Ngày
01/2/2015, dân chúng và sinh viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình sau một
thời gian vắng lặng. Theo những người tổ chức, số người biểu tình
khoảng 13.000, còn cảnh sát theo thông lệ luôn nói ít hơn, đánh giá
khoảng phân nửa thôi. Mục tiêu của cuộc biểu tình vẫn trước sau như một,
chống đảng cử dân bầu do TC áp đặt lên sinh hoạt chánh trị của Hồng
Kông vốn theo hiến ước được sống “một quốc gia hai chế độ” với TC.
Hình thức biểu tình kỳ này mới hơn mấy kỳ trước. Không “chiếm cứ” các khu trung tâm, đường phố buôn bán sầm uất làm tê liệt giao thông, trở ngại cho việc buôn bán, du lịch suốt hai tháng liền hồi năm trước. Kỳ này biểu tình tuần hành, qua các đường phố, nhà cầm quyền phải dùng khoảng 2.000 cảnh sát sắc phụ theo dõi, còn bao nhiêu công an và xã hội đen giả dạng thường dân thì không biết nhưng chắc chắn có.Tác dụng chánh trị của các cuộc biểu tình kỳ này thấy rõ. Khoảng 40% những thành viên của Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông ủng hộ bầu cử tự do, dân chủ, mạnh mẽ phản đối TC áp đặt thể thức bầu cử đảng cử dân bầu của CS.
Còn nhà cầm quyền Hồng Kông lệ thuộc CS Bắc Kinh thì chụp mũ các cuộc biểu tình tái tiếp này là 'do các thế lực thù địch' nước ngoài 'giật dây'. Một luận điệu sáo mòn CS luôn dùng ở Trung Quốc hay ở VN đối với các cuộc biểu tinh đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền.
Cuộc biểu tình trên có thể xem là một cuộc biểu tình nằm trong phong trào xa luân chiến cho tự do bầu cử của dân chúng và sinh viên Hồng Kông. Thời gian vắng lặng mấy tháng là thời kỳ phong trào “hoãn xung” đi vào quần chúng thầm lặng để “rèn cán chỉnh quân”, phát huy thế lực chớ không phải thất bại.
Đây không phải là lần tái biểu tinh đầu tiên trong chiến lược xa luân chiến. Ngày 10/10/2014, hàng ngàn sinh viên đã tiếp tục biểu tình, tiếp tục phong trào đòi dân chủ, sau khi nhà cầm quyền thân Bắc Kinh phản bội lời hứa, hủy bỏ cuộc đối thoại mà chính họ đã đề nghị. Ngày 13/10, hàng trăm xã hội đen đeo mặt nạ, xông vào dẹp bỏ hàng rào, đánh đập sinh viên biểu tình. Ngày 15/10 từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy của đài RFI của Pháp gửi về bài tường trình cho biết, «Vào khoảng 3 giờ sáng, sau nhiều giờ xô xát, đôi khi dữ dội, với một bên là cảnh sát dùng dùi cui, khí bột tiêu cay và bên kia là những người biểu tình chỉ có cây dù và chai nước, cảnh sát lại một lần nữa tìm cách tấn công để giải tán đám đông chiếm giữ đường phố và ngăn chặn lối vào văn phòng Trưởng đặc khu Hồng Kông…” Và nhà báo Pháp này nhận định, “Hiển nhiên, vụ bạo hành mới của cảnh sát sẽ như đổ thêm dầu vào lửa đối với phong trào bất phục tùng dân sự hiện đang đấu tranh đòi phải có một hệ thống chính trị thực sự dân chủ tại Hồng Kông.” Rõ ràng cuộc xa luân chiến của Hồng Kông đã bắt đầu.
Đây là một cách dân chúng và sinh viên Hồng Kông hơn một lần trả lời cho Đảng Nhà Nước TC và nhà cầm quyền tay sai của họ ở Hồng Kông. Rằng trong đấu tranh chánh trị ai dài hơi người đó sẽ thắng.TC đừng mong Hồng Kông sẽ hụt hơi do đòn phản biểu tình, như dùng du đãng tấn công người biểu tình, do cảnh sát đàn áp với dùi cui, lựu đạn cay hay do phản tuyên truyền của TC xúi giục những đại gia, tài phiệt làm giàu nhờ TC lên tiếng biểu tình sẽ làm hại kinh tế của Hồng Kông.
Không có lực lượng cảnh sát nào, du đãng nào đông hơn nhân dân. Không có khám nào đủ chỗ nhốt hết ngươi yêu nước. Dân chúng và sinh viên Hồng Kông tin chắc TC “không thể giết tất cả chúng ta” như khẩu hiệu biểu tình đợt một.
Nhưng dân chúng và sinh viên Hồng Kông biết nếu để TC áp đặt được xảo thuật dân chủ Đảng cử Dân bầu, ứng cử viên do TC sàn lọc, chọn lựa cho dân bầu là Hông Kông sẽ mất chánh quyền dân chủ, mất quê hương xứ sở Hồng Kông, mất tương lai, sự nghiệp của thanh niên là tương lai, rường cột của Hồng Kông – tức là, mất tất cả. Do vậy cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh cho tự do của dân chúng Hồng Kông hay chấp nhận cái chết của Hồng Kông vào tay TC độc tài đảng trị toàn diện.
Niềm tin này, chánh nghĩa đấu tranh này của dân chúng và sinh viên Hồng Kông không phải là suy đoán, dự đoán, mà là dựa trên những căn cứ hiện tiền.
TC đã tạo thành một hệ thống triệt tiêu tự do của Hồng Kông gồm những tài phiệt, những mafia, một mặt mạo nhận nói thay cho dân Hồng Kong và mặt khác trấn áp Hồng Kông phải im miệng. Thí dụ khi phong trào biểu tình phát khởi thì Tập cận Bình mời một số nanh vuốt đến Bắc Kinh, kêu gọi ổn định và chống biểu tình cho rằng biểu tình là hại cho kinh tế. Khi biểu tình thì đám xã hội đen tấn công sinh viên và người yêu nước, hò hét nói biểu tình làm hại kinh doanh và du lịch của Hồng Kông.
TC mời một số đại gia làm ăn với lục địa vào Quốc hội TC. TC chấp nhận và giúp đỡ cho một chánh đảng Bắc Kinh ở Hồng Kông, đảng DAB (Democratic Alliance for the Betterment and Progress of HongKong), là cánh tay mặt của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Hồng Kông.
TC lập tại Hồng Kông một Văn phòng Liên lạc, một cơ quan phản gián chánh trị, an ninh, lãnh đạo chỉ huy đám mafia của TC hoạt động ở Hồng Kong. Báo Le Monde của Pháp “trích lời ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), doanh nhân quan trọng ở Hồng Kông đã công khai ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ, cho biết là trong số người chống lại phong trào đòi dân chủ rất hung hăng được thấy trên truyền hình, phần đông là thành phần băng đảng ở Hồng Kông, họ hành động vì tiền...
Báo chí của Hồng Kông bị TC tấn công, mua chuộc, áp lực liên tục. Ngay như báo South China Morning Post trước đây rất độc lập mà bây giờ cũng «ngoan ngoãn» ra nhất là từ khi ban biên tập được trao cho một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc điều hành.
Còn học sinh sinh viên Hồng Kông thì bất mãn và doanh nhân thì bất bình tay sai của TC ở Hồng Kông.
Sinh viên học sinh đã từng biểu tình rầm rộ và thắng lợi khi TC bắt buộc Hồng Kông theo đường lối “giáo dục yêu nước” là yêu xã hội chủ nghĩa.
Giới doanh gia Hồng Kông vô cùng bực tức TC đã trợ trưởng cho một số doanh gia đảng viên cộng sản tóm thâu quyền lợi của Hồng Kông, chèn ép, gạt ra ngoài lề 700 gia đình Hồng Kông chia nhau các thị phần quan trọng.
Dân Hồng Kông không chịu nổi cách sống bon chen, chụp giựt, của người từ TC sang Hồng Kông. Hồng Kông chán ghét du khách từ TC qua. Mỗi năm hơn 50 triệu người TC gọi là du lịch qua Hồng Kông, nơi chỉ có 7 triệu dân. Số du khách này mua sắm vơ vét hàng hóa chất đầy «valise» mang về TC. Khách sạn, cửa hàng sang trọng «lúc nhúc» người Hoa lục và do tình trạng di dân ồ ạt, thành phần trung lưu Hồng Kông không tìm ra chổ ở. Dân Hồng Kông coi dân TC xem là kẻ xâm lăng.
Người Hồng Kông thấy rõ TC không muốn Hồng Kong phát triễn. Nhà cầm quyền ở Hồng Kông không giải quyết chuyện của Hồng Kông theo quyền lợi của người Hồng Kông, mà theo quyền lợi và lãnh đạo chỉ huy của CS Bắc Kinh.
Người Hồng Kông và sinh viên biểu tình cố ý để cho người dân thấy rõ những người cầm loa phát biểu quan điểm khác biệt với chế độ không phải là những kẻ gây mất trật tự công cộng. Thủ phạm gây bất ổn, chia rẽ, lũng đoạn kinh tế tài chánh của Hồng Kông là CS và tay sai Phong trào dân chủ Hồng Kông không hề mang ảo tưởng. Dân chúng và sinh viên Hồng Kông biết cuộc đấu tranh của mình là một cuộc chiến bất cân xứng. Phong trào và các nhà tranh đấu cố chuyển thế yếu thành sức mạnh. TC cần Hồng Kông như một con gà đẻ trứng vàng, một cửa ngõ giao thương, một trung tâm tài chánh trên thế giới. TC không dại gì làm một Thiên An Môn thứ hai là tự bắn vào chân mình trên phương diện ngoại giao, giao thương, kinh tế tài chánh đối với thế giới.
Cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hành chánh mãi đến năm 2017 mới đến. Phong trào đấu tranh không vội, không dùng biển người, mà xa luân chiến, trường kỳ kháng chiến để bão tôn lực lượng và làm cho đối phương mệt mỏi. Qui luật đấu tranh thường cho thấy khi phong trào nhân dân nổi lên mà nhà cầm quyền không bình định được, thì phong trào nhân dân sẽ thắng và phát triễn trên sự suy tàn của nhà cầm quyền./.(Vi Anh)
Hình thức biểu tình kỳ này mới hơn mấy kỳ trước. Không “chiếm cứ” các khu trung tâm, đường phố buôn bán sầm uất làm tê liệt giao thông, trở ngại cho việc buôn bán, du lịch suốt hai tháng liền hồi năm trước. Kỳ này biểu tình tuần hành, qua các đường phố, nhà cầm quyền phải dùng khoảng 2.000 cảnh sát sắc phụ theo dõi, còn bao nhiêu công an và xã hội đen giả dạng thường dân thì không biết nhưng chắc chắn có.Tác dụng chánh trị của các cuộc biểu tình kỳ này thấy rõ. Khoảng 40% những thành viên của Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông ủng hộ bầu cử tự do, dân chủ, mạnh mẽ phản đối TC áp đặt thể thức bầu cử đảng cử dân bầu của CS.
Còn nhà cầm quyền Hồng Kông lệ thuộc CS Bắc Kinh thì chụp mũ các cuộc biểu tình tái tiếp này là 'do các thế lực thù địch' nước ngoài 'giật dây'. Một luận điệu sáo mòn CS luôn dùng ở Trung Quốc hay ở VN đối với các cuộc biểu tinh đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền.
Cuộc biểu tình trên có thể xem là một cuộc biểu tình nằm trong phong trào xa luân chiến cho tự do bầu cử của dân chúng và sinh viên Hồng Kông. Thời gian vắng lặng mấy tháng là thời kỳ phong trào “hoãn xung” đi vào quần chúng thầm lặng để “rèn cán chỉnh quân”, phát huy thế lực chớ không phải thất bại.
Đây không phải là lần tái biểu tinh đầu tiên trong chiến lược xa luân chiến. Ngày 10/10/2014, hàng ngàn sinh viên đã tiếp tục biểu tình, tiếp tục phong trào đòi dân chủ, sau khi nhà cầm quyền thân Bắc Kinh phản bội lời hứa, hủy bỏ cuộc đối thoại mà chính họ đã đề nghị. Ngày 13/10, hàng trăm xã hội đen đeo mặt nạ, xông vào dẹp bỏ hàng rào, đánh đập sinh viên biểu tình. Ngày 15/10 từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy của đài RFI của Pháp gửi về bài tường trình cho biết, «Vào khoảng 3 giờ sáng, sau nhiều giờ xô xát, đôi khi dữ dội, với một bên là cảnh sát dùng dùi cui, khí bột tiêu cay và bên kia là những người biểu tình chỉ có cây dù và chai nước, cảnh sát lại một lần nữa tìm cách tấn công để giải tán đám đông chiếm giữ đường phố và ngăn chặn lối vào văn phòng Trưởng đặc khu Hồng Kông…” Và nhà báo Pháp này nhận định, “Hiển nhiên, vụ bạo hành mới của cảnh sát sẽ như đổ thêm dầu vào lửa đối với phong trào bất phục tùng dân sự hiện đang đấu tranh đòi phải có một hệ thống chính trị thực sự dân chủ tại Hồng Kông.” Rõ ràng cuộc xa luân chiến của Hồng Kông đã bắt đầu.
Đây là một cách dân chúng và sinh viên Hồng Kông hơn một lần trả lời cho Đảng Nhà Nước TC và nhà cầm quyền tay sai của họ ở Hồng Kông. Rằng trong đấu tranh chánh trị ai dài hơi người đó sẽ thắng.TC đừng mong Hồng Kông sẽ hụt hơi do đòn phản biểu tình, như dùng du đãng tấn công người biểu tình, do cảnh sát đàn áp với dùi cui, lựu đạn cay hay do phản tuyên truyền của TC xúi giục những đại gia, tài phiệt làm giàu nhờ TC lên tiếng biểu tình sẽ làm hại kinh tế của Hồng Kông.
Không có lực lượng cảnh sát nào, du đãng nào đông hơn nhân dân. Không có khám nào đủ chỗ nhốt hết ngươi yêu nước. Dân chúng và sinh viên Hồng Kông tin chắc TC “không thể giết tất cả chúng ta” như khẩu hiệu biểu tình đợt một.
Nhưng dân chúng và sinh viên Hồng Kông biết nếu để TC áp đặt được xảo thuật dân chủ Đảng cử Dân bầu, ứng cử viên do TC sàn lọc, chọn lựa cho dân bầu là Hông Kông sẽ mất chánh quyền dân chủ, mất quê hương xứ sở Hồng Kông, mất tương lai, sự nghiệp của thanh niên là tương lai, rường cột của Hồng Kông – tức là, mất tất cả. Do vậy cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh cho tự do của dân chúng Hồng Kông hay chấp nhận cái chết của Hồng Kông vào tay TC độc tài đảng trị toàn diện.
Niềm tin này, chánh nghĩa đấu tranh này của dân chúng và sinh viên Hồng Kông không phải là suy đoán, dự đoán, mà là dựa trên những căn cứ hiện tiền.
TC đã tạo thành một hệ thống triệt tiêu tự do của Hồng Kông gồm những tài phiệt, những mafia, một mặt mạo nhận nói thay cho dân Hồng Kong và mặt khác trấn áp Hồng Kông phải im miệng. Thí dụ khi phong trào biểu tình phát khởi thì Tập cận Bình mời một số nanh vuốt đến Bắc Kinh, kêu gọi ổn định và chống biểu tình cho rằng biểu tình là hại cho kinh tế. Khi biểu tình thì đám xã hội đen tấn công sinh viên và người yêu nước, hò hét nói biểu tình làm hại kinh doanh và du lịch của Hồng Kông.
TC mời một số đại gia làm ăn với lục địa vào Quốc hội TC. TC chấp nhận và giúp đỡ cho một chánh đảng Bắc Kinh ở Hồng Kông, đảng DAB (Democratic Alliance for the Betterment and Progress of HongKong), là cánh tay mặt của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Hồng Kông.
TC lập tại Hồng Kông một Văn phòng Liên lạc, một cơ quan phản gián chánh trị, an ninh, lãnh đạo chỉ huy đám mafia của TC hoạt động ở Hồng Kong. Báo Le Monde của Pháp “trích lời ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), doanh nhân quan trọng ở Hồng Kông đã công khai ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ, cho biết là trong số người chống lại phong trào đòi dân chủ rất hung hăng được thấy trên truyền hình, phần đông là thành phần băng đảng ở Hồng Kông, họ hành động vì tiền...
Báo chí của Hồng Kông bị TC tấn công, mua chuộc, áp lực liên tục. Ngay như báo South China Morning Post trước đây rất độc lập mà bây giờ cũng «ngoan ngoãn» ra nhất là từ khi ban biên tập được trao cho một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc điều hành.
Còn học sinh sinh viên Hồng Kông thì bất mãn và doanh nhân thì bất bình tay sai của TC ở Hồng Kông.
Sinh viên học sinh đã từng biểu tình rầm rộ và thắng lợi khi TC bắt buộc Hồng Kông theo đường lối “giáo dục yêu nước” là yêu xã hội chủ nghĩa.
Giới doanh gia Hồng Kông vô cùng bực tức TC đã trợ trưởng cho một số doanh gia đảng viên cộng sản tóm thâu quyền lợi của Hồng Kông, chèn ép, gạt ra ngoài lề 700 gia đình Hồng Kông chia nhau các thị phần quan trọng.
Dân Hồng Kông không chịu nổi cách sống bon chen, chụp giựt, của người từ TC sang Hồng Kông. Hồng Kông chán ghét du khách từ TC qua. Mỗi năm hơn 50 triệu người TC gọi là du lịch qua Hồng Kông, nơi chỉ có 7 triệu dân. Số du khách này mua sắm vơ vét hàng hóa chất đầy «valise» mang về TC. Khách sạn, cửa hàng sang trọng «lúc nhúc» người Hoa lục và do tình trạng di dân ồ ạt, thành phần trung lưu Hồng Kông không tìm ra chổ ở. Dân Hồng Kông coi dân TC xem là kẻ xâm lăng.
Người Hồng Kông thấy rõ TC không muốn Hồng Kong phát triễn. Nhà cầm quyền ở Hồng Kông không giải quyết chuyện của Hồng Kông theo quyền lợi của người Hồng Kông, mà theo quyền lợi và lãnh đạo chỉ huy của CS Bắc Kinh.
Người Hồng Kông và sinh viên biểu tình cố ý để cho người dân thấy rõ những người cầm loa phát biểu quan điểm khác biệt với chế độ không phải là những kẻ gây mất trật tự công cộng. Thủ phạm gây bất ổn, chia rẽ, lũng đoạn kinh tế tài chánh của Hồng Kông là CS và tay sai Phong trào dân chủ Hồng Kông không hề mang ảo tưởng. Dân chúng và sinh viên Hồng Kông biết cuộc đấu tranh của mình là một cuộc chiến bất cân xứng. Phong trào và các nhà tranh đấu cố chuyển thế yếu thành sức mạnh. TC cần Hồng Kông như một con gà đẻ trứng vàng, một cửa ngõ giao thương, một trung tâm tài chánh trên thế giới. TC không dại gì làm một Thiên An Môn thứ hai là tự bắn vào chân mình trên phương diện ngoại giao, giao thương, kinh tế tài chánh đối với thế giới.
Cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hành chánh mãi đến năm 2017 mới đến. Phong trào đấu tranh không vội, không dùng biển người, mà xa luân chiến, trường kỳ kháng chiến để bão tôn lực lượng và làm cho đối phương mệt mỏi. Qui luật đấu tranh thường cho thấy khi phong trào nhân dân nổi lên mà nhà cầm quyền không bình định được, thì phong trào nhân dân sẽ thắng và phát triễn trên sự suy tàn của nhà cầm quyền./.(Vi Anh)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen