhìn thấy những bằng chứng rõ ràng của sự vi phạm nhân quyền, trong
đó có việc công an bố ráp, phá hoại nhà thờ, phá đám các nghi lễ tôn
giáo, bắt bỏ tù, tấn công tín đồ, thậm chí tra tấn, giết người, và các
hình thức bức hại khác. Thật không may là một số người đồng ý gặp tôi đã
bị ngăn cản, không cho gặp, bị đặt trong tình trạng thực chất là giam
lỏng ở nhà. Những người khác tôi gặp thì sau đó bị trả thù, trong một số
trường hợp họ bị đánh đập tàn tệ trong thời gian tôi thăm Việt Nam hoặc
ngay sau đó. Hơn nữa, tính chất riêng tư của nhiều cuộc đối thoại bị vi
phạm. Tình hình tệ đến mức một số cuộc gặp gỡ và thảo luận đã không thể
diễn ra như kế hoạch [ông nhấn mạnh]. Đây là sự vi phạm trắng trợn các
điều khoản quy định về hoạt động thăm viếng quốc gia của các Báo cáo
viên đặc biệt của LHQ”. (*)
Tháng 7 năm ngoái, báo cáo của ông Heiner Beilefeldt về chuyến thăm Việt Nam cũng nêu rõ như sau:
“Dự
định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián
đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin
cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ,
cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay
cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an
theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển
của tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà
chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của
một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ
ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”.
* * *
Ông
Heiner Beilefeldt (sinh năm 1958, quốc tịch Đức) là Báo cáo viên Đặc
biệt của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng từ năm 2010. Ông là Giáo sư
về nhân quyền và chính trị học nhân quyền tại Đại học
Erlangen-Nürnberg, Giáo sư Luật danh dự của Đại học Bielefeld. Ông còn
có bằng tiến sĩ và sau tiến sĩ về triết học.
Trong
chuyến thăm Việt Nam tháng 7 năm ngoái theo cơ chế country visit (thăm
viếng quốc gia) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông đã có nhiều cuộc gặp
gỡ, tiếp xúc với rất nhiều cá nhân/ tổ chức liên quan đến tự do tôn giáo
và tín ngưỡng ở Việt Nam, chẳng hạn: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc
phòng, Ủy ban Tôn giáo Chính phủ, công an tôn giáo, và cả Ủy ban Nhân
quyền trực thuộc… Bộ Công an Việt Nam.
Vào
ngày 31/7/2014, ông đã tổ chức họp báo ở Hà Nội để đưa ra những đánh
giá sơ bộ về chuyến thăm và tình hình tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt
Nam. Bản báo cáo dài, đầy đủ, chi tiết và giữ một tinh thần khách quan,
xây dựng, đóng góp rất nhiều ý kiến chuyên môn cho chính quyền Việt Nam
trong việc “cải thiện các điều kiện pháp lý và hạ tầng nhằm thúc đẩy
quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người”.
Căn
cứ nội dung báo cáo, nếu nhà nước Việt Nam chịu khó đón nhận những ý
kiến chuyên môn, những gợi ý, đề xuất dựa trên các đánh giá và phân tích
khoa học, xây dựng của ông Heiner Beilefeldt, thì chắc chắn điều đó chỉ
có ích cho Việt Nam – cho cả chính quyền cũng như người dân.
Tuy
nhiên, phản ứng của phía Nhà nước Việt Nam, như thường lệ, chỉ là: Bác
bỏ các nhận định “thiếu khách quan và có tính chọn lọc” mà Báo cáo viên
nêu trong báo cáo. Ngay từ câu đầu tiên của bài phát biểu “đáp lễ” ông
Heiner Beilefeldt, đại diện Chính phủ Phạm Quốc Trụ đã tuyên bố: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là báo cáo đã không phản ánh chính xác tình hình thực tế ở Việt Nam”.
Tiến sĩ Heiner Beilefeldt, tháng 7/2014.
Photo by Eskinder Debebe/ UN Photo.
Source: International Service for Human Rights (ishr.ch)
Chúng
tôi không phải là Ban Tuyên giáo hay Bộ Bốn Tê, nên chúng tôi không
phạt tiền Thông tấn xã Việt Nam được. Nhưng sau đây chúng tôi sẽ rất
buồn lòng phải gửi bản dịch nguyên văn bản tin này của Thông tấn xã đến
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo Heiner Beilefeldt.
(*) Nguyên văn tiếng Anh:
“I
personally had seen clear evidence of human rights violations,
including police raids, destruction of houses of worship, destruction of
religious services, imprisonment and physical attack, even incidences
of torture, killing and other forms of persecution. Unfortunately some
of the people who agreed to talk to me were physically barred from
meeting me, being placed in situations of de facto house arrest. Other
people whom I did meet were exposed to reprisals, in some cases it’s
even physical attacks - brutal physical attacks - during my visit or
immediately afterwards. Moreover, the privacy of some conversations was
violated. The situation escalates to such a degree that some planned
meetings and discussions could not take place [he emphasized]. This was
in blatant violation of the terms of reference for country visit by
Special Rapporteurs.”
Đoan Trang -
Bình thường, dối trá đã là điều khó chấp nhận. Sự dối trá ở nhà báo
và/hoặc cơ quan báo chí thì nó chỉ có thể là sự khốn nạn. Và sự dối trá ở
môt cơ quan báo chí có tính “chính thống” cao ngất như Thông tấn xã
Việt Nam, đại diện cho các quan điểm chính thống nhà nước, thì mức độ đê
tiện của nó tăng lên gấp đôi.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 12/3/2015, viết như sau về sự kiện “Việt Nam đối thoại văn hóa, tôn giáo tại Hội đồng Nhân quyền”.
“Trong
báo cáo cũng như trình bày trước Hội đồng Nhân quyền, Báo cáo viên đặc
biệt về tôn giáo và tín ngưỡng Heiner Beilefeldt đã đánh giá cao sự hợp
tác và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng Việt Nam trong suốt thời
gian chuyến thăm.
Báo
cáo cũng ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc
thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển số
lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các
tỉnh trong những năm vừa qua; đồng thời khuyến nghị Việt Nam tiếp tục
hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng, điều tra làm rõ
các cáo buộc liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bày tỏ ý muốn
tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong quá trình thực hiện vai trò Báo cáo
viên đặc biệt của mình”.
Trong khi đó, trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 10/3 vừa qua, những gì ông Heiner Beilefeldt nói là:
“Tôi
đã nhìn thấy những bằng chứng rõ ràng của sự vi phạm nhân quyền, trong
đó có việc công an bố ráp, phá hoại nhà thờ, phá đám các nghi lễ tôn
giáo, bắt bỏ tù, tấn công tín đồ, thậm chí tra tấn, giết người, và các
hình thức bức hại khác. Thật không may là một số người đồng ý gặp tôi đã
bị ngăn cản, không cho gặp, bị đặt trong tình trạng thực chất là giam
lỏng ở nhà. Những người khác tôi gặp thì sau đó bị trả thù, trong một số
trường hợp họ bị đánh đập tàn tệ trong thời gian tôi thăm Việt Nam hoặc
ngay sau đó. Hơn nữa, tính chất riêng tư của nhiều cuộc đối thoại bị vi
phạm. Tình hình tệ đến mức một số cuộc gặp gỡ và thảo luận đã không thể
diễn ra như kế hoạch [ông nhấn mạnh]. Đây là sự vi phạm trắng trợn các
điều khoản quy định về hoạt động thăm viếng quốc gia của các Báo cáo
viên đặc biệt của LHQ”. (*)
Tháng 7 năm ngoái, báo cáo của ông Heiner Beilefeldt về chuyến thăm Việt Nam cũng nêu rõ như sau:
“Dự
định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián
đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin
cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ,
cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay
cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an
theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển
của tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà
chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của
một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ
ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”.
* * *
Ông
Heiner Beilefeldt (sinh năm 1958, quốc tịch Đức) là Báo cáo viên Đặc
biệt của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng từ năm 2010. Ông là Giáo sư
về nhân quyền và chính trị học nhân quyền tại Đại học
Erlangen-Nürnberg, Giáo sư Luật danh dự của Đại học Bielefeld. Ông còn
có bằng tiến sĩ và sau tiến sĩ về triết học.
Trong
chuyến thăm Việt Nam tháng 7 năm ngoái theo cơ chế country visit (thăm
viếng quốc gia) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông đã có nhiều cuộc gặp
gỡ, tiếp xúc với rất nhiều cá nhân/ tổ chức liên quan đến tự do tôn giáo
và tín ngưỡng ở Việt Nam, chẳng hạn: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc
phòng, Ủy ban Tôn giáo Chính phủ, công an tôn giáo, và cả Ủy ban Nhân
quyền trực thuộc… Bộ Công an Việt Nam.
Vào
ngày 31/7/2014, ông đã tổ chức họp báo ở Hà Nội để đưa ra những đánh
giá sơ bộ về chuyến thăm và tình hình tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt
Nam. Bản báo cáo dài, đầy đủ, chi tiết và giữ một tinh thần khách quan,
xây dựng, đóng góp rất nhiều ý kiến chuyên môn cho chính quyền Việt Nam
trong việc “cải thiện các điều kiện pháp lý và hạ tầng nhằm thúc đẩy
quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người”.
Căn
cứ nội dung báo cáo, nếu nhà nước Việt Nam chịu khó đón nhận những ý
kiến chuyên môn, những gợi ý, đề xuất dựa trên các đánh giá và phân tích
khoa học, xây dựng của ông Heiner Beilefeldt, thì chắc chắn điều đó chỉ
có ích cho Việt Nam – cho cả chính quyền cũng như người dân.
Tuy
nhiên, phản ứng của phía Nhà nước Việt Nam, như thường lệ, chỉ là: Bác
bỏ các nhận định “thiếu khách quan và có tính chọn lọc” mà Báo cáo viên
nêu trong báo cáo. Ngay từ câu đầu tiên của bài phát biểu “đáp lễ” ông
Heiner Beilefeldt, đại diện Chính phủ Phạm Quốc Trụ đã tuyên bố: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là báo cáo đã không phản ánh chính xác tình hình thực tế ở Việt Nam”.
Tiến sĩ Heiner Beilefeldt, tháng 7/2014.
Photo by Eskinder Debebe/ UN Photo.
Source: International Service for Human Rights (ishr.ch)
Chúng
tôi không phải là Ban Tuyên giáo hay Bộ Bốn Tê, nên chúng tôi không
phạt tiền Thông tấn xã Việt Nam được. Nhưng sau đây chúng tôi sẽ rất
buồn lòng phải gửi bản dịch nguyên văn bản tin này của Thông tấn xã đến
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo Heiner Beilefeldt.
(*) Nguyên văn tiếng Anh:
“I
personally had seen clear evidence of human rights violations,
including police raids, destruction of houses of worship, destruction of
religious services, imprisonment and physical attack, even incidences
of torture, killing and other forms of persecution. Unfortunately some
of the people who agreed to talk to me were physically barred from
meeting me, being placed in situations of de facto house arrest. Other
people whom I did meet were exposed to reprisals, in some cases it’s
even physical attacks - brutal physical attacks - during my visit or
immediately afterwards. Moreover, the privacy of some conversations was
violated. The situation escalates to such a degree that some planned
meetings and discussions could not take place [he emphasized]. This was
in blatant violation of the terms of reference for country visit by
Special Rapporteurs.”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen