Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)
Hữu Nguyên
Trong ngôn ngữ Việt Nam, hai chữ Quốc Hận
có một ý nghĩa vô cùng sâu xa và gợi tưởng mãnh liệt, nhắc nhở tất cả
những Việt yêu nước nhớ lại những biến cố vô cùng khủng khiếp, gây ra
không biết bao nhiêu tang thương đau đớn, chết chóc chia lìa... cho cả
một dân tộc. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại có hai ngày được người Việt
yêu nước công nhận là ngày Quốc Hận: Ngày 20.7.1954, khi Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước; và Ngày 30.4.1975, khi VC cưỡng chiếm Miền Nam.Kinh hoàng và sợ hãi trước ý nghĩa của Ngày Quốc Hận trong tâm thức người Việt yêu nước hôm nay và mãi mãi trong mai hậu, nên VC, thủ phạm tạo ra hai Ngày Quốc Hận, đã tìm đủ mọi cách chậy tội bằng cách xoá bỏ Ngày Quốc Hận.
Nhưng sau 1954, phần vì bận rộn theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lăng
Miền Nam, phần Miền Nam là một quốc gia kiên cường chống CS, nên Vc đã
không thể thực hiện được âm mưu này. Vì vậy, suốt 20 năm thời Việt Nam
Cộng Hoà cũng như 40 năm sau 1975, ai ai cũng mặc nhiên công nhận ngày
20.7 là Ngày Quốc Hận của cả nước. Không
một ai hô hào gọi tháng 7 là Tháng 7 Xanh; hay ngày 20.7 là Ngày Tự Do,
Ngày Nhân Quyền, Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do, hay "ngày đau thương của
riêng hai triệu người Việt di cư từ Bắc vô Nam".
Sau
1975, trong những thập niên đầu, bị sa lầy trong cuộc chiến xâm lăng
Campuchia và kinh hoàng khi thấy một loạt các quốc gia CS bị sụp đổ, VC
đã không thể thực hiện âm mưu xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4
tại hải ngoại. Nhưng những thập niên gần đây, cùng với sự gia tăng thâm
nhập của VC vào cộng đồng người Việt hải ngoại, bỗng nhiên có một vài
cá nhân, tổ chức vì ảo tưởng được chia chác quyền lực với VC, đã thi
nhau hô hào thay thế Tháng Tư Đen bằng Tháng Tư Xanh, Ngày Quốc
Hận 30.4 bằng Ngày Tự Do, Ngày Nhân Quyền, Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do,
thậm chí có người còn ngây ngô gọi ngày đó là "ngày đau thương của
riêng người Miền Nam".
Lai lịch bất minh cùng những việc làm bất xứng của những cá nhân và tổ chức đó trong quá khứ và hiện tại, đã khiến người Việt yêu nước nghi ngờ cho rằng, tất cả những toan tính của họ đều nhằm âm mưu giúp VC XOÁ BỎ NGÀY QUỐC HẬN 30.4. Kết quả, những cuộc tranh luận bảo vệ Ngày Quốc Hận luôn luôn diễn ra sôi nổi trong cộng đồng và qua truyền thông. Trong những cuộc tranh luận đó, nhiều người muốn đi tìm một chữ tiếng Anh tương đương chữ Quốc Hận. Vì vậy, chúng tôi mạo muội đưa ra một đề nghị, với hy vọng được các vị thức giả, khoa bảng trong cộng đồng quan tâm và góp ý.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nghĩ chữ Quốc Hận trong tiếng Việt (source term) có thể không có chữ tương đương (non-equivalence) trong tiếng Anh (target term) nên không thể dịch thẳng (Untranslatability in Translation). Điều này có hai hướng giải quyết. Một, dịch bằng cách chọn những chữ kém tương đương trong tiếng Anh (như: Day of Infamy, Mourning Day, Day of Torment, Day of Wrath, Resentment Day, Remembrance Day, Day of Terror...). Hai, dịch bằng cách chọn những chữ đánh dấu ngày tang thương, khủng khiếp nhất trong lịch sử các quốc gia nói tiếng Anh, điển hình là Hoa Kỳ.
Lai lịch bất minh cùng những việc làm bất xứng của những cá nhân và tổ chức đó trong quá khứ và hiện tại, đã khiến người Việt yêu nước nghi ngờ cho rằng, tất cả những toan tính của họ đều nhằm âm mưu giúp VC XOÁ BỎ NGÀY QUỐC HẬN 30.4. Kết quả, những cuộc tranh luận bảo vệ Ngày Quốc Hận luôn luôn diễn ra sôi nổi trong cộng đồng và qua truyền thông. Trong những cuộc tranh luận đó, nhiều người muốn đi tìm một chữ tiếng Anh tương đương chữ Quốc Hận. Vì vậy, chúng tôi mạo muội đưa ra một đề nghị, với hy vọng được các vị thức giả, khoa bảng trong cộng đồng quan tâm và góp ý.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nghĩ chữ Quốc Hận trong tiếng Việt (source term) có thể không có chữ tương đương (non-equivalence) trong tiếng Anh (target term) nên không thể dịch thẳng (Untranslatability in Translation). Điều này có hai hướng giải quyết. Một, dịch bằng cách chọn những chữ kém tương đương trong tiếng Anh (như: Day of Infamy, Mourning Day, Day of Torment, Day of Wrath, Resentment Day, Remembrance Day, Day of Terror...). Hai, dịch bằng cách chọn những chữ đánh dấu ngày tang thương, khủng khiếp nhất trong lịch sử các quốc gia nói tiếng Anh, điển hình là Hoa Kỳ.
Kết hợp hai hướng trên, chúng tôi đề nghị dịch chữ Quốc Hận 30.4 sang tiếng Anh là "30 April 75: Vietnam's Day of Infamy" hoặc ngắn gọn "30 April 75: Day of Infamy". Có mấy lý do như sau.
Thứ nhất, chữ infamy là một danh từ chỉ sự xấu xa, phản bội, tội ác mọi rợ khủng khiếp... đáng để mọi người nguyền rủa, lên án. Thứ hai, chữ infamy đi kèm với 30 April 75, có giá trị gợi tưởng mãnh liệt, khiến người nghe nhớ ngay tới tội ác và sự lật lọng tráo trở của VC, cùng những hậu quả bi thảm mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong những thập niên sau đó. Thứ ba, chữ infamy đã được chính Tổng Thống Franklin Roosevelt sử dụng để chỉ ngày 7.12.1941, ngày tang thương, đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, "a date which will live infamy"! Ngay hôm sau, Tổng Thống Mỹ đọc bài diễn văn, được mệnh danh "Day of Infamy Speech", để không đầy một giờ sau, lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đồng thuận thông qua bản tuyên cáo tuyên chiến với Nhật, và Hoa Kỳ chính thức tham chiến Đệ Nhị Thế Chiến.
Căn cứ vào những sử liệu được lưu trữ, nguyên văn câu mở đầu của bài diễn văn, "Yesterday, December 7, 1941 - a date which will live in world history - the United States of America was suddenly and deliberately attacked by naval and air forces of the Empire of Japan", đã được Tổng Thống Roosevelt đích thân thay thế chữ "world history" bằng chữ "infamy".
Thứ nhất, chữ infamy là một danh từ chỉ sự xấu xa, phản bội, tội ác mọi rợ khủng khiếp... đáng để mọi người nguyền rủa, lên án. Thứ hai, chữ infamy đi kèm với 30 April 75, có giá trị gợi tưởng mãnh liệt, khiến người nghe nhớ ngay tới tội ác và sự lật lọng tráo trở của VC, cùng những hậu quả bi thảm mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong những thập niên sau đó. Thứ ba, chữ infamy đã được chính Tổng Thống Franklin Roosevelt sử dụng để chỉ ngày 7.12.1941, ngày tang thương, đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, "a date which will live infamy"! Ngay hôm sau, Tổng Thống Mỹ đọc bài diễn văn, được mệnh danh "Day of Infamy Speech", để không đầy một giờ sau, lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đồng thuận thông qua bản tuyên cáo tuyên chiến với Nhật, và Hoa Kỳ chính thức tham chiến Đệ Nhị Thế Chiến.
Căn cứ vào những sử liệu được lưu trữ, nguyên văn câu mở đầu của bài diễn văn, "Yesterday, December 7, 1941 - a date which will live in world history - the United States of America was suddenly and deliberately attacked by naval and air forces of the Empire of Japan", đã được Tổng Thống Roosevelt đích thân thay thế chữ "world history" bằng chữ "infamy".
Chính vì chữ infamy có giá trị gợi tưởng mãnh liệt trong lịch sử Hoa Kỳ, nên CNN cũng đã gọi ngày quân khủng bố tấn công WTC 9.11.2001 là "A 21st Century Day of Infamy".
Chúng tôi cũng nghĩ Quốc Hận 30.4 có thể dịch giản lược thành "30 April 75: Day of Infamy". Vì chỉ mấy chữ "30 April 75" cũng đủ sức gợi tưởng mãnh liệt để mọi người hiểu đó là ngày tang thương của dân tộc Việt Nam. Nhưng để rõ nghĩa hơn và có giá trị cụ thể đối với những thế hệ trẻ trong mai hậu, thì dịch là "30 April 75: Vietnam's Day of Infamy" vẫn đúng hơn.
Chúng tôi cũng nghĩ Quốc Hận 30.4 có thể dịch giản lược thành "30 April 75: Day of Infamy". Vì chỉ mấy chữ "30 April 75" cũng đủ sức gợi tưởng mãnh liệt để mọi người hiểu đó là ngày tang thương của dân tộc Việt Nam. Nhưng để rõ nghĩa hơn và có giá trị cụ thể đối với những thế hệ trẻ trong mai hậu, thì dịch là "30 April 75: Vietnam's Day of Infamy" vẫn đúng hơn.
Hữu Nguyên
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen