Mittwoch, 25. Februar 2015

ĐỒ HÀNG MÃ

tka23 post
Nói đến làng Cót ngày nay có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến đây là làng chuyên sản xuất hàng mã với biệt danh “làng ngân hàng địa phủ” mà ít biết đến đây còn là một mảnh đất hiếu học, từ xưa đã được phong là làng khoa bảng với với 10 tiến sĩ, 9 cử nhân và gần 30 hương cống. Chúng tôi đến thăm phường Yên Hòa (làng Cót xưa) trong tiết trời tháng tám với ý định  về thăm làng khoa bảng…"
 
Theo sách ghi lại thì phường Yên Hòa xưa là làng Hạ Yên Quyết và Hạ Yên Quyết được gọi là “Kẻ Cót”. Đây là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, nằm trong “tứ danh hương” (Mỗ, La, Canh, Cót) của huyện Từ Liêm xưa với 10 tiến sĩ và gần 30 hương cống thời Hậu Lê và 9 cử nhân thời Nguyễn sau làng Vẽ (Đông Ngạc).
   Làng Cót ở kinh đô xưa có một chế độ khuyến học thoả đáng. Ngày ấy làng có lệ: dành ra 3 mẫu ruộng "độc thư điền" để biếu cho người đỗ tiến sĩ trở lên; ngày ông nghè về vinh quy, cả làng đem cờ lọng đón rước và mừng 100 quan. Người đỗ cử nhân, tú tài cũng được làng thưởng đất. Làng Cót hiện còn ngôi đình dựng lại vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832); nhà thờ của dòng họ các Tiến sĩ Hoàng Quán Chi, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Xuân Nham – là biểu tượng cho truyền thống học hành thành đạt của người làng.

Thế nhưng cho đến nay lại có rất ít người biết đến làng Cót với danh hiệu là “làng khoa bảng” thay vì người ta chỉ nghĩ đó là làng “ngân hàng địa phủ”. Sở dĩ, làng Cót được gắn với cái biệt hiệu đó cũng chính khởi nguồn từ cái nghề kiếm cơm xưa của một số người dân trong làng.  Người dân làng Cót kể: “Người dân trong làng làm nghề này từ khá lâu. Từ cái thời ở làng Thượng Yên Quyết có nghề làm giấy, làm quạt. Sau một thời gian do thị hiếu người dân càng nhiều khiến nghề này càng nở rộ”. Theo quan niệm của người xưa, người chết cũng như người sống: nhà cửa, ăn uống, quần áo, xe cộ, và…tiền. Chính vì thế mới sinh ra lễ đốt 
vàng mã. Vậy nên đến ngày “xá tội vong nhân” cả làng lại nhộn nhịp người xe, hàng mã được gồng gánh (ô tô ,  ti vi, tủ lạnh, xe gắn  máy… giấy ) đi khắp nơi tiêu thụ.


Nếu như ngày xưa, người 
làm vàng mã in theo lối thủ công phết mực lên khuôn, đặt giấy, phơi khô… mới ra một sản phẩm thì nay, người làm nghề chỉ cần bấm máy, máy làm vàng mã ở làng Cót là máy in thứ thiệt. Chỉ trong chốc lát người sản xuất đã cho ra lò hàng chục ngàn sản phẩm đẹp mắt. Ngày xưa ở làng Cót rộng, làm đủ loại hàng mã, từ những những hàng hiến tế truyền thống như ngựa, nón, hài… đến những đồ vật  như: máy tính, ô tô, xe máy, tủ lạnh, ti vi, đô la âm phủ. Mỗi nhà làm một kiểu, có nhà xếp lên tận nóc nhà toàn tiền đô la, có nhà lại xếp toàn máy vi tính. Nay làng đã thành phố nên nhà cửa đâm ra chật hẹp nên sản phẩm của làng cũng bị thu hẹp, những sản phẩm ô tô, xe gắn máy nhường chỗ cho tiền giấy (kiểu truyền thống) và tiền đô la (kiểu mới).  Chủ một cơ sở sản xuất hàng mã cho biết: “Nghề làm hàng mã ở làng được chuyên nghiệp hóa từ lâu. Xưa cả làng làm vàng mã, nay họ cũng bỏ nhiều, nhưng với gia đình tôi thì cái nghề đã đi với cái nghiệp muốn bỏ cũng không được”. 

Mặc dù sản phẩm hàng mã bán khá chạy, nhưng do cạnh tranh gay gắt nên lãi không là bao, nhiều gia đình đã chuyển nghề khác hay mua sắm máy móc để tăng gia sản xuất. Lại thêm vì là hàng mã, không được công nhận là một nghề nên phường không khuyến khích phát triển. Sự xâm lấn của cơn lốc đô thị hóa, làng trở thành phố đã đẩy lùi nghề làm vàng mã vốn dĩ đã tồn tại ở mảnh đất này trong một thời gian khá dài
SƯU TẦM

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen