Các công nhân di trú làm việc tại một chợ cá trong tỉnh Samut Sakhon, nằm về hướng tây thủ đô Bankok, 20/6/14
21.02.2015
Một
kết quả nghiên cứu mới ghi nhận rằng các nạn nhân của nạn buôn người
phải chịu đau khổ về cả tinh thần lẫn thể chất. Theo ước tính có ít nhất
18 triệu người nam lẫn nữ và trẻ em trên thế giới được xem là nô lệ
thời hiện đại.
Kết
quả nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Y học The Lancet Global Health, là
công trình nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về sức khỏe tinh thần và
thể chất của các nạn nhân của nạn buôn người. Đây là một nỗ lực chung
của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London và Tổ chức Di dân Quốc tế, IOM,
Các
dữ kiện thu thập đặt trọng tâm vào sự khai thác con người ở Campuchia,
Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động buôn người cũng bao gồm cả
Miến Điện và Lào. Hơn 1.000 người được phỏng vấn. Những người này hoặc
trốn thoát hoặc được cứu khỏi các tay buôn người chỉ vài tuần trước cuộc
phỏng vấn.
Tiến
sĩ Ligia Kiss, giảng viên về khoa dịch tễ học xã hội tại trường London
và là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết, “Những người chúng tôi
phỏng vấn làm việc trong các ngành nghề khác nhau. Một tỷ lệ lớn hành
nghề mại dâm, đánh cá và làm việc trong các nhà máy. Nhưng chúng tôi
cũng phỏng vấn những người làm nghề nông, hành khất, làm việc nhà, xây
dựng, buôn bán tại nhà, làm trong các nhà hàng và khách sạn và bán hàng
ngoài đường và cuối cùng là những người bị bán làm vợ.”
Mặc
dù con số ước lượng 18 triệu người là nạn nhân nạn buôn người, kết quả
nghiên cứu cho rằng “tính cách khuất lấp của hoạt động buôn người và
những khó khăn trong việc xác định tính chất của nó khiến cho việc ước
tính không chắc chắn.
Có
rất ít dữ liệu về những người bị buôn bán. Và chúng tôi cảm thấy cần có
thông tin đầy đủ hơn về nhu cầu của nhũng người này để cung cấp sự trợ
giúp cho họ.”
Tiến
sĩ Kiss nói rằng cuộc khảo sát các nạn nhân của hoạt động buôn người
cho thấy họ bị chấn thương tâm lý trầm trọng. Cuộc nghiên cứu phát hiện
những dấu hiệu suy nhược thần kinh, lo âu, và tình trạng căng thẳng sau
chấn thương tâm lý. Tiến sĩ Kiss nói:
“Tôi
thấy một tỷ lớn mẫu người được khảo sát cho biết có các triệu chứng
liên hệ với 3 trạng thái này. Chẳng hạn, gần 60% người tham gia khảo sát
cho biết có các triệu chứng suy nhược thần kinh. Cũng có một số lớn bị
tình trạng căng thẳng sau chấn thương tâm lý và hầu như phân nửa trong
số người được khảo sát cho biết họ lo âu. Một điểm khiến chúng tôi chú ý
là cứ 1 trong 6 người tham gia cuộc khảo sát nghĩ đến việc kết thúc
cuộc đời minh trong 4 tuần lễ trước cuộc phỏng vấn. Và 1 trong 20 người
đã thực sự tìm cách tự sát trong 4 tuần trước cuộc phỏng vấn.”
Tiến sĩ Kiss mô tả tình trạng mà các nạn nhân bị buôn bán phải chịu đựng:
“Chúng
tôi biết họ sống trong những điều kiện rất khắc nghiệt. Ăn ở ngủ nghỉ
trong những căn phòng quá đông đúc; ngủ trong những điều kiện nguy hiểm;
không có giấc ngủ thực sự; thiếu thốn các vệ sinh cơ bản, không đủ nước
uống, ăn không đủ, không có quần áo sạch để mặc và phải phơi mình dưới
mưa.
Và rồi còn bị hành hạ thể xác. Bà nói:
“Một
số rất lớn cũng cho biết phải chịu cảnh bạo lực. Hầu như phân nửa số
người tham gia cuộc khảo sát cho biết bị hành hạ thể xác hoặc bạo hành
tình dục, hoặc bị cả hai. Gần phân nửa số đàn ông nói họ bị hành hạ thể
xác. Và 44% phu nữ đã trưởng thành cho biết bị bạo hành tình dục. Trong
số trẻ em các con số này cũng rất cao, hoặc bị hành hạ thể xác hoặc bị
bạo hành tình dục, hoặc cả 2.”
Bà Kiss nói rằng ít người được chăm sóc y tế khi bị thương ngoại trừ trường họp bị gãy xương hay bị mất một bộ phận cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi làm thế nào mà họ trở thành nạn nhân của những tay buôn người.
Tiến
sĩ Kiss cho biết, “Chúng tôi hỏi về trường hợp bị bắt cóc. Chúng tôi
nhận ra rằng chỉ một thiểu số trong mẫu khảo sát nói rằng họ bị bắt cóc.
Đa số có những hoàn cảnh trong gia đình mà họ muốn cải thiện, đôi khi
là một thân nhân bị bệnh. Họ cần việc làm tốt hơn, kiếm nhiều tiền hơn
cho gia đình. Và đó là lý do vì sao họ quyết định đi nước khác.”
Trong
thời gian di trú đó – khi gặp những trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa và
tài chính – đó là lúc họ có thể thành nạn nhân của các tay buôn người.
Tiến
sĩ Kiss nói, Có một nhu cầu vô cùng to lón để đầu từ vào các biện pháp
phòng ngừa.” Một lý do là sau khi các nạn nhân được tự do, họ trở về nhà
cũng trong hoàn cảnh đã khiến họ phải ra đi trước đó. Bà nói điều đó
đặt họ vào nguy cơ lại bị buôn bán.
Các
tác giả cuộc nghiên cứu đề nghị chính phủ đề ra luật lệ chặt chẽ hơn,
thực thi các tiêu chuẩn an toàn và y tế nghiêm ngặt và thanh tra thường
xuyên các khu vực lao động dễ là môi trường buôn người.
Mặc dù công trình nghiên cứu tập trung vào các nước Đông Nam Á, nạn buôn người xảy ra ở nhiều nơi khác trên khắp thế giới.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen