Ngày 30-04-1975 được Cộng Sản Bắc Việt rêu rao là ngày họ
“giải phóng” dân chúng miền Nam khỏi sự “kìm
kẹp” của Mỹ-Ngụy. Tới nay đã 40 năm trôi
qua, ta thử nhìn lại và suy ngẫm xem ngày này có phải là ngày miền Bắc đã giải
phóng miền Nam không? Hay ngược lại, miền Nam đã giải phóng miền Bắc?
Trước khi đi vào nội dung của vấn đề, thiết tưởng ta cần
phải đi tìm định nghĩa của động từ “giải phóng”.
Theo một vài cuốn tự điển Việt-Việt, động từ “giải
phóng” có thể được định nghĩa như sau: Bằng
cách này hay cách khác làm cho hay giúp cho một số người nào đó thoát ra khỏi một
tình trạng xấu xa tồi tệ. Nói khác đi,
nếu đẩy đưa một đối tượng nào đó từ một tình trạng tốt đẹp sang một tình trạng
tồi tệ, thì không thể gọi là “giải phóng” được.
Dựa vào định nghĩa này và lấy ngày 30-04-1975 làm mốc
thời gian để tìm hiểu xem đời sống thật sự của nhân dân hai miền Nam và Bắc vào
thập niên 1970 như thế nào, để từ đó có thể rút ra một kết luận khách quan rằng:
Ai đã giải phóng ai?
Để có một câu trả lời đúng đắn và chính xác cho câu hỏi
này, có lẽ ta nên điểm qua cảm nghĩ và nhận thức về cuộc sống vật chất và tinh
thần của dân chúng hai miền Nam và Bắc vào thập niên 1970 của một số nhà văn,
nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, cán binh, cán bộ v.v… là những người đã được đào tạo
và hun đúc bởi chính đảng Cộng Sản Việt Nam tại miền Bắc, khi họ có dịp vào miền
Nam thăm viếng, công tác, hay sinh sống sau ngày 30-04-1975.
1.
Thư của một cựu “giải phóng quân” cộng
sản Việt Nam gửi cho một cựu “ngụy quân” Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn Bá Chổi)
Trong phần đầu thư, anh “cựu giải phóng quân” đã trân trọng thông báo
cho anh “cựu ngụy quân” biết là hiện tại anh ta đang tự giác và tự nguyện “tiến
nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc” trên con đường “Ngụy Quân Hóa và Mỹ Cút Hóa”.
Anh CGPQ cũng đã dí dỏm giải thích về lý do tại sao anh ta đã và đang làm một
việc ngược đời như thế:
“Ngụy-quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều... hiện đại. Mỹ-cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ…
“Ngụy-quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều... hiện đại. Mỹ-cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ…
“Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẫm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút; Mỹ-cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép-Pi-Bớt-Đê (Happy Birth Day), hễ mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc-Đá-Nồ (McDonald), Bơ-Gơ-Kinh (Burger King), Ken-Tơ-Ky-Phờ-Rai-Trích-Cần (Kentucky Fried Chicken)... con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản....”
Sau đó anh CGPQ còn
tỏ ra khâm phục và hết lời ca tụng quân dân miền Nam:
“Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh.
“Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh.
“…. nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến
từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn
hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy...
Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính
lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng…”
Phần cuối thư anh CGPQ viết:
Phần cuối thư anh CGPQ viết:
“Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh
đã... thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng
Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là
“phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một,
dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không
bao giờ thay đổi” - cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách
mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các
anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm
được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn,
nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.
Cuối thư anh CGPQ cho biết thêm là anh cùng quê với ông Hồ, có lẽ trước 30-04-1975 anh rất hãnh diện về điều nay, song sau ngày này anh lại thấy đó là một điều làm anh hổ thẹn:
Cuối thư anh CGPQ cho biết thêm là anh cùng quê với ông Hồ, có lẽ trước 30-04-1975 anh rất hãnh diện về điều nay, song sau ngày này anh lại thấy đó là một điều làm anh hổ thẹn:
“Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.
2. Nhà
báo Huy Đức, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc”:
Trong phần “Mấy lời của Tác Giả” của cuốn “Bên Thắng Cuộc” Huy Đức cho biết sau ngày 30-04-1975 nhìn những chiếc xe đò Phi Long chạy từ miền Nam ra Bắc và qua hình ảnh ngươi lơ xe và những đồ đạc và sách báo của hành khách mang từ miền Nam ra, tuy đơn giản song cũng làm ngươi miền Bắc nhận ra được rằng dường như ở miền Nam có mức sống văn minh, phong phú và đa dạng, và không giống như những điều mà Huy Đức đã được dậy bảo trong sách giáo khoa của miền Bắc:
“Những gì được đưa ra từ những chiếc
xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc
xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê
ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe buộc trên
ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên
Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một
thế giời văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dầy, Thép Đã Tôi Thế Đấy. Những
chiếc máy Akai, radio cassette, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp
chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ
không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam
trong sách giáo khoa của chúng tôi.”
3. Phan Huy, một thi nhân nổi
tiếng ở miền Bắc:
Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là
“Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động. Ngay
trong phầm mở đầu ông viết:
“Đã
từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
Sau cái gọi giải phóng và thống
nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ
như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông. Và khi đã nhận ra một
sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:
“Tôi đã vào
một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
Phan Huy cũng không quên mô tả
cuộc sống ở miền Bắc cộng sản, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ.
Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân
phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:
“Sinh ra
lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”
Trong phần cuối bài thơ, ông Huy
kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc
“giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày
miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đướng chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền
Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ
là một bầy ác quỷ, và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:
“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành
công cũng đã thành danh.”
Trong
một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo
đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời bác Hồ dạy bảo:
“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời
đại.”
Và
sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của bác Hồ
và đảng Cộng Sản:
“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền
bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo
tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ
hàn
Đang rên siết kêu than cần giải
phóng.”
Khi
dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên
truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản
đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải , dành dụm trong nhiều
ngày mới có được, để biếu người bà con đói khó:
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra
rằng, đời sống của ngươi miền Nam hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo
khoét của bác và đảng:
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”
Khi đến và đứng trước nhà người bà con,
ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên
đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói
khó là một điều điều “lăng mạ” người bà
con này:
“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."
Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự
gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương
tâm nên đã than khóc:
“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình
và đất nước.”
4.
Tiến sĩ Lê Hiển
Dương, nguyên hiệu trường Đại Học Đồng Tháp:
Vào
ngày 30-04-1975, ông Dương còn là sinh viên của trường đại học sư phạm Vinh.
Khi nhận được tìn miền Nam đã được “giải phóng”, ông và các sinh viên của trường
này đã hồ hỡi, phấn khởi, hò reo, ca hát và tổ chức hội họp liên miên để mừng
miền Nam được giả phóng, vì tin rằng:
“từ đây
đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi không còn sống trong cảnh”Ngụy kềm Mỹ
kẹp nữa…. Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng.”
Sau
khi tốt nghiệp, ông Lê Hiển Dương may mắn lại được Đảng và Nhà Nước Cộng Sản bố
trí vào miền Nam với một nhiệm vụ cao cả là:
“mang ‘ánh sáng’ văn hóa vào cho đồng
bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tồi lầm than vì cứ liên miên bị
Ngụy kềm Mỹ kẹp chứ đâu có học hành gì?”
Khi
xe chạy qua cầu Hiền Lương, ông Dương đã bắt đầu nhận ra rằng, cuộc sống của
nhân dân miền Nam không như ông tưởng và hòan toàn không giống như lời tuyên
truyền láo khoét của bác và đảng đã nhồi nhét vào đầu óc ông:
“Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi
xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài
Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có
tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!”
Khi
tới Thị trấn Cao Lãnh để nhận nhiệm sở, ông được nhà cầm quyên địa phương “bố
trí” cho ở tại khách sạn Thiên Lợi và đây là cảm nhận của ông khi sống trong
khách sạn này và nhân dịp này ông cũng cho biết xã hội miền Bắc quá lạc hậu và nghèo
khó thê thảm:
“Chúng
tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng
tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự
hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc
XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này
để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của
đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
‘Hoan hô anh Nguyễn
Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà’…
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà’…
Thậm
chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các
tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của
láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi
miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì
hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:
Dọn tí phân rơi
nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Từ nhận thức về mức sống
cách biệt giửa hai miền Nam quốc gia và miền Bắc cộng sản, cùng những sự việc
đã liên tiếp xẩy ra ở miền Nam sau ngày 30-04-1975 đã buộc một người trí thức
như ông Dương phải suy nghĩ:
“Tôi
bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để
đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng
bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần
theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ
“giải phóng miền Nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong
niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là
thành phần trí thức trong xã hội…
Dần
dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang
được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự
có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia
sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một
thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc
bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc
tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường
và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi
rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao
nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn
cả tổ quốc!”
5.
Châu Hiển Lý (bộ đội tập kết 1954)
Trong một bài có nhan đề là “Cả Nước
Đã Bị Lừa” được viết vào dip kỷ niệm 35 năm ngày gỉải phóng miền Nam, ông Châu
Hiển Lý đã nhận định vế “chiến thắng 30 tháng 04” của đảng cộng sản Việt Nam
như sau:
“Sự
bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi
bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi
mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười.
Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng
bào miền Bắc.”
Tiếp
theo đó ông Lý đã nêu ra một loạt câu hỏi để người đọc nhìn lại và suy ngẫm,
rồi tự trả lời xem sau hơn nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản được thực thi ở Việt
Nam có phải là một chủ nghĩa tốt đẹp không? Nếu chủ nghĩa cộng sản thật sự tốt
đẹp thì tại sao:
“
Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa
ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
-
Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không
ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy
hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
-
Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng
triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh
mông?
-
Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các
nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
-
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
-
Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người
ta đi mua một món hàng?
-
Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
-
Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam
Hàn và Bắc Hàn?
-
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm
công cho các nước tư bản?
-
Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?”
Hỏi
tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính .
Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô
nghĩa.”
Gần cuối bài “Cả nước đã bị lừa” ông Lý viết:
“Người
dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé,
chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to
tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác
hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan
lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa
bịp!”
Do
đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con,
cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ ... đồ đểu ! vết nhơ muôn
đời của nhân loại.”
Cuối
bài “Cả nước đã bị lừa” ông Lý đã dung hai câu thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc để
kết luận về cái xã hội thiên đường cộng sản:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm
cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
6.
Nhà báo Trần Quang
Thành
Mới
đây Á Châu Tự Do có đăng bài “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu.” Trong
bài này nhà báo Trần Quang Thành, cựu phóng viên đài phát thanh Tiếng nói Việt
Nam và đài Truyền hình Việt Nam, hiện định cư tại Bratisslava, thủ đô của
Slovakia, đã phát biểu như sau:
“Khi
tôi nghe đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam đưa tin ông Dương văn Minh đầu hàng,
lúc đó tôi đang ở trên cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn và chỉ ít phút sau là
tôi có mặt ở dinh Độc Lập. Lúc đây mình nghĩ là mình đã hoàn thành một việc là
tới được cái nơi mà người ta gọi là «hang ổ của Mỹ Nguỵ » lúc đó mình cứ
tưởng là một cuộc chiến thắng giải phóng miền Nam dâng cho tổ quốc nhưng mà bây
giờ nghĩ lại là mình bị lừa…
Nhìn
lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc
chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là
một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối
nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần
dân tộc của người dân miền Bắc là: miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe
Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc
chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô
và Trung Cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế
giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh Vệ quốc như họ từng tuyền
truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.»
7.
Nhà văn Dương Thu
Hương
Mới đây phóng viên Tường An,
đài Á Châu Tự Do, đã có một cuộc trao đổi với nhà văn Dương Thu Hương về hồi ức của bà về
ngày 30-04-1975. Câu hỏi đầu tiên mà phóng viên Tường An hỏi bà DTH là:
Thưa bà, cách đây đã
lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên
vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4,
40 năm về trước không ạ ?
Nhà
văn Dương Thu Hương:
Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi
hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều
dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng
hơn. Họ (phía bên thua
cuộc) có thể văn minh hơn về văn hoá
nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.
Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi
khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa.
Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà chúng tôi tưởng chiến thắng
quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của
chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt
của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những
người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô
ích.»
Tóm
lại qua cảm nghĩ và nhận thức của các nhà văn, nhà thơ, cán binh, cán bộ v.v…
trên đây người ta có thể rút ra được những kết luận sau đây:
- Nhân dân miền Nam thật sự có tự do,
dân chủ và no ấm.
- Nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải
kéo cày thay trâu và nhân phẩm xuống thấp ngang hàng với bèo dâu.
- Nhờ giải phóng miền Nam, nhân dân miền
Bắc thấy được ánh sáng văn minh và được dắt dẫn trở về quốc gia dân tộc.
- Nhà cửa và phố xá ở miền Nam khang
trang chứ không lụp xụp như ở miền Bắc.
- Nhờ “giải phóng miền Nam” mà người
miền Bắc biết thế nào là thế giới văn minh và hội nhập vào thế giới này.
- Đời sống của người dân miền Bắc vào
thập niên 1970 thê thảm và lạc hậu đến nỗi người dân phải tranh giành nhau từng
cục “phân bắc” để nộp cho hợp tác xã.
- Xã hội chủ nghĩa là một xã hội tồi tệ
và nó được phơi bày rõ rệt qua sự nghèo khổ của nhân dân miền Bắc.
- Xã hội chủ nghĩa là một thời đen tối
nhất trong lịch xử Việt Nam.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
thực chất chỉ là cuộc chiến của những người cộng sản Việt Nam làm tay sai cho
Nga Sô và Trung Quốc.
- Chế độ miền Bắc là một chế độ man rợ.
- Chế độ miền Nam là một chế độ văn
minh.
Tóm
lại, qua những kết luận trên đây thiết tưởng cũng tạm đủ cho người ta thấy rõ
là, ngày 30-04-1975 không thể gọi là ngày miền Bắc cộng sản giải phóng miền Nam
tự do được, mà phải gọi ngược lại là ngày miền Nam đã giải phóng miền Bắc ra khỏi
sự kìm kẹp, giam hãm và đô hộ của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời cũng đã giúp
nhân dân miền Bắc nhận ra được rằng, chế độ cộng sản là chế độ man rợ, chẳng
những đã chọc thủng con ngươi của họ, mà còn đâm thủng luôn cả màng nhĩ của họ
nữa, khiến họ không nghe được và không thấy được những xã hội văn minh và tiến
bộ ở thế giới bên ngoài. Do đó, họ đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam giam hãm, kìm
kẹp và đọa đày trong một “nhà tù khổng
lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong một “thiên đường văn minh nhất hành tinh”.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen