Bộ
Công an báo cáo trong 3 năm qua đã có 226 người chết trong trại tạm
giam vì bệnh lý và tự sát. Trong đó, phần ít là do bệnh lý, còn phần
nhiều là do tự sát. Tự sát theo kiểu "dùng quần quấn vào khung cửa sổ
thắt cổ tự tử. Chết vì treo cổ trong tư thế ngồi. Chết vì tự ngã đập đầu
xuống nền gạch. Chết vì khi đi vệ sinh, lợi dụng lúc cán bộ điều tra
không để ý đã gieo mình xuống đất... Tất cả những lý do "tự tử" này đủ
để nói rằng những nạn nhân đã chết dưới tay côn an.
*
226 người chết, trại tạm giam là nơi u buồn nhất?
Mi An (Đất Việt) - Trong báo cáo của Bộ Công an, trong 3 năm 2011-2014 có tới 226 người chết trong trại tạm giam do bệnh lý và tự sát.
Phiên họp đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” của Ủy ban thường vụ Quốc hội vài ngày trước đây đã đưa ra một con số rất đau lòng.
Đó
là theo báo cáo của Bộ Công an do Trung tướng Trần Trọng Lượng cung
cấp, từ tháng 10-2011 đến tháng 09-2014 (3 năm) đã xảy ra 226 trường hợp
chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu
của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và
do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.
3 năm mà có tới 226 người bị chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, đó là một con số khủng khiếp. Phần ít trong số đó chết là do bệnh lý, còn phần nhiều là do tự sát.
Tại
sao người bị tạm giam lại tự sát nhiều đến vậy? Chẳng lẽ nhà tạm giữ có
cái gì đó thần bí, quá u buồn khiến người ta bước chân vào mà chỉ nghĩ
tới chuyện tìm cái chết?
Cá
biệt có những trường hợp như anh Trần Văn Tùng (SN 1982, trú tại thôn
Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) treo cổ tự tử trong
phòng ở nhà tạm giữ Công an huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Tại hiện trường,
nạn nhân chết trong tư thế ngồi tựa vào tường, dùng quần quấn vào khung cửa sổ thắt cổ tự tử.
Những cái chết rất bất thường, chết vì treo cổ trong tư thế ngồi. Chết vì tự ngã đập đầu xuống nền gạch, chết vì khi đi vệ sinh, lợi dụng lúc cán bộ điều tra không để ý đã gieo mình xuống đất… Báo chí đã phản ánh nhiều.
Hơn
200 người chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam chỉ trong 3 năm gần đây
là một con số không thể xem nhẹ. Ngoài lý do chết vì bệnh lý, cần phải
tìm hiểu xem vì sao mà người bị tạm giữ lại có xu hướng thích tự tìm đến
cái chết như vậy?
Tôi
tự hỏi trước một con số lớn nạn nhân tự sát như vậy, nên chăng Bộ Công
an cần phải tìm ra cách nào đó để giảm thiểu con số này. Nếu có thể,
trong các phiên điều tra xét hỏi, nên có sự tham gia của bác sĩ tâm lý,
để may ra có thể đưa ra những lời khuyên giúp người bị tạm giam bỏ ý
định tự sát đi chăng?
Đó
là một đòi hỏi bức thiết của thực tế và thể hiện tính nhân văn của pháp
luật. Chỉ mới bị đưa đến xét hỏi trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, chưa
bị đưa ra xét xử và buộc tội trước tòa, tại sao người ta lại dễ dàng
tìm đường chết như vậy?
Pháp
luật đã có quy định khi bị tạm giữ, tạm giam thì cơ quan tạm giữ, tạm
giam phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe cho người bị
tạm giam, tạm giữ.
Ai
sẽ phải chịu trách nhiệm về những trường hợp chỉ vì những lý do rất nhỏ
nhặt, người dân bị bắt đến giam ở trụ sở công an xã, rồi bị đánh mà
báo, đài đã phản ánh nhiều giai đoạn gần đây?
Mạng
người là vô giá. Quyền được sống là quyền cơ bản của con người đã được
quy định bởi hiến pháp, không ai có quyền tước đi mạng sống của người
dân. Bởi vậy không thể coi con số 226 người chết trong trại tam giam là
chuyện nhỏ.
Trong
phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn
đề xã hội của Quốc hội, ông Đỗ Mạnh Hùng đã đề nghị Bộ Công an làm rõ
“điều kiện giam giữ như thế nào để dẫn đến số người bị tạm giam, tạm giữ
chết nhiều như vậy, nhiều hơn cả bệnh lý”.
Đó
là một đề nghị khẩn thiết và không được phép bỏ qua. Nếu điều kiện giam
giữ quá tệ để dẫn đến tình trạng người chết vì bệnh lý và tự sát nhiều
đến vậy, thì Bộ Công an phải có trách nhiệm cải thiện ngay những điều
kiện này.
226
người chết vì tự sát trong nhà tạm giữ, trại tạm giam đương nhiên không
thể nói một lời nào được nữa. Họ đã thành người thiên cổ, mang theo
mình rất nhiều bí ẩn và để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình, người
thân.
Nhưng
chúng ta sẽ phải lên tiếng, để yêu cầu những điều kiện giam giữ của nhà
tạm giữ, tạm giam trong tương lai phải được thay đổi theo hướng tích
cực. Để đừng có thêm những con số đau lòng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen