Theo Nhà thơ Trần Tiến Dũng
Dạo
này sức khoẻ tệ, bệnh linh tinh cứ trở đi trở lại như muốn trêu. Sao
mày còn sức đi, sức nghĩ để rời quán nhậu Sài Gòn không?
QUẢNG
TRỊ – Sáu giờ sáng, từ Huế, chúng tôi khởi hành đi Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ðây là một tour du lịch giá rẻ, và người cùng đi là những ông bà già từ
Sài Gòn ra, tất cả đều lần đầu đi miền Trung nhưng theo họ “nhờ hát
những bản nhạc về thương nhớ miền Trung nên quen thuộc.”
Trên
xe họ bàn nhau không đi Hà Nội nữa, vì đô la, hàng hóa lên giá rần rần,
sau tết họ đi trung một chuyến rồi về nhà thắt lưng buộc bụng trong
thời buổi khó lường chuyện hỗn loạn vật giá.
Chúng
tôi biết từ Huế xe sẽ đi xuyên qua những địa danh nổi tiếng trong chiến
tranh của tỉnh Quảng Trị như đại lộ Kinh Hoàng, thành cổ… Nhưng suốt
tuyến đi trên, những người ngồi cùng xe không ai nhắc một lời về những
sự kiện lịch sử tang thương đó.
Ký ức
người Việt cạn cợt, hay muốn chạy trốn chối bỏ quá khứ! Nhìn những cụm
rừng thưa xơ xác mọc trên nền cát trắng như khăn tang của những khu mộ
nạn nhân chiến tranh ven đại lộ Kinh Hoàng, người ta không thể không
liên tưởng đến những nghĩa trang rực rỡ cờ đỏ, những lăng mộ lòe loẹt
của những người mới phất lên sau chiến tranh. Khi một dân tộc không tôn
trọng những nạn nhân vô tội trong chiến tranh thì dù có một phía tự nhận
phần chiến thắng, cuộc chiến đó, trước lịch sử sẽ luôn luôn là phi
nghĩa.
Khi đến địa danh vĩ tuyến 17, đây là lần đầu tiên chúng tôi dừng chân ở chốn đường ranh phân chia hai miền Nam, Bắc.
Nhìn phía bên trái, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy sông Bến Hải tách ra hai nhánh, một về hướng Bắc, một hướng Nam, đúng là định mệnh! Phía bên phải vẫn còn cây cầu sắt và ở bờ phía Nam còn một vài cái lô cốt lính canh VNCH bị hoang phế và che khuất bởi một quần thể tượng đài của thể chế mới.
Khi đến địa danh vĩ tuyến 17, đây là lần đầu tiên chúng tôi dừng chân ở chốn đường ranh phân chia hai miền Nam, Bắc.
Nhìn phía bên trái, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy sông Bến Hải tách ra hai nhánh, một về hướng Bắc, một hướng Nam, đúng là định mệnh! Phía bên phải vẫn còn cây cầu sắt và ở bờ phía Nam còn một vài cái lô cốt lính canh VNCH bị hoang phế và che khuất bởi một quần thể tượng đài của thể chế mới.
Bờ phía Bắc, những di tích
cũ từ cột cờ cho đến cổng lớn, khẩu hiệu của nước VNDCCH… vẫn còn bảo
tồn nguyên vẹn. Thật không rõ là khi phân biệt đối xử với một chứng tích
quan trọng như địa danh này, liệu có ích lợi gì cho việc làm sáng tỏ và
không để lặp lại bài học lịch sử chia cắt đất nước đau thương.
Cả
đoàn được bác tài xế đưa vào một quán nước bên đường phía bờ Bắc để
giải khát và đi vệ sinh và tôi bắt gặp một cái loa cỡ bự của hệ thống
phát thanh bờ Bắc vĩ tuyến. Ðây là lần đầu tôi thấy cái loa kiểu Liên
Xô, dù loa đã hư cũ nằm lăn lóc trên mặt đất, nhưng cái hình dạng vẻ
ngoài vẫn cho người xem biết là thứ dữ.
Bác
tài cho biết là sẽ đi Quảng Bình. Ðường mòn trước đây đã thành xa lộ.
Người ngồi ở ghế phía trước tôi giải thích với vợ rằng, đường này trước
đây chỉ dành riêng cho lính đi đánh miền Nam.
Bà
vợ nói: “Bộ ông tưởng tui ngu lắm hả. Tuy không có bà con nào tập kết
hay Nam tiến, nhưng mấy chục năm nay muốn không biết cũng phải biết về
con đường này. Bây giờ mới tới được đây, mới biết chiến thắng là để mấy
ông cán bộ hưởng hết. Nhìn dân nghèo xứ này thấy mà thương.”
Nổi
bật hai bên đường là những cánh rừng trồng cây cao su, loại cây công
nghiệp này đang mùa thay lá nên trông cứ như những cánh rừng chết. Phần
lớn nguyên liệu cao su được xuất sang Trung Quốc và diện tích trồng cao
su cứ theo cơn đói của quốc gia khổng lồ phương Bắc mà bành trướng.
Ngày
nay, nước “Trung Quốc anh em” không cần một đội quân, một thứ vũ khí
nào mà vẫn cướp được đất, nô dịch được dân và khi tài nguyên Việt Nam bị
xẻ thịt, cứ thế mà người dân nghèo bị đày đọa trong bão lũ để bán
nguyên liệu thô mà kiếm miếng ăn.
Xe
dừng lại một cụm mua bán hàng rong bên đường, cùng với các loại nước
đóng chai, món hàng đặc sản duy nhất ở đây là món bắp nấu. Dân quê đưa
cả cái nồi bự ra đường để nấu bắp.
Ở
Huế, mùa bắp năm nay bị thời tiết lạnh bất thường nên mất trắng, trái
lại vùng sâu Bố Trạch-Quảng Bình nghèo xơ, nghèo xác này này thì bắp lại
trúng mùa. Giá bán một chục trái bắp chỉ bằng một tô phở ở Sài Gòn,
nhưng cô bé bán đắc hàng vui cười hớn hở ra mặt.
Với
giọng Quảng Bình vùng núi khó nghe, cô cho biết vừa bỏ học, học cũng
chẳng để làm gì, người trẻ cả làng bỏ học gần hết, người thì đi Nam,
người ra Hà Nội làm thuê, cô tuy bán bắp nhưng tính ra có tiền hơn vào
Sài Gòn làm công nhân.
Chúng tôi nghe cô
nói nhưng không tin lắm, đất Quảng Bình nổi tiếng là dân hiếu học và
hơn nữa chẳng lẽ chỉ với một nồi bắp nấu cô có thể tìm thấy cho mình một
tương lai để tồn tại bên con đường này?
Trần Tiến Dũng
2011
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen