Mai
Vân
Logo của ngân hàng HSBC, chi nhánh
tại Geneve, Thụy Sĩ.REUTERS/Pierre
Albouy
Thông tin xuất hiện đầu tiên trên trang mạng báo Le Monde, và
sau đó được toàn bộ báo chí Pháp và quốc tế hôm nay 09/02/2015 đăng lại và bổ
sung : Danh sách tuyệt mật của hơn 100.000 khách hàng, trong đó có rất nhiều tên
tuổi Pháp và quốc tế, đã nhờ Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ che giấu tài sản để trốn
thuế tại nước mình. Báo Kinh tế Les Echos chạy tựa lớn tóm gọn vụ việc :
"SwissLeaks : 100.000 tín đồ trốn thuế của HSBC tại Thụy
Sĩ".
Vụ tai tiếng được mệnh danh là SwissLeaks này - mặt trái bị giấu
kín của nguyên tắc bí mật ngân hàng ở Thụy Sĩ, đã bị tờ báo Pháp Le Monde và
nhiều phương tiện truyền thông quốc tế vạch trần từ hôm qua, sau khi các tờ báo
này đã được tham khảo các dữ liệu trữ trên máy tính, mà Hervé Falciani, một cựu
nhân viên của HSBC tại Genève đã đánh cắp được.
Trong nhiều năm qua, các thông tin mà ông Hervé Falciani đã sao
chép được, đã được ngành tư pháp và một số cơ quan thuế hoàn toàn giữ kín, chỉ
có một vài yếu tố bị rò rỉ cho báo chí. Thế nhưng báo Le Monde đã tìm cách có
được chi tiết tài khoản của hơn 100.000 khách hàng của ngân hàng can dự vào vụ
việc là HSBC Private Bank, trụ sở tại Thụy Sĩ.
Le Monde đã cung cấp các thông tin này cho hiệp hội quốc tế của
các phóng viên điều tra The International Consortium of Investigative
Journalists (ICIJ) trụ sở tại Washington, và hội này đã chia sẻ thông tin cho
hơn 50 phương tiện truyền thông quốc tế khác, trong đó có tờ The Guardian ở Anh
hoặc Süddeutsche Zeitung ở Đức.
Theo Le Monde, ngân hàng HSBC Private Bank đã đồng ý, thậm chí
khuyến khích một "hành vi gian lận khổng lồ trên quy mô quốc tế", liên quan đến
180,6 tỷ euro, trong vỏn vẹn gần nửa năm, từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 3 năm
2007. Số tiền khổng lồ này đã trung chuyển qua Genève, thông qua tài khoản của
hơn 100.000 khách hàng và 20.000 công ty nước ngoài.
Theo tiết lộ của Le Monde và của The Guardian, ngân hàng HSBC
đặc biệt giúp các khách hàng trốn một số loại thuế nhất định, bằng cách giúp họ
giấu "tiền trong các công ty bình phong" ở các thiên đường trốn thuế
như Panama và quần đảoVirgin Islands thuộc Anh. Ngân hàng này còn cho phép khách
hàng "thường xuyên rút tiền mặt với khối lượng lớn, đặc biệt là bằng ngoại
tệ mà họ không sử dụng ở Thụy Sĩ".
Cả vua cũng trốn thuế
?
Tiết lộ lần này của báo Le Monde hấp dẫn ở chỗ đã nêu bật tên
tuổi của nhiều kẻ trốn thuế. Tờ báo đã kể ra danh tánh chẳng hạn của diễn viên
hài nổi tiếng Gad Elmaleh, của Jacques Dessange-người sáng lập cả một đế chế sản
phẩm chăm sóc tóc, của người mẫu Elle McPherson, hay nhà tạo mẫu thời trang
Diane von Furstenberg, nữ minh tinh Joan Collins hay vô địch đua mô tô Valentino
Rossi.
Đáng chú ý nhất là trường hợp các nhân vật lãnh đạo chính trị
như hai vị vua Mohammed VI xứ Maroc, và Quốc vương Jordani Abdullah II, Rami
Makhlouf, anh em họ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Frantz Merceron - một
cựu bộ trưởng nước Haiti hay Rachid Mohamed Rachid - cựu Bộ trưởng Thương mại và
Công nghiệp Ai Cập, người đã bị kết án năm năm tù vào tháng 6 năm 2011 về tội
lạm dụng công quỹ dùng để phát triển của đất nước.
Trường hợp vua Maroc được nêu bật vì luật pháp nước này cấm
người dân cư ngụ trong nước được quyền có tài khoản ở nước ngoài. Trong khoảng
thời gian mà Le Monde có tài liệu, số tiền lớn nhất trung chuyển qua tài khoản
mang ký hiệu BUP 5090190103 của vua Mohammed VI tại HSBC lên đến 7, 9 triệu
euro, một con số tuy nhiên rất khiêm tốn so với tài sản kếch sù của vua
Maroc.
Cũng trên bình diện kinh tế, Le Monde trong bài phóng sự điều
tra dài chú ý đến "Cuộc chạy đua đổ xô tìm cát đen" ở Malaysia và
Indonesia. ‘Cát đen’ tức là chất cassitérite, biến thành thiếc được sử
dụng trong các điện thoại thông minh, máy vi tính xách tay v.v...
Phóng sự của Le Monde nêu lên mặt trái của những mặt hàng hiện
đại, được ưa chuộng trên cả hành tinh, đã biến ‘cát đen’ trở thành một thứ quý
báu khơi dậy lòng tham, dẫn đến tham nhũng, bóc lột lao động, tàn phá môi
trường.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen